Bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I

Duy Ly

Lang thang mạng
#1
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Giáo viên trung học phổ thông hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên biệt công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có cấp trung học phổ thông (THPT), có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I, có một trong các điều kiện sau:
1. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I;
2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên.
II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung

Cung cấp, cập nhật kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Cập nhật được các xu thế và tri thức phát triển giáo dục trên thế giới, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa;
b) Nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục cấp THPT nói riêng;
c) Thực hiện vai trò chuyên gia về chuyên môn, nghiệp vụ, tạo được ảnh hưởng quan trọng đối với đồng nghiệp, định hướng và dẫn dắt việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các trường THPT;
d) Thông thạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT công lập (viết tắt là Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV).
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

a) Chương trình gồm có 03 phần:
- Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề);
- Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 6 chuyên đề);
- Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
b) Thời gian bồi dưỡng:
- Tổng thời gian là 6 tuần x 5 ngày làm việc/tuần x 8 tiết/ngày = 240 tiết.
- Phân bổ thời gian:
+ Lý thuyết, thảo luận, thực hành: 176 tiết
+ Ôn tập: 10 tiết
+ Kiểm tra: 06 tiết
+ Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch: 44 tiết
+ Công tác tổ chức lớp (khai giảng, bế giảng): 04 tiết
2) Cấu trúc chương trình
---------------------------------------
Link tải: http://zipansion.com/1WGtC
 

Bình luận bằng Facebook

Top