Trước khi chết, vì sao Tào Tháo dặn con không xây mộ cho mình?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Tào Tháo là nhà chính trị quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc (năm 220 - 280) và là người đặt nền móng cho việc hình thành nhà Tào Ngụy. Ông cùng với Lưu Bị, Tông Quyền tạo thành thế kiềng 3 chân hùng mạnh thời đó.Dù không trở thành hoàng đế như Lưu Bị, Tông Quyền nhưng Tào Tháo vẫn là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc thời Tam quốc.Vào năm 220, sau khi Tào Tháo qua đời vì bạo bênh. Con trai Tào Phi kế nghiệp cha và đặt dấu chấm dứt cho thời gian trị vì của Nhà Hán khi lập ra nhà Ngụy.Theo các sử liệu, trước lúc qua đời, Tào Tháo gọi con trai Tào Phi đến căn dặn không được xây lăng mộ bề thế. Thay vào đó, sau khi ông chết hãy chôn trong ngôi mộ kín đáo, không có bia đánh dấu.Nhiều người cho rằng, Tào Tháo dặn con trai như vậy là vì sợ nơi an nghỉ ngàn thu của ông sẽ bị kẻ thù hoặc những kẻ trộm mộ đào xới, trộm đồ tùy táng, thậm chí là phá hoại di hài.Các sử liệu cũng chỉ ra Tào Tháo được mai táng cùng với một người vợ - người qua đời khi 70 tuổi.Zhou Ligang - nhà nghiên cứu dành nhiều thời gian tìm kiếm mộ phần của Tào Tháo nhận định Tào Phi đã không làm theo di nguyện của cha. Người thừa kế của Tào Tháo đã xây một lăng mộ lớn để tưởng nhớ công trạng của cha ông và thực hiện bổn phận làm con.Về sau, Tào Phi lo sợ lăng mộ của cha trở thành mục tiêu của kẻ thù hoặc trộm mộ nên đã cho san phẳng những phần nổi trên mặt đất rồi xóa dấu vết, bao gồm các ghi chép về địa điểm chôn cất Tào Tào.Nhờ vậy, ngôi mộ của Tào Tháo là một ẩn số với giới khảo cổ suốt nhiều thế kỷ qua.Các chuyên gia tìm được một số ngôi mộ nghi của Tào Tháo ở Trung Quốc nhưng vẫn chưa thể khẳng định đâu mới là mộ thật của ông. Do đó, giới chuyên gia vẫn nỗ lực tìm kiếm nơi an nghỉ ngàn thu và thi hài của Tào Tháo.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.


Tào Tháo là nhà chính trị quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc (năm 220 - 280) và là người đặt nền móng cho việc hình thành nhà Tào Ngụy. Ông cùng với Lưu Bị, Tông Quyền tạo thành thế kiềng 3 chân hùng mạnh thời đó.


Dù không trở thành hoàng đế như Lưu Bị, Tông Quyền nhưng Tào Tháo vẫn là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc thời Tam quốc.


Vào năm 220, sau khi Tào Tháo qua đời vì bạo bênh. Con trai Tào Phi kế nghiệp cha và đặt dấu chấm dứt cho thời gian trị vì của Nhà Hán khi lập ra nhà Ngụy.


Theo các sử liệu, trước lúc qua đời, Tào Tháo gọi con trai Tào Phi đến căn dặn không được xây lăng mộ bề thế. Thay vào đó, sau khi ông chết hãy chôn trong ngôi mộ kín đáo, không có bia đánh dấu.


Nhiều người cho rằng, Tào Tháo dặn con trai như vậy là vì sợ nơi an nghỉ ngàn thu của ông sẽ bị kẻ thù hoặc những kẻ trộm mộ đào xới, trộm đồ tùy táng, thậm chí là phá hoại di hài.


Các sử liệu cũng chỉ ra Tào Tháo được mai táng cùng với một người vợ - người qua đời khi 70 tuổi.


Zhou Ligang - nhà nghiên cứu dành nhiều thời gian tìm kiếm mộ phần của Tào Tháo nhận định Tào Phi đã không làm theo di nguyện của cha. Người thừa kế của Tào Tháo đã xây một lăng mộ lớn để tưởng nhớ công trạng của cha ông và thực hiện bổn phận làm con.


Về sau, Tào Phi lo sợ lăng mộ của cha trở thành mục tiêu của kẻ thù hoặc trộm mộ nên đã cho san phẳng những phần nổi trên mặt đất rồi xóa dấu vết, bao gồm các ghi chép về địa điểm chôn cất Tào Tào.


Nhờ vậy, ngôi mộ của Tào Tháo là một ẩn số với giới khảo cổ suốt nhiều thế kỷ qua.


Các chuyên gia tìm được một số ngôi mộ nghi của Tào Tháo ở Trung Quốc nhưng vẫn chưa thể khẳng định đâu mới là mộ thật của ông. Do đó, giới chuyên gia vẫn nỗ lực tìm kiếm nơi an nghỉ ngàn thu và thi hài của Tào Tháo.


Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top