Trước khi chết, Gia Cát Lượng làm gì khiến gia tộc tránh hoạ "diệt vong"?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Gia Cát Lượng được người đời nhớ đến là một trong những quân sư xuất chúng nhất thời Tam quốc. Là người phò tá Lưu Bị, vị quân sư lỗi lạc này đã đưa ra nhiều mưu kế tài tình giúp quân chủ đạt được nhiều mục tiêu quan trọng.Chính vì vậy, Lưu Bị rất tin tưởng và trọng dụng Gia Cát Lượng. Thậm chí, trước lúc lâm chung, Lưu Bị còn gọi Gia Cát Lượng và Lý Nghiêm đến để phó thác con trai Lưu Thiện. Vị quân chủ nhà Thục Hán mong muốn sau khi ông qua đời, con trai sẽ được 2 trọng thần này phò tá và trở thành bậc quân vương lỗi lạc.Quả thật, sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng hết lòng phò tá Lưu Thiện và đưa ra nhiều mưu kế nhằm khôi phục Hán thất, tiến hành các cuộc Bắc phạt nhằm mở rộng lãnh thổ của đất nước.Là người thông minh, đa tài và có nhiều kế sách phi thường, Gia Cát Lượng trở thành trọng thần trong triều. Tuy nhiên, ông cũng trở thành "cái gai" trong mắt của một số người. Biết được điều này, trước khi chết, Khổng Minh đã để lại một số diệu kế giúp bảo vệ con trai Gia Cát Chiêm và gia tộc an toàn, tránh bị kẻ thù làm hại.Trong số này có việc, khi biết bản thân không còn nhiều thời gian, Gia Cát Lượng dâng biểu lên Hậu chủ Lưu Thiện để nói về việc để lại tài sản cho con trai gồm: 800 gốc dâu và 15 sào đất.Hành động công khai minh bạch tài sản của Gia Cát Lượng với Lưu Thiện và triều đình cho thấy ông là người thanh liêm, chính trực. Đồng thời, việc làm này sẽ giúp con trai Khổng Minh có cuộc sống bình thường, không trở thành mối đe dọa đối với Hậu chủ.Theo đó, Lưu Thiện và các quan trong triều sẽ không có lý do để "làm hại" gia tộc của Gia Cát Lượng sau khi ông qua đời. Không những vậy, việc làm của quân sư này còn được đánh giá cao khi Lưu Thiện sau đó chăm lo, bảo vệ con trai Gia Cát Lượng.Lưu Thiện không dám có những hành động như đối xử tệ bạc với gia tộc Gia Cát Lượng hoặc tìm cách tiêu diệt hậu nhân của ông sau khi quân sư lỗi lạc chết vì sợ sẽ bị dân chúng chỉ trích. Khi còn sống, Gia Cát Lượng được dân chúng yêu quý và tin tưởng. Vì vậy, ông có sức ảnh hưởng rất lớn đến triều đình.Thêm nữa, nhiều văn võ bá quan trong triều do Gia Cát Lượng bồi dưỡng, tiến cử. Vì vậy, họ mang ơn vị quân sư này. Khi Gia Cát Lượng chết, những người này đều giữ chức vụ cao trong triều đình. Do đó, Lưu Thiện sẽ vấp phải sự phản đối lớn từ nhiều quan văn, võ nếu làm hại Gia Cát Chiêm và gia tộc của quân sư hết mực trung thành với triều đình.Nhờ vậy, Gia Cát Chiêm sống khỏe mạnh và có đường quan lộ rộng mở. Thậm chí, Lưu Thiện còn gả con gái cho con trai Gia Cát Lượng.Mời độc giả xem video: 20 Năm Tù Cho Kẻ ‘Làm Liều’ Bán Người Yêu Sang Trung Quốc | Phía Sau Bản Án. Nguồn: ANTV.


Gia Cát Lượng được người đời nhớ đến là một trong những quân sư xuất chúng nhất thời Tam quốc. Là người phò tá Lưu Bị, vị quân sư lỗi lạc này đã đưa ra nhiều mưu kế tài tình giúp quân chủ đạt được nhiều mục tiêu quan trọng.


Chính vì vậy, Lưu Bị rất tin tưởng và trọng dụng Gia Cát Lượng. Thậm chí, trước lúc lâm chung, Lưu Bị còn gọi Gia Cát Lượng và Lý Nghiêm đến để phó thác con trai Lưu Thiện. Vị quân chủ nhà Thục Hán mong muốn sau khi ông qua đời, con trai sẽ được 2 trọng thần này phò tá và trở thành bậc quân vương lỗi lạc.


Quả thật, sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng hết lòng phò tá Lưu Thiện và đưa ra nhiều mưu kế nhằm khôi phục Hán thất, tiến hành các cuộc Bắc phạt nhằm mở rộng lãnh thổ của đất nước.


Là người thông minh, đa tài và có nhiều kế sách phi thường, Gia Cát Lượng trở thành trọng thần trong triều. Tuy nhiên, ông cũng trở thành "cái gai" trong mắt của một số người. Biết được điều này, trước khi chết, Khổng Minh đã để lại một số diệu kế giúp bảo vệ con trai Gia Cát Chiêm và gia tộc an toàn, tránh bị kẻ thù làm hại.


Trong số này có việc, khi biết bản thân không còn nhiều thời gian, Gia Cát Lượng dâng biểu lên Hậu chủ Lưu Thiện để nói về việc để lại tài sản cho con trai gồm: 800 gốc dâu và 15 sào đất.


Hành động công khai minh bạch tài sản của Gia Cát Lượng với Lưu Thiện và triều đình cho thấy ông là người thanh liêm, chính trực. Đồng thời, việc làm này sẽ giúp con trai Khổng Minh có cuộc sống bình thường, không trở thành mối đe dọa đối với Hậu chủ.


Theo đó, Lưu Thiện và các quan trong triều sẽ không có lý do để "làm hại" gia tộc của Gia Cát Lượng sau khi ông qua đời. Không những vậy, việc làm của quân sư này còn được đánh giá cao khi Lưu Thiện sau đó chăm lo, bảo vệ con trai Gia Cát Lượng.


Lưu Thiện không dám có những hành động như đối xử tệ bạc với gia tộc Gia Cát Lượng hoặc tìm cách tiêu diệt hậu nhân của ông sau khi quân sư lỗi lạc chết vì sợ sẽ bị dân chúng chỉ trích. Khi còn sống, Gia Cát Lượng được dân chúng yêu quý và tin tưởng. Vì vậy, ông có sức ảnh hưởng rất lớn đến triều đình.


Thêm nữa, nhiều văn võ bá quan trong triều do Gia Cát Lượng bồi dưỡng, tiến cử. Vì vậy, họ mang ơn vị quân sư này. Khi Gia Cát Lượng chết, những người này đều giữ chức vụ cao trong triều đình. Do đó, Lưu Thiện sẽ vấp phải sự phản đối lớn từ nhiều quan văn, võ nếu làm hại Gia Cát Chiêm và gia tộc của quân sư hết mực trung thành với triều đình.


Nhờ vậy, Gia Cát Chiêm sống khỏe mạnh và có đường quan lộ rộng mở. Thậm chí, Lưu Thiện còn gả con gái cho con trai Gia Cát Lượng.


Mời độc giả xem video: 20 Năm Tù Cho Kẻ ‘Làm Liều’ Bán Người Yêu Sang Trung Quốc | Phía Sau Bản Án. Nguồn: ANTV.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top