Trong thế giới võ hiệp của cố nhà văn Kim Dung, Bích huyết kiếm là bộ tiểu thuyết khiến nhiều khán giả đau lòng nhất bởi lần đầu tiên nam chính và nữ chính không đến với nhau. A Cửu (Trường Bình công chúa) được miêu tả là người sở hữu vẻ đẹp khuynh thành, làn da trắng, đôi má đỏ hồng, đôi mắt to sáng, cặp mày cong vút, giọng nói trong trẻo, thân thế tôn quý, dịu dàng, giỏi âm nhạc và là đồ đệ của Trình Thanh Trúc, bang chủ Thanh Trúc bang.
Viên Thừa Chí và A Cửu.
Còn Viên Thừa Chí là minh chủ 7 tỉnh đứng đầu Kim Xà Doanh, tài trí song toàn. Lần đầu gặp nhau, A Cửu đã yêu Viên Thừa Chí say đắm và hi sinh cho chàng nhiều thứ. Cả hai cùng nhau phiêu bạt giang hồ một thời gian. Tuy nhiên đến khi nhà Thanh xâm lược triều Minh, A Cửu đã thề sẽ phản Thanh phục Minh. Vì vậy cô đành dứt tình với Viên Thừa Chí xuất gia đi tu làm ni cô.
Theo tiểu thuyết Bích huyết kiếm giới thiệu, Viên Thừa Chí gặp Hạ Thanh Thanh khi vừa xuống núi. Ban đầu, Thanh Thanh cải trang nam giới và đề nghị được kết bái huynh đệ. Dù trong lòng không mấy thuận ý nhưng với tính khí hòa nhã, Viên Thừa Chí cuối cùng đã đồng ý. Sau này khi phát hiện Thanh Thanh là nữ tử và được mẹ của nàng (Ôn Nghị) gửi gắm chăm sóc, Viên Thừa Chí đã bị đẩy vào thế không thể quay đầu (Hạ Thanh Thanh đi theo Viên Thừa Chí sau bị đuổi khỏi nhà và sau đó hai người yêu nhau). Chính vì chi tiết này, nhiều khán giả cho rằng Viên Thừa Chí đối với Thanh Thanh chỉ là trách nhiệm, ân nghĩa mà không có tình yêu. Trái ngược hoàn toàn với mối quan hệ trên, ngay từ lần đầu gặp gỡ thì Viên Thừa Chí và A Cửu (tức Trường Bình công chúa, con gái vua Sùng Trinh) đã rất phù hợp với mô tuýp tình yêu kinh điển. Trong thời gian lẻn sang kinh đô Mãn Châu nhằm mưu sát Hoàng Thái Cực, Viên Thừa Chí đã gặp gỡ cô gái xinh đẹp A Cửu. Màn “anh hùng cứu mỹ nhân” được tái hiện một cách hoàn hảo, khiến người xem không khỏi ngây ngất ngưỡng mộ.
Viên Thừa Chí yêu một người nhưng sống trọn đời với người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc phân vân không dứt khoát giữa A Cửu và Thanh Thanh khiến người xem càng thêm nghi ngờ tình cảm thực sự mà chàng dành cho 2 cô gái này. Chỉ có ai tinh ý mới phát hiện được một chút dấu vết tình cảm qua cách xưng hô khác nhau của Viên Thừa Chí đối với Thanh Thanh và A Cửu. Viên Thừa Chí luôn gọi Thanh Thanh là Thanh đệ điểm này xuất phát từ lúc chưa phát hiện giới tính nhưng sau này khi biết rõ thân phận nàng ta là con gái thì chàng vẫn giữ nguyên cách xưng hô đó. Trong khi đó, ở cuối phim khi Viên Thừa Chí phát hiện A Cửu cắt tóc đi tu thì chàng đã thốt lên rằng: “A Cửu muội tử, muội hãy bảo trọng…”. Dù đã biết con của kẻ thù xuất gia làm ni cô nhưng Viên Thừa Chí vẫn dùng cách xưng hô của thế tục, thể hiện rằng chàng rất nuối tiếc… Thật khó tìm ra "dấu vết tình cảm" của Viên Thừa Chí dành cho 2 nhân vật nữ chính ngoài chi tiết rất nhỏ này, trong truyện Kim Dung không hề giới thiệu rõ thêm về tâm tư suy nghĩ của Viên Thừa Chí. Điều này có lẽ xuất phát từ mục đích cố tình hạn chế thế giới tình cảm của nhân vật này, để chàng trở thành hình tượng phù hợp với quy phạm đạo đức của một anh hùng võ hiệp.
A Cửu.
Trong một lần trả lời báo chí, việc A Cửu là nữ nhân vật chính, nhưng lại không thành với nam chính. Điều này được Kim Dung giải thích rằng A Cửu cần phải được hợp thức hóa với lịch sử và vai trò của cô trong Lộc đỉnh ký sau này cũng khá quan trọng. Số phận đáng thương nhà không còn, nước bị chiếm, từ bỏ người mình yêu… đã đưa A Cửu thành một trong các nhân vật nữ đáng thương của Kim Dung.
Trường Bình công chúa (là một nhân vật lịch sử có thật) được mọi người biết đến rộng rãi thông qua hai tiểu thuyết võ hiệp đã được dựng thành phim của cố nhà văn Kim Dung là Bích huyết kiếm và Lộc đỉnh ký. Trong Bích huyết kiếm Trường Bình công chúa có tên là A Cửu, còn trong Lộc đỉnh ký Trường Bình công chúa đã xuất gia làm ni cô sau khi nhà Minh sụp đổ. Bà luyện tập võ nghệ và trở thành một thủ lĩnh của phong trào phản Thanh. Với võ nghệ cao cường, cô được mệnh danh là Độc tý thần ni tức là thần ni một tay.
Nguồn: Báo điện tử Kiến thức
Viên Thừa Chí và A Cửu.
Còn Viên Thừa Chí là minh chủ 7 tỉnh đứng đầu Kim Xà Doanh, tài trí song toàn. Lần đầu gặp nhau, A Cửu đã yêu Viên Thừa Chí say đắm và hi sinh cho chàng nhiều thứ. Cả hai cùng nhau phiêu bạt giang hồ một thời gian. Tuy nhiên đến khi nhà Thanh xâm lược triều Minh, A Cửu đã thề sẽ phản Thanh phục Minh. Vì vậy cô đành dứt tình với Viên Thừa Chí xuất gia đi tu làm ni cô.
Theo tiểu thuyết Bích huyết kiếm giới thiệu, Viên Thừa Chí gặp Hạ Thanh Thanh khi vừa xuống núi. Ban đầu, Thanh Thanh cải trang nam giới và đề nghị được kết bái huynh đệ. Dù trong lòng không mấy thuận ý nhưng với tính khí hòa nhã, Viên Thừa Chí cuối cùng đã đồng ý. Sau này khi phát hiện Thanh Thanh là nữ tử và được mẹ của nàng (Ôn Nghị) gửi gắm chăm sóc, Viên Thừa Chí đã bị đẩy vào thế không thể quay đầu (Hạ Thanh Thanh đi theo Viên Thừa Chí sau bị đuổi khỏi nhà và sau đó hai người yêu nhau). Chính vì chi tiết này, nhiều khán giả cho rằng Viên Thừa Chí đối với Thanh Thanh chỉ là trách nhiệm, ân nghĩa mà không có tình yêu. Trái ngược hoàn toàn với mối quan hệ trên, ngay từ lần đầu gặp gỡ thì Viên Thừa Chí và A Cửu (tức Trường Bình công chúa, con gái vua Sùng Trinh) đã rất phù hợp với mô tuýp tình yêu kinh điển. Trong thời gian lẻn sang kinh đô Mãn Châu nhằm mưu sát Hoàng Thái Cực, Viên Thừa Chí đã gặp gỡ cô gái xinh đẹp A Cửu. Màn “anh hùng cứu mỹ nhân” được tái hiện một cách hoàn hảo, khiến người xem không khỏi ngây ngất ngưỡng mộ.
Viên Thừa Chí yêu một người nhưng sống trọn đời với người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc phân vân không dứt khoát giữa A Cửu và Thanh Thanh khiến người xem càng thêm nghi ngờ tình cảm thực sự mà chàng dành cho 2 cô gái này. Chỉ có ai tinh ý mới phát hiện được một chút dấu vết tình cảm qua cách xưng hô khác nhau của Viên Thừa Chí đối với Thanh Thanh và A Cửu. Viên Thừa Chí luôn gọi Thanh Thanh là Thanh đệ điểm này xuất phát từ lúc chưa phát hiện giới tính nhưng sau này khi biết rõ thân phận nàng ta là con gái thì chàng vẫn giữ nguyên cách xưng hô đó. Trong khi đó, ở cuối phim khi Viên Thừa Chí phát hiện A Cửu cắt tóc đi tu thì chàng đã thốt lên rằng: “A Cửu muội tử, muội hãy bảo trọng…”. Dù đã biết con của kẻ thù xuất gia làm ni cô nhưng Viên Thừa Chí vẫn dùng cách xưng hô của thế tục, thể hiện rằng chàng rất nuối tiếc… Thật khó tìm ra "dấu vết tình cảm" của Viên Thừa Chí dành cho 2 nhân vật nữ chính ngoài chi tiết rất nhỏ này, trong truyện Kim Dung không hề giới thiệu rõ thêm về tâm tư suy nghĩ của Viên Thừa Chí. Điều này có lẽ xuất phát từ mục đích cố tình hạn chế thế giới tình cảm của nhân vật này, để chàng trở thành hình tượng phù hợp với quy phạm đạo đức của một anh hùng võ hiệp.
A Cửu.
Trong một lần trả lời báo chí, việc A Cửu là nữ nhân vật chính, nhưng lại không thành với nam chính. Điều này được Kim Dung giải thích rằng A Cửu cần phải được hợp thức hóa với lịch sử và vai trò của cô trong Lộc đỉnh ký sau này cũng khá quan trọng. Số phận đáng thương nhà không còn, nước bị chiếm, từ bỏ người mình yêu… đã đưa A Cửu thành một trong các nhân vật nữ đáng thương của Kim Dung.
Trường Bình công chúa (là một nhân vật lịch sử có thật) được mọi người biết đến rộng rãi thông qua hai tiểu thuyết võ hiệp đã được dựng thành phim của cố nhà văn Kim Dung là Bích huyết kiếm và Lộc đỉnh ký. Trong Bích huyết kiếm Trường Bình công chúa có tên là A Cửu, còn trong Lộc đỉnh ký Trường Bình công chúa đã xuất gia làm ni cô sau khi nhà Minh sụp đổ. Bà luyện tập võ nghệ và trở thành một thủ lĩnh của phong trào phản Thanh. Với võ nghệ cao cường, cô được mệnh danh là Độc tý thần ni tức là thần ni một tay.
Nguồn: Báo điện tử Kiến thức