Vì sao mộ tặc xưa tuyệt đối không động vào bảo bối bằng ngọc?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Trong các ngôi mộ cổ của tầng lớp quý tộc, hoàng tộc thường có nhiều đồ tùy táng giá trị như vàng bạc, châu báu, kỳ trân dị bảo... Theo đó, số của cải này trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ Trung Quốc.Những mộ tặc này dùng nhiều cách khác nhau để xác định những ngôi mộ có nhiều báu vật để "ra tay". Sau khi xác định được vị trí, chúng sẽ đào xới, phá cửa mộ để tiến vào bên trong đánh cắp cổ vật.Với việc lấy được lượng lớn vàng bạc, đồ trang sức, cổ vật... từ các mộ cổ, những kẻ trộm mộ sẽ có được những khoản tiền lớn để tiêu xài.Dù làm công việc bất chính nhưng những kẻ trộm mộ cũng đặt ra một số quy tắc "nghề nghiệp". Trong số này có việc chúng tuyệt đối không lấy đi những bảo vật làm từ ngọc đặt trong các mộ cổ.Quả thật, các chuyên gia khai quật một số ngôi mộ cổ thời nhà Hán có dấu vết bị mộ tặc xâm phạm thì không khỏi bất ngờ khi những món đồ bằng ngọc vẫn còn trong khi nhiều đồ tùy táng giá trị khác bị lấy sạch.Trước sự việc này, các chuyên gia đã đi tìm lời giải. Theo họ, những kẻ trộm mộ tuyệt đối không lấy những bảo vật bằng ngọc vì cho rằng chúng không "sạch sẽ".Theo quan niệm của người Trung Quốc thời phong kiến, sau khi qua đời, ngọc thường được đặt vào một số vị trí trên thi hài như miệng hoặc xung quanh thi hài để ngăn chặn quá trình phân hủy.Thêm nữa, ngọc đặt trong mộ người chết còn giúp người quá cố sang thế giới bên kia thuận lợi. Vì vậy, món đồ này tiếp xúc quá nhiều với tử thi và được cho là mang "âm khí" nặng. Những kẻ trộm mộ không muốn bị ma quỷ "ám", khiến bản thân gặp nhiều xui xẻo nên không lấy bảo vật này.Ngoài ra, ngọc là món đồ quý giá thường được tầng lớp giàu có, danh gia vọng tộc sử dụng. Nếu những kẻ trộm mộ giữ nó hoặc để lại cho con cháu thì rất dễ bị quan phủ phát hiện là có được chúng từ những việc làm bất chính.Khi ấy, kẻ trộm mộ và gia đình sẽ có thể bị quan phủ bắt giữ và gặp họa sát thân. Do đó, dù thấy các bảo vật bằng ngọc tuyệt đẹp và giá trị cao nhưng mộ tặc sẽ tuyệt đối không lấy đi. Nhờ vậy, giới khảo cổ tìm được nhiều di vật bằng ngọc quý giá trong các mộ cổ.Mời độc giả xem video: Vụ bí thư xã giết người, đốt xe: Nghi phạm từng đi trộm mộ mượn xác. Nguồn: THDT.


Trong các ngôi mộ cổ của tầng lớp quý tộc, hoàng tộc thường có nhiều đồ tùy táng giá trị như vàng bạc, châu báu, kỳ trân dị bảo... Theo đó, số của cải này trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ Trung Quốc.


Những mộ tặc này dùng nhiều cách khác nhau để xác định những ngôi mộ có nhiều báu vật để "ra tay". Sau khi xác định được vị trí, chúng sẽ đào xới, phá cửa mộ để tiến vào bên trong đánh cắp cổ vật.


Với việc lấy được lượng lớn vàng bạc, đồ trang sức, cổ vật... từ các mộ cổ, những kẻ trộm mộ sẽ có được những khoản tiền lớn để tiêu xài.


Dù làm công việc bất chính nhưng những kẻ trộm mộ cũng đặt ra một số quy tắc "nghề nghiệp". Trong số này có việc chúng tuyệt đối không lấy đi những bảo vật làm từ ngọc đặt trong các mộ cổ.


Quả thật, các chuyên gia khai quật một số ngôi mộ cổ thời nhà Hán có dấu vết bị mộ tặc xâm phạm thì không khỏi bất ngờ khi những món đồ bằng ngọc vẫn còn trong khi nhiều đồ tùy táng giá trị khác bị lấy sạch.


Trước sự việc này, các chuyên gia đã đi tìm lời giải. Theo họ, những kẻ trộm mộ tuyệt đối không lấy những bảo vật bằng ngọc vì cho rằng chúng không "sạch sẽ".


Theo quan niệm của người Trung Quốc thời phong kiến, sau khi qua đời, ngọc thường được đặt vào một số vị trí trên thi hài như miệng hoặc xung quanh thi hài để ngăn chặn quá trình phân hủy.


Thêm nữa, ngọc đặt trong mộ người chết còn giúp người quá cố sang thế giới bên kia thuận lợi. Vì vậy, món đồ này tiếp xúc quá nhiều với tử thi và được cho là mang "âm khí" nặng. Những kẻ trộm mộ không muốn bị ma quỷ "ám", khiến bản thân gặp nhiều xui xẻo nên không lấy bảo vật này.


Ngoài ra, ngọc là món đồ quý giá thường được tầng lớp giàu có, danh gia vọng tộc sử dụng. Nếu những kẻ trộm mộ giữ nó hoặc để lại cho con cháu thì rất dễ bị quan phủ phát hiện là có được chúng từ những việc làm bất chính.


Khi ấy, kẻ trộm mộ và gia đình sẽ có thể bị quan phủ bắt giữ và gặp họa sát thân. Do đó, dù thấy các bảo vật bằng ngọc tuyệt đẹp và giá trị cao nhưng mộ tặc sẽ tuyệt đối không lấy đi. Nhờ vậy, giới khảo cổ tìm được nhiều di vật bằng ngọc quý giá trong các mộ cổ.


Mời độc giả xem video: Vụ bí thư xã giết người, đốt xe: Nghi phạm từng đi trộm mộ mượn xác. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top