Vì sao Khang Hy ung dung mời rượu kẻ thù trong tiệc "Thiên Tẩu"?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Hoàng đế Khang Hy tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (1654 - 1722) là con thứ 3 của vua Thuận Trị. Ông lên ngôi khi 8 tuổi và trở thành vị vua thứ 4 của nhà Thanh.Không chỉ là hoàng đế anh minh, tài ba lỗi lạc, vua Khang Hy là ông hoàng có thời gian tại vị lâu nhất lịch sử Trung Quốc thời phong kiến. Ông trị vì đất nước trong 61 năm.Khi tìm hiểu về cuộc đời hoàng đế Khang Hy, giới chuyên gia và công chúng vô cùng bất ngờ, thậm chí tò mò về một số việc làm của ông. Điển hình là sự việc diễn ra trong bữa tiệc kỷ kỷ niệm 60 năm trị vì của ông hoàng nổi tiếng lịch sử này.Theo sử sách, bữa tiệc này còn được gọi là “Thiên Tẩu”. Đây là bữa tiệc lớn của triều đình nhà Thanh với sự tham gia của văn võ bá quan trong triều. Bữa tiệc này diễn ra trong bối cảnh hoàng đế Khang Hy có nhiều tâm sự khi 9 hoàng tử vướng vào cuộc tranh đoạt ngôi vị sai khi thái tử Dận Nhưng bị phế truất.Do đó, Khang Hy hy vọng bữa tiệc “Thiên Tẩu” sẽ giúp ông phấn chấn lên, tạm gác lại những nỗi ưu phiền trong lòng. Tại bữa tiệc xa hoa này, ông hoàng nhà Thanh mời 3 ly rượu.Ly rượu thứ nhất hoàng đế Khang Hy mời Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu nhằm cảm ơn sự giúp đỡ của bà. Ly thứ hai, nhà vua mời để tôn vinh các quan đại thần và người dân. Đến ly rượu thứ ba, vua Khang Hy khiến nhiều người ngỡ ngàng khi mời những kẻ thù lớn gồm: Ngô Tam Quế, Trịnh Kinh, Cát Nhĩ Đan và Ngao Bái.Hành động mời rượu những kẻ thù lớn của vua Khang Hy khiến nhiều người tò mò vì sao ông làm như vậy. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, ông hoàng này làm như vậy vì một số lý do.Trong đó có việc những kẻ thù như Ngô Tam Quế, Trịnh Kinh, Cát Nhĩ Đan và Ngao Bái đã giúp vua Khang Hy trở thành hoàng đế anh minh, lỗi lạc như hiện tại. Do vậy, ông vừa căm ghét vừa tôn trọng họ.Tiếp đến là việc nhờ có những kẻ thù mạnh như vậy, vua Khang Hy rèn luyện bản lĩnh, trở nên kiên cường hơn và có tầm nhìn xa trông rộng để có thể xây dựng đất nước hùng cường, quốc thái dân an.Do vậy, Ngô Tam Quế, Trịnh Kinh, Cát Nhĩ Đan và Ngao Bái đã trở thành nguồn động lực cho thành công của hoàng đế Khang Hy. Ông hoàng này không bao giờ xem nhẹ đối thủ mà luôn kiên định, tập trung vào mục tiêu của mình để đạt được những gì bản thân mong muốn.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.


Hoàng đế Khang Hy tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (1654 - 1722) là con thứ 3 của vua Thuận Trị. Ông lên ngôi khi 8 tuổi và trở thành vị vua thứ 4 của nhà Thanh.


Không chỉ là hoàng đế anh minh, tài ba lỗi lạc, vua Khang Hy là ông hoàng có thời gian tại vị lâu nhất lịch sử Trung Quốc thời phong kiến. Ông trị vì đất nước trong 61 năm.


Khi tìm hiểu về cuộc đời hoàng đế Khang Hy, giới chuyên gia và công chúng vô cùng bất ngờ, thậm chí tò mò về một số việc làm của ông. Điển hình là sự việc diễn ra trong bữa tiệc kỷ kỷ niệm 60 năm trị vì của ông hoàng nổi tiếng lịch sử này.


Theo sử sách, bữa tiệc này còn được gọi là “Thiên Tẩu”. Đây là bữa tiệc lớn của triều đình nhà Thanh với sự tham gia của văn võ bá quan trong triều. Bữa tiệc này diễn ra trong bối cảnh hoàng đế Khang Hy có nhiều tâm sự khi 9 hoàng tử vướng vào cuộc tranh đoạt ngôi vị sai khi thái tử Dận Nhưng bị phế truất.


Do đó, Khang Hy hy vọng bữa tiệc “Thiên Tẩu” sẽ giúp ông phấn chấn lên, tạm gác lại những nỗi ưu phiền trong lòng. Tại bữa tiệc xa hoa này, ông hoàng nhà Thanh mời 3 ly rượu.


Ly rượu thứ nhất hoàng đế Khang Hy mời Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu nhằm cảm ơn sự giúp đỡ của bà. Ly thứ hai, nhà vua mời để tôn vinh các quan đại thần và người dân. Đến ly rượu thứ ba, vua Khang Hy khiến nhiều người ngỡ ngàng khi mời những kẻ thù lớn gồm: Ngô Tam Quế, Trịnh Kinh, Cát Nhĩ Đan và Ngao Bái.


Hành động mời rượu những kẻ thù lớn của vua Khang Hy khiến nhiều người tò mò vì sao ông làm như vậy. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, ông hoàng này làm như vậy vì một số lý do.


Trong đó có việc những kẻ thù như Ngô Tam Quế, Trịnh Kinh, Cát Nhĩ Đan và Ngao Bái đã giúp vua Khang Hy trở thành hoàng đế anh minh, lỗi lạc như hiện tại. Do vậy, ông vừa căm ghét vừa tôn trọng họ.


Tiếp đến là việc nhờ có những kẻ thù mạnh như vậy, vua Khang Hy rèn luyện bản lĩnh, trở nên kiên cường hơn và có tầm nhìn xa trông rộng để có thể xây dựng đất nước hùng cường, quốc thái dân an.


Do vậy, Ngô Tam Quế, Trịnh Kinh, Cát Nhĩ Đan và Ngao Bái đã trở thành nguồn động lực cho thành công của hoàng đế Khang Hy. Ông hoàng này không bao giờ xem nhẹ đối thủ mà luôn kiên định, tập trung vào mục tiêu của mình để đạt được những gì bản thân mong muốn.


Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top