Theo Sina thời gian gần đây vấn đề giới tính, nữ quyền trong các bộ phim truyền hình Trung Quốc đang tạo nên nhiều cuộc tranh cãi. Bộ phim Tên của họ do các diễn viên Tần Hải Lộ, Kim Thế Giai, Vi Vi, Đổng Hựu Lâm đóng cũng nhận chỉ trích vì kỳ thị giới tính, cấm từ "băng vệ sinh".
Cụ thể, trong một cuộc trò chuyện, hai nhân vật nam do Đổng Hựu Lâm và Vi Vi diễn có nhắc đến băng vệ sinh, nhưng phần phối âm lại sửa thành "bông tẩy trang". Khán giả phát hiện khẩu hình diễn viên và hình ảnh đúng là băng vệ sinh, nhưng không hiểu vì sao đài truyền hình phải thay đổi nội dung.
"Lời kịch nhắc tới băng vệ sinh thì có vấn đề gì mà phải thay? Bây giờ là năm bao nhiêu, thời đại nào rồi mà đài truyền hình vẫn cổ hủ như vậy", "Tôi thấy có chi tiết bạn nam yêu cầu phải bọc băng vệ sinh bằng túi màu đen anh ta mới cầm, đây là điều mà xã hội văn minh hướng tới sao", khán giả khó hiểu khi băng vệ sinh bị coi là từ nhạy cảm.
Từ "băng vệ sinh" bị cấm nói trên phim truyền hình Trung Quốc.
"Chúng ta mất nhiều năm để mọi người có thể cởi mở chia sẻ về các vấn đề phụ nữ như kinh nguyệt, mang thai, quan hệ tình dục, nhưng tư tưởng của các nhà sản xuất lại đi lùi với sự tiến bộ của xã hội", "Mấy ông ấy toàn cấm những cái linh tinh, nhưng bộ phim sỉ nhục phụ nữ của Trương Hàn lại được phát sóng", là bức xúc của khán giả với hàng nghìn lượt đồng tình.
Theo Sina, nội dung của các bộ phim truyền hình đang gây khó chịu trong thời gian gần đây. Nhà sản xuất phim Trung Quốc thiếu các kịch bản có chiều sâu, xây dựng nhân vật hấp dẫn mà thường đi vào lối mòn như câu chuyện Lọ Lem - tổng tài, những bộ phim giải trí thiếu tính logic.
Trong đó, phim Các quý ông khu Đông Bát nhận hàng chục nghìn lượt đánh giá 1 sao về chất lượng, có điểm số thấp kỷ lục 2,1/10 trên Douban vì chứa nhiều tình tiết bị đánh giá là vô duyên, chế giễu phụ nữ.
Cụ thể, trong cảnh quay các nhân viên nam ngồi bàn tán về kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, một người đã nói: “Phụ nữ có phải loài sinh vật chảy máu nghìn năm không chết không?”.
Theo 163, nhiều khán giả cảm thấy bức xúc vì những cơn đau mà phụ nữ phải trải qua trong kỳ kinh nguyệt, giờ đây trở thành chủ đề bàn tán, mỉa mai bởi các nhân vật nam trong bộ phim.
Ngoài ra, các lời thoại như “Hồi nhỏ mẹ tôi nói rằng phụ nữ gầy thì đẹp, béo thì ‘dùng’ tốt”, “Cô gái vừa lý trí vừa tình cảm dưới ngòi bút của Jane Austen hay nàng Elizabeth trong Kiêu hãnh và định kiến thật ra đều giống nhau, chỉ là phụ nữ”... cũng bị khán giả đánh giá mang tư tưởng gia trưởng độc hại, coi thường phụ nữ, thậm chí xem phụ nữ là công cụ thỏa mãn tình dục.
Nguồn: Báo điện tử Kiến thức
Cụ thể, trong một cuộc trò chuyện, hai nhân vật nam do Đổng Hựu Lâm và Vi Vi diễn có nhắc đến băng vệ sinh, nhưng phần phối âm lại sửa thành "bông tẩy trang". Khán giả phát hiện khẩu hình diễn viên và hình ảnh đúng là băng vệ sinh, nhưng không hiểu vì sao đài truyền hình phải thay đổi nội dung.
"Lời kịch nhắc tới băng vệ sinh thì có vấn đề gì mà phải thay? Bây giờ là năm bao nhiêu, thời đại nào rồi mà đài truyền hình vẫn cổ hủ như vậy", "Tôi thấy có chi tiết bạn nam yêu cầu phải bọc băng vệ sinh bằng túi màu đen anh ta mới cầm, đây là điều mà xã hội văn minh hướng tới sao", khán giả khó hiểu khi băng vệ sinh bị coi là từ nhạy cảm.
Từ "băng vệ sinh" bị cấm nói trên phim truyền hình Trung Quốc.
"Chúng ta mất nhiều năm để mọi người có thể cởi mở chia sẻ về các vấn đề phụ nữ như kinh nguyệt, mang thai, quan hệ tình dục, nhưng tư tưởng của các nhà sản xuất lại đi lùi với sự tiến bộ của xã hội", "Mấy ông ấy toàn cấm những cái linh tinh, nhưng bộ phim sỉ nhục phụ nữ của Trương Hàn lại được phát sóng", là bức xúc của khán giả với hàng nghìn lượt đồng tình.
Theo Sina, nội dung của các bộ phim truyền hình đang gây khó chịu trong thời gian gần đây. Nhà sản xuất phim Trung Quốc thiếu các kịch bản có chiều sâu, xây dựng nhân vật hấp dẫn mà thường đi vào lối mòn như câu chuyện Lọ Lem - tổng tài, những bộ phim giải trí thiếu tính logic.
Trong đó, phim Các quý ông khu Đông Bát nhận hàng chục nghìn lượt đánh giá 1 sao về chất lượng, có điểm số thấp kỷ lục 2,1/10 trên Douban vì chứa nhiều tình tiết bị đánh giá là vô duyên, chế giễu phụ nữ.
Cụ thể, trong cảnh quay các nhân viên nam ngồi bàn tán về kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, một người đã nói: “Phụ nữ có phải loài sinh vật chảy máu nghìn năm không chết không?”.
Theo 163, nhiều khán giả cảm thấy bức xúc vì những cơn đau mà phụ nữ phải trải qua trong kỳ kinh nguyệt, giờ đây trở thành chủ đề bàn tán, mỉa mai bởi các nhân vật nam trong bộ phim.
Ngoài ra, các lời thoại như “Hồi nhỏ mẹ tôi nói rằng phụ nữ gầy thì đẹp, béo thì ‘dùng’ tốt”, “Cô gái vừa lý trí vừa tình cảm dưới ngòi bút của Jane Austen hay nàng Elizabeth trong Kiêu hãnh và định kiến thật ra đều giống nhau, chỉ là phụ nữ”... cũng bị khán giả đánh giá mang tư tưởng gia trưởng độc hại, coi thường phụ nữ, thậm chí xem phụ nữ là công cụ thỏa mãn tình dục.
Nguồn: Báo điện tử Kiến thức