Trước khi mất, Lưu Bị bất ngờ để lại di ngôn gì cho Triệu Vân?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Sau khi Quan Vũ bị quân Đông Ngô giết chết, Lưu Bị phát động cuộc tấn công trả thù cho võ tướng xuất chúng của nhà Thục Hán. Cuộc chiến này diễn ra vào năm 221. Tuy nhiên, cuối cùng, Lưu Bị thất bại trong trận Di Lăng.Sau thất bại nặng nề này, Lưu Bị lâm bệnh nặng ở thành Bạch Đế. Biết bản thân không còn sống được bao lâu, vị hoàng đế sáng lập nhà Thục Hán đã cho gọi các đại thần gồm: Lý Nghiêm, Gia Cát Lượng, Triệu Vân... đến thành Bạch Đế để dặn dò về người kế vị cũng như chuyện hậu sự.Lý Nghiêm, Gia Cát Lượng, Triệu Vân... nhanh chóng đến cung Vĩnh An ở thành Bạch Đế sau khi nhận được lệnh của Lưu Bị.Khi gặp Lý Nghiêm và Gia Cát Lượng, Lưu Bị phó thác con trai Lưu Thiện và cơ nghiệp nhà Thục Hán cho Khổng Minh.Sau đó, ông hoàng này tuyên bố Gia Cát Lượng và Lý Nghiêm làm phó cùng phụ chính trước mặt văn võ bá quan để tất cả đồng lòng phò tá Lưu Thiện thuận lợi đăng cơ.Trước sự phó thác của Lưu Bị, Gia Cát Lượng thề dốc lòng phò tá Lưu Thiện và thề sẽ trung thành với nhà Thục Hán tới lúc chết. Ngoài ra, Lưu Bị còn nhấn mạnh với Khổng Minh rằng không được trọng dụng Triệu Vân.Mặt khác, Triệu Vân được Lưu Bị bí mật gọi đến để dặn dò riêng. Trong lần gặp đó, Lưu Bị dặn võ tướng này phải bảo vệ chu toàn cho Hậu chủ Lưu Thiện.Thêm nữa, ông hoàng này giao cho võ tướng Triệu Vân quyền lực tối cao là nếu bất cứ ai không thần phục Lưu Thiện thì có thể thẳng tay giết mà không bị xử tội.Hành động này của Lưu Bị được đánh giá là vô cùng thông minh khi trao quyền lực lớn cho cả Gia Cát Lượng và Triệu Vân. Nếu Gia Cát Lượng có ý đồ tạo phản, lật đổ Lưu Thiện thì sẽ bị Triệu Vân giết chết theo lệnh của Lưu Bị.Đồng thời, Lưu Bị giao cho mỗi người nhiệm vụ riêng để kìm hãm lẫn nhau. Nhờ vậy, Lưu Thiện - con trai Lưu Bị có thể ngồi vững trên ngai vàng sau khi ông qua đời.Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THDT.


Sau khi Quan Vũ bị quân Đông Ngô giết chết, Lưu Bị phát động cuộc tấn công trả thù cho võ tướng xuất chúng của nhà Thục Hán. Cuộc chiến này diễn ra vào năm 221. Tuy nhiên, cuối cùng, Lưu Bị thất bại trong trận Di Lăng.


Sau thất bại nặng nề này, Lưu Bị lâm bệnh nặng ở thành Bạch Đế. Biết bản thân không còn sống được bao lâu, vị hoàng đế sáng lập nhà Thục Hán đã cho gọi các đại thần gồm: Lý Nghiêm, Gia Cát Lượng, Triệu Vân... đến thành Bạch Đế để dặn dò về người kế vị cũng như chuyện hậu sự.


Lý Nghiêm, Gia Cát Lượng, Triệu Vân... nhanh chóng đến cung Vĩnh An ở thành Bạch Đế sau khi nhận được lệnh của Lưu Bị.


Khi gặp Lý Nghiêm và Gia Cát Lượng, Lưu Bị phó thác con trai Lưu Thiện và cơ nghiệp nhà Thục Hán cho Khổng Minh.


Sau đó, ông hoàng này tuyên bố Gia Cát Lượng và Lý Nghiêm làm phó cùng phụ chính trước mặt văn võ bá quan để tất cả đồng lòng phò tá Lưu Thiện thuận lợi đăng cơ.


Trước sự phó thác của Lưu Bị, Gia Cát Lượng thề dốc lòng phò tá Lưu Thiện và thề sẽ trung thành với nhà Thục Hán tới lúc chết. Ngoài ra, Lưu Bị còn nhấn mạnh với Khổng Minh rằng không được trọng dụng Triệu Vân.


Mặt khác, Triệu Vân được Lưu Bị bí mật gọi đến để dặn dò riêng. Trong lần gặp đó, Lưu Bị dặn võ tướng này phải bảo vệ chu toàn cho Hậu chủ Lưu Thiện.


Thêm nữa, ông hoàng này giao cho võ tướng Triệu Vân quyền lực tối cao là nếu bất cứ ai không thần phục Lưu Thiện thì có thể thẳng tay giết mà không bị xử tội.


Hành động này của Lưu Bị được đánh giá là vô cùng thông minh khi trao quyền lực lớn cho cả Gia Cát Lượng và Triệu Vân. Nếu Gia Cát Lượng có ý đồ tạo phản, lật đổ Lưu Thiện thì sẽ bị Triệu Vân giết chết theo lệnh của Lưu Bị.


Đồng thời, Lưu Bị giao cho mỗi người nhiệm vụ riêng để kìm hãm lẫn nhau. Nhờ vậy, Lưu Thiện - con trai Lưu Bị có thể ngồi vững trên ngai vàng sau khi ông qua đời.


Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top