Tào Tháo, Lưu Bị chết, vì sao Tôn Quyền không thể thống nhất thiên hạ?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền là 3 thế lực lớn thời Tam quốc ấp ủ tham vọng thống nhất thiên hạ. Chính vì vậy, trong suốt nhiều năm, 3 "đạo nhân vật" này thường xuyên xảy ra xung đột nhằm tiêu diệt đối phương, hoàn thành giấc mộng bá chủ thiên hạ.Thế nhưng, Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền đều không thể đạt được tâm nguyện trên. Trong đó, Tào Tháo qua đời năm 220, Lưu Bị mất năm 223. Hai người này qua đời vì bệnh tật.Trái lại, Tôn Quyền sống tới năm 252 và có nhiều cơ hội thực hiện tham vọng lớn trên khi 2 đối thủ lớn là Tào Tháo, Lưu Bị đã mất. Dù vậy, vị quân chủ nhà Đông Ngô vẫn không thể hoàn thành bá nghiệp.Trước sự việc này, một số chuyên gia cho rằng, sở dĩ Tôn Quyền không thể thống nhất thiên hạ dù 2 kỳ phùng địch thủ là Tào Tháo, Lưu Bị không còn sống là vì 4 nguyên nhân.Nguyên nhân đầu tiên đó là ngay cả Tào Tháo và Lưu Bị qua đời, nhà Tào Ngụy và Thục Hán vẫn là 2 thế lực hùng mạnh với nhân tài nhiều vô số. Theo đó, Tôn Quyền không dễ dàng thôn tính được 2 nước này.Lý do thứ hai là Đông Ngô có phần yếu thế hơn so với Tào Ngụy và Thục Hán. Điều này phần nào thể hiện qua việc sau khi Tào Tháo chết, con trai ông là Tào Phi xưng đế, lập ra nhà Tào Ngụy năm 220. Lưu Bị cũng xưng đế lập nên nhà Thục Hán.Do thực lực không bằng 2 đối thủ nên Tôn Quyền chỉ xưng vương ở Giang Đông. Đến năm 226, sau khi Tào Phi chết, Tôn Quyền mới xưng đế. Khi trở thành bậc đế vương, nhiều anh hùng, mưu sĩ xuất chúng dưới trướng Tôn Quyền như Chu Du, Lữ Mông… đều đã qua đời. Theo đó, Tôn Quyền không còn nhiều nhân tài giúp hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ.Nguyên nhân thứ ba khiến Tôn Quyền không thống nhất thiên hạ là vì ông nhiều lần do dự khi nửa muốn đánh nửa muốn liên minh với Thục Hán cũng như Tào Ngụy. Chính điều này khiến Tôn Quyền đánh mất nhiều cơ hội tốt trong việc đánh bại 2 kẻ thù.Thêm nữa, Tôn Quyền duy trì truyền thống cha truyền con nối trong quân đội. Vậy nên, những tướng sĩ có tài không thể thăng tiến vì gia cảnh không tốt. Từ đây, nhiều binh sĩ mất ý chí chiến đấu, không còn cố gắng lập công để được ban thưởng.Lý do cuối cùng là Tôn Quyền càng về già càng đa nghi và những mâu thuẫn trong nội bộ Đông Ngô xuất hiện ngày càng nhiều. Do nội bộ không đồng lòng nên các cuộc tấn công Thục Hán, Tào Ngụy của Đông Ngô đều không đạt được thắng lợi lớn. Khi Tôn Quyền chết vào năm 252, tình hình nhà Đông Ngô ngày càng đi xuống và cuối cùng không tránh khỏi thảm kịch diệt vong.Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THDT.


Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền là 3 thế lực lớn thời Tam quốc ấp ủ tham vọng thống nhất thiên hạ. Chính vì vậy, trong suốt nhiều năm, 3 "đạo nhân vật" này thường xuyên xảy ra xung đột nhằm tiêu diệt đối phương, hoàn thành giấc mộng bá chủ thiên hạ.


Thế nhưng, Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền đều không thể đạt được tâm nguyện trên. Trong đó, Tào Tháo qua đời năm 220, Lưu Bị mất năm 223. Hai người này qua đời vì bệnh tật.


Trái lại, Tôn Quyền sống tới năm 252 và có nhiều cơ hội thực hiện tham vọng lớn trên khi 2 đối thủ lớn là Tào Tháo, Lưu Bị đã mất. Dù vậy, vị quân chủ nhà Đông Ngô vẫn không thể hoàn thành bá nghiệp.


Trước sự việc này, một số chuyên gia cho rằng, sở dĩ Tôn Quyền không thể thống nhất thiên hạ dù 2 kỳ phùng địch thủ là Tào Tháo, Lưu Bị không còn sống là vì 4 nguyên nhân.


Nguyên nhân đầu tiên đó là ngay cả Tào Tháo và Lưu Bị qua đời, nhà Tào Ngụy và Thục Hán vẫn là 2 thế lực hùng mạnh với nhân tài nhiều vô số. Theo đó, Tôn Quyền không dễ dàng thôn tính được 2 nước này.


Lý do thứ hai là Đông Ngô có phần yếu thế hơn so với Tào Ngụy và Thục Hán. Điều này phần nào thể hiện qua việc sau khi Tào Tháo chết, con trai ông là Tào Phi xưng đế, lập ra nhà Tào Ngụy năm 220. Lưu Bị cũng xưng đế lập nên nhà Thục Hán.


Do thực lực không bằng 2 đối thủ nên Tôn Quyền chỉ xưng vương ở Giang Đông. Đến năm 226, sau khi Tào Phi chết, Tôn Quyền mới xưng đế. Khi trở thành bậc đế vương, nhiều anh hùng, mưu sĩ xuất chúng dưới trướng Tôn Quyền như Chu Du, Lữ Mông… đều đã qua đời. Theo đó, Tôn Quyền không còn nhiều nhân tài giúp hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ.


Nguyên nhân thứ ba khiến Tôn Quyền không thống nhất thiên hạ là vì ông nhiều lần do dự khi nửa muốn đánh nửa muốn liên minh với Thục Hán cũng như Tào Ngụy. Chính điều này khiến Tôn Quyền đánh mất nhiều cơ hội tốt trong việc đánh bại 2 kẻ thù.


Thêm nữa, Tôn Quyền duy trì truyền thống cha truyền con nối trong quân đội. Vậy nên, những tướng sĩ có tài không thể thăng tiến vì gia cảnh không tốt. Từ đây, nhiều binh sĩ mất ý chí chiến đấu, không còn cố gắng lập công để được ban thưởng.


Lý do cuối cùng là Tôn Quyền càng về già càng đa nghi và những mâu thuẫn trong nội bộ Đông Ngô xuất hiện ngày càng nhiều. Do nội bộ không đồng lòng nên các cuộc tấn công Thục Hán, Tào Ngụy của Đông Ngô đều không đạt được thắng lợi lớn. Khi Tôn Quyền chết vào năm 252, tình hình nhà Đông Ngô ngày càng đi xuống và cuối cùng không tránh khỏi thảm kịch diệt vong.


Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top