Phát hiện “móng vuốt” tử thần ở Chernobyl: Chạm vào là chết!

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Mới đây, một phần của máy xúc vẫn còn nằm yên ở Pripyat, Ukraine, sau thảm họa hạt nhân Chernobyl đã được Nhà khảo cổ học Rob Maxwell tìm thấy.Phần móng vuốt của máy xúc, được cho là từng được sử dụng để dọn rác thải hạt nhân khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gặp trục trặc.“Nhiều thứ ở đây vẫn có thể giết con người nếu chạm vào chúng trong thời gian đủ lâu”, Maxwell nói trên News.com.au. “Móng vuốt này rõ ràng là thứ nguy hiểm nhất vì nó vẫn còn lưu lại dấu vết của phóng xạ”.Thiết bị cầm tay mà Maxwell mang theo cũng thông báo về dấu hiệu của phóng xạ. Theo Maxwell, lượng phóng xạ bám trên thiết bị này ở mức 39.80 microsieverts, so với mức bình thường là 0.17.Vùng Cấm Chernobyl rộng lớn và trống trải xung quanh địa điểm xảy ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất thế giới là một lời cảnh tỉnh cho những sai lầm của con người.Tuy nhiên, 35 năm sau thảm hoạ, giới chức Ukraine từng đặt hy vọng nơi này có thể mang đến một nguồn cảm hứng mới và cả nguồn lợi nhuận cho đất nước.Lò phản ứng số 4 tại nhà máy điện hạt nhân nằm cách thủ đô Kiev 110km về phía bắc đã phát nổ và bốc cháy trong đêm 26/4/1986, xé tung toà nhà và phụt cao chất phóng xạ lên bầu trời.Phản ứng của cơ quan chức năng đã khiến cho thảm hoạ tồi tệ hơn khi không thông báo lập tức cho công chúng biết chuyện gì đã xảy ra, dù thị trấn Pripyat dành cho công nhân nhà máy ở gần đó được sơ tán vào ngày hôm sau.2 triệu cư dân ở Kiev đã không được thông báo ngay bất chấp nguy cơ bụi phóng xạ. Thế giới chỉ biết đến thảm họa sau khi phát hiện thấy bức xạ cao ở Thuỵ Điển.Cuối cùng, hơn 100.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực lân cận và một vùng cấm rộng 2.600km2 được thiết lập, nơi chỉ còn hoạt động duy nhất là xử lý chất thải và bảo trì một “cỗ quan tài” bao phủ lò phản ứng.Tuy nhiên, bức xạ vẫn tiếp tục rò rỉ từ toà nhà đặt lò phản ứng cho đến tận năm 2019, khi toàn bộ toà nhà được bao phủ bởi một mái che khổng lồ hình vòm.Khi các robot đặt bên trong mái che đó bắt đầu tháo dỡ lò phản ứng, các quan chức Ukraine đã bắt đầu cảm thấy một niềm lạc quan mới về khu vực này. Đáng chú ý, sau cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine ngày 24/2/2022, Nga đã giành quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine. Theo xác nhận của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) ngày 25/2, hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine không gây thiệt hại cho nhày máy điện hạt nhân Chernobyl không còn tồn tại.Mời các bạn xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV


Mới đây, một phần của máy xúc vẫn còn nằm yên ở Pripyat, Ukraine, sau thảm họa hạt nhân Chernobyl đã được Nhà khảo cổ học Rob Maxwell tìm thấy.


Phần móng vuốt của máy xúc, được cho là từng được sử dụng để dọn rác thải hạt nhân khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gặp trục trặc.


“Nhiều thứ ở đây vẫn có thể giết con người nếu chạm vào chúng trong thời gian đủ lâu”, Maxwell nói trên News.com.au. “Móng vuốt này rõ ràng là thứ nguy hiểm nhất vì nó vẫn còn lưu lại dấu vết của phóng xạ”.


Thiết bị cầm tay mà Maxwell mang theo cũng thông báo về dấu hiệu của phóng xạ. Theo Maxwell, lượng phóng xạ bám trên thiết bị này ở mức 39.80 microsieverts, so với mức bình thường là 0.17.


Vùng Cấm Chernobyl rộng lớn và trống trải xung quanh địa điểm xảy ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất thế giới là một lời cảnh tỉnh cho những sai lầm của con người.


Tuy nhiên, 35 năm sau thảm hoạ, giới chức Ukraine từng đặt hy vọng nơi này có thể mang đến một nguồn cảm hứng mới và cả nguồn lợi nhuận cho đất nước.


Lò phản ứng số 4 tại nhà máy điện hạt nhân nằm cách thủ đô Kiev 110km về phía bắc đã phát nổ và bốc cháy trong đêm 26/4/1986, xé tung toà nhà và phụt cao chất phóng xạ lên bầu trời.


Phản ứng của cơ quan chức năng đã khiến cho thảm hoạ tồi tệ hơn khi không thông báo lập tức cho công chúng biết chuyện gì đã xảy ra, dù thị trấn Pripyat dành cho công nhân nhà máy ở gần đó được sơ tán vào ngày hôm sau.


2 triệu cư dân ở Kiev đã không được thông báo ngay bất chấp nguy cơ bụi phóng xạ. Thế giới chỉ biết đến thảm họa sau khi phát hiện thấy bức xạ cao ở Thuỵ Điển.


Cuối cùng, hơn 100.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực lân cận và một vùng cấm rộng 2.600km2 được thiết lập, nơi chỉ còn hoạt động duy nhất là xử lý chất thải và bảo trì một “cỗ quan tài” bao phủ lò phản ứng.


Tuy nhiên, bức xạ vẫn tiếp tục rò rỉ từ toà nhà đặt lò phản ứng cho đến tận năm 2019, khi toàn bộ toà nhà được bao phủ bởi một mái che khổng lồ hình vòm.


Khi các robot đặt bên trong mái che đó bắt đầu tháo dỡ lò phản ứng, các quan chức Ukraine đã bắt đầu cảm thấy một niềm lạc quan mới về khu vực này. Đáng chú ý, sau cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine ngày 24/2/2022, Nga đã giành quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine. Theo xác nhận của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) ngày 25/2, hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine không gây thiệt hại cho nhày máy điện hạt nhân Chernobyl không còn tồn tại.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top