Những tiêu chuẩn và năng lực cần có của giảng viên sư phạm

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Giảng viên sư phạm cần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học. Ảnh minh họa/internet


Năng lực nghiên cứu khoa học

Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên là khả năng thực hiện có kết quả các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Năng lực nghiên cứu khoa học gồm nhiều thành tố tạo thành như: Năng lực xác định vấn đề nghiên cứu, năng lực xây dựng kế hoạch, lập đề cương nghiên cứu; năng lực tổ chức nghiên cứu; năng lực tổng kết quá trình nghiên cứu, thông tin các kết quả nghiên cứu…

Song theo PGS, các tiêu chuẩn về năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Sư phạm cần đạt được như sau:

Tiêu chuẩn 1: Năng lực xác định vấn đề nghiên cứu

Theo PGS, với năng lực này, giảng viên cần biết phân tích hiện thực khách quan, hình thành ý tưởng nghiên cứu: Có kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp thực tiễn, phát hiện các vấn đề cần quan tâm giải quyết, chọn lựa vấn đề cấp thiết cần giải quyết, hình thành ý tưởng nghiên cứu.

Đồng thời triển khai ý tưởng nghiên cứu thành một đề tài nghiên cứu: Có kĩ năng thực hiện ý tưởng bằng một quy trình cụ thể, trước hết là biến ý tưởng thành một vấn đề cần giải quyết, một câu hỏi cụ thể cần phải trả lời.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực lập kế hoạch nghiên cứu.

Với tiêu chuẩn này, giảng viên sư phạm cần biết xây dựng đề cương nghiên cứu: Có kiến thức và kĩ năng xây dựng đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (bao gồm cả đề cương nội dung, dự toán kinh phí và kế hoạch nghiên cứu cụ thể).

Và phải biết lập kế hoạch nghiên cứu: Có kĩ năng lập kế hoạch tổng thể và từng giai đoạn của quá trình nghiên cứu.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực tổ chức nghiên cứu

Theo PGS, tổ chức hoạt động nghiên cứu tức là có kiểu biết kĩ năng tập hợp lực lượng liên ngành trong nghiên cứu, phát huy tổng hợp các nguồn lực chủ quan và khách quan trong nghiên cứu.

Đồng thời biết vận dụng các cơ sở khoa học hợp lý. Có kiến thức vững vàng về các cơ sở lý thuyết và thực tiễn của việc nghiên cứu, có kĩ năng cập nhật và vận dụng các kiến thức hiện đại vào quá trình nghiên cứu.

Ngoài ra cần biết sử dụng các phương pháp và phương tiện nghiên cứu. Có kĩ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của đề tài, tích cực sử dụng các phương pháp nghiên cứu tiên tiến, kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại một cách có hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả các thiết bị kĩ thuật và phương tiện nghiên cứu hiện đại.

Mặt khác phải có phương pháp, kỹ năngquản lý hồ sơ nghiên cứu và thông tin khoa học. Tức là có hiểu biết và kĩ năng quản lý và thông tin từng phần kết quả trong quá trình nghiên cứu; quản lý khoa học và đúng quy định hồ sơ nghiên cứu.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổng kết kết quả nghiên cứu và thông tin khoa học

Với tiêu chuẩn này, PGS nhấn mạnh, tổng kết kết quả nghiên cứu tức là có kiến thức và kĩ năng tổng hợp kết quả nghiên cứu, tự đánh giá kết quả nghiên cứu, viết báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học.

Tiếp đến là công bố kết quả nghiên cứu: Viết được các bài báo khoa học để đăng Tạp chí hoặc tham dự hội nghị khoa học; sử dụng được nhiều hình thức hợp lý khác nhau để công bố kết quả nghiên cứu, triển khai thực hiện kết quả đề tài.

Đối với giảng viên đại học sư phạm, cần coi trọng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục và năng lực nghiên cứu khoa học cơ bản.

Năng lực sử dụng tiếng Anh, tiếng nước ngoài và hội nhập quốc tế

Tiêu chuẩn 1: Năng lực sử dụng tiếng Anh

Cụ thể, giảng viên sư phạm phải đạt trình độ tiếng Anh theo các quy định hiện hành. Trong đó, quy định mức đạt được về trình độ ngoại ngữ đối với các loại hình giảng viên như sau: Giảng viên cao cấp (hạng I): Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2); Giảng viên chính (hạng II): Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1); Giảng viên (hạng III): Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2).

Tiêu chuẩn 2: Năng lực hội nhập quốc tế.

Với tiêu chuẩn này, PGS nhấn mạnh: Giảng viên sư phạm cần đạt được các yếu tố sau:

Khai thác mạng thông tin toàn cầu để tiếp cận và cập nhật tri thức: Phân tích các mô hình đào tạo giáo viên trên thế giới, so sánh với Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng những kinh nghiệm tiên tiến. Tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến, các tri thức hiện đại.

Hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài: Nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học thu hút sự tham gia của các đồng nghiệp hoặc người học ngoài nước.

Hoạt động quốc tế: Tổ chức, tham gia các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo giáo viên.

Năng lực sử dụng công nghệ thông tin

Có trình độ tin học đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định. Cụ thể là, đối với cả 3 loại hình giảng viên: cao cấp, giảng viên chính, giảng viên đều cần có 6 môđun: (1) Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản; (2) Sử dụng máy tính cơ bản; (3) Xử lý văn bản cơ bản; (4) Sử dụng bảng tính cơ bản; (5) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (6) Sử dụng Internet cơ bản.

Do đặc thù của hoạt động nghề nghiệp, giảng viên sư phạm trước hết phải có phẩm chất, năng lực của một nhà giáo với các tiêu chuẩn nổi bật về tận tụy, tâm huyết với nghề nghiệp, có kiến thức chuyên môn sâu và rộng, ham hiểu biết tri thức mới và không ngừng nâng cao trình độ, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng và ảnh hưởng mạnh mẽ tới người học.

“Ngoài ra, tương tự như giảng viên khác, giảng viên đại học sư phạm cũng cần phải đạt được trình độ quy định tối thiểu về tiếng Anh và sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo” – PGS trao đổi.

Các tiêu chuẩn và tiêu chí nêu trên có thể tham khảo làm cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể hơn dùng trong đánh giá giảng viên sư phạm ở mỗi cơ sở đào tạo, góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng giảng viên sư phạm trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top