7 bí ẩn của nhân loại mà đến nay chưa tìm ra lời giải

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Cổng Mặt trời, Bolivia: Cổng Mặt trời được tìm thấy ở Tiwanaku - một thành phố cổ kính và bí ẩn ở Bolivia. Một số nhà khảo cổ tin rằng nó là trung tâm của một đế chế khổng lồ trong thiên niên kỷ đầu tiên sau Công nguyên. Cho tới nay, vẫn không ai biết những hình chạm khắc trên chiếc cổng này có ý nghĩa gì. Các nhà khoa học đoán rằng chúng có một số ý nghĩa chiêm tinh hoặc thiên văn học.Thành phố dưới nước Yonaguni, Nhật Bản: Thành phố cổ đại này được phát hiện một cách tình cờ bởi huấn luyện viên lặn Kihachiro Aratake. Cho tới nay, các nhà khoa học chưa thể lý giải cách thành phố này hình thành dưới đáy Thái Bình Dương. Nhiều người cho rằng những tảng đá được chạm khắc đã bị chìm dưới nước khoảng 10.000 năm trước - rất lâu trước khi thậm chí cả các kim tự tháp Ai Cập được dựng lên. Vào thời kỳ nguyên thủy này, con người vẫn sống chui rúc trong các hang động và sống bằng các loại củ ăn được chứ không phải săn bắn; họ chắc chắn không thể xây dựng các thành phố bằng đá. Bởi vậy, đây vẫn là một trong những bí ẩn của nhân loại.Việc phát hiện ra một đường hầm dưới lòng đất trải dài khắp châu Âu từ Scotland đến Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy các cộng đồng loài người thời kỳ đồ đá không chỉ đơn giản là săn bắn hái lượm. Một số nhà nghiên cứu tin rằng chúng được sử dụng để bảo vệ chống lại những kẻ săn mồi, trong khi những người khác tin rằng chúng là một lối đi an toàn, bảo vệ con người khỏi sự khắc nghiệt của thời tiết và các cuộc xung đột khác nhau. Nhưng mục đích thực sự của các đường hầm vẫn còn là một bí ẩn lớn của thế giới.Đền thờ Saksaywaman, Peru: Đây là một công trình bao gồm nhiều khối đá xếp chồng lên nhau một cách hoàn hảo khiến 1 tờ giấy cũng không thể lọt qua. Điều đặc biệt nằm ở chỗ, để xây dựng đền thờ này những người cổ đại không dùng đến vôi, vữa và thậm chí là không có một chất kết dính nào giữa những viên đá. Đến tận bây giờ, cách thức để xây dựng lên khu đền thờ này vẫn các nhà khoa học đau đáu tìm kiếm.Cầu đá khổng lồ ở Costa Rica: Những viên đá bí ẩn này gây tò mò không chỉ vì hình dạng hoàn hảo của chúng mà còn vì nguồn gốc và mục đích chúng được tạo ra. Chúng được phát hiện vào những năm 1930 bởi những công nhân dọn rừng từ một đồn điền chuối. Những quả cầu to nhỏ khác nhau có kích thước đường kính từ vài cm đến hơn 2m, quả to nhất nặng đến 16 tấn với đường kính 2,4m.Quần thể cự thạch Gobekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ): Khi khám phá ra tổ hợp công trình Gobekli Tepe vào năm 1995, giới nghiên cứu thế giới đã xếp nơi đây trở thành địa điểm huyền bí và khó lí giải. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy loài người bắt đầu xây dựng các ngôi đền từ rất lâu trước khi họ bắt đầu định cư ở các thị trấn lâu dài. Gobekli Tepe có những cột đá chạm khắc các hình thù như là động vật. Các nhà khoa học cho rằng có thể những hình khắc này mang thông điệp bí ẩn nào đó tới nay vẫn chưa thể lý giải.


Cổng Mặt trời, Bolivia: Cổng Mặt trời được tìm thấy ở Tiwanaku - một thành phố cổ kính và bí ẩn ở Bolivia. Một số nhà khảo cổ tin rằng nó là trung tâm của một đế chế khổng lồ trong thiên niên kỷ đầu tiên sau Công nguyên. Cho tới nay, vẫn không ai biết những hình chạm khắc trên chiếc cổng này có ý nghĩa gì. Các nhà khoa học đoán rằng chúng có một số ý nghĩa chiêm tinh hoặc thiên văn học.


Thành phố dưới nước Yonaguni, Nhật Bản: Thành phố cổ đại này được phát hiện một cách tình cờ bởi huấn luyện viên lặn Kihachiro Aratake. Cho tới nay, các nhà khoa học chưa thể lý giải cách thành phố này hình thành dưới đáy Thái Bình Dương. Nhiều người cho rằng những tảng đá được chạm khắc đã bị chìm dưới nước khoảng 10.000 năm trước - rất lâu trước khi thậm chí cả các kim tự tháp Ai Cập được dựng lên. Vào thời kỳ nguyên thủy này, con người vẫn sống chui rúc trong các hang động và sống bằng các loại củ ăn được chứ không phải săn bắn; họ chắc chắn không thể xây dựng các thành phố bằng đá. Bởi vậy, đây vẫn là một trong những bí ẩn của nhân loại.

Việc phát hiện ra một đường hầm dưới lòng đất trải dài khắp châu Âu từ Scotland đến Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy các cộng đồng loài người thời kỳ đồ đá không chỉ đơn giản là săn bắn hái lượm. Một số nhà nghiên cứu tin rằng chúng được sử dụng để bảo vệ chống lại những kẻ săn mồi, trong khi những người khác tin rằng chúng là một lối đi an toàn, bảo vệ con người khỏi sự khắc nghiệt của thời tiết và các cuộc xung đột khác nhau. Nhưng mục đích thực sự của các đường hầm vẫn còn là một bí ẩn lớn của thế giới.


Đền thờ Saksaywaman, Peru: Đây là một công trình bao gồm nhiều khối đá xếp chồng lên nhau một cách hoàn hảo khiến 1 tờ giấy cũng không thể lọt qua. Điều đặc biệt nằm ở chỗ, để xây dựng đền thờ này những người cổ đại không dùng đến vôi, vữa và thậm chí là không có một chất kết dính nào giữa những viên đá. Đến tận bây giờ, cách thức để xây dựng lên khu đền thờ này vẫn các nhà khoa học đau đáu tìm kiếm.


Cầu đá khổng lồ ở Costa Rica: Những viên đá bí ẩn này gây tò mò không chỉ vì hình dạng hoàn hảo của chúng mà còn vì nguồn gốc và mục đích chúng được tạo ra. Chúng được phát hiện vào những năm 1930 bởi những công nhân dọn rừng từ một đồn điền chuối. Những quả cầu to nhỏ khác nhau có kích thước đường kính từ vài cm đến hơn 2m, quả to nhất nặng đến 16 tấn với đường kính 2,4m.

Quần thể cự thạch Gobekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ): Khi khám phá ra tổ hợp công trình Gobekli Tepe vào năm 1995, giới nghiên cứu thế giới đã xếp nơi đây trở thành địa điểm huyền bí và khó lí giải. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy loài người bắt đầu xây dựng các ngôi đền từ rất lâu trước khi họ bắt đầu định cư ở các thị trấn lâu dài. Gobekli Tepe có những cột đá chạm khắc các hình thù như là động vật. Các nhà khoa học cho rằng có thể những hình khắc này mang thông điệp bí ẩn nào đó tới nay vẫn chưa thể lý giải.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top