Giật mình nguyên nhân tử tù xưa thường bị xử trảm vào mùa Thu

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Xử trảm là một trong những phương thức hành hình tử tù phổ biến ở Trung Quốc thời phong kiến. Những kẻ phạm tội nghiêm trọng như giết người, phản quốc, mưu phản... thường bị kết án tử và thi hành án bằng cách chém đầu.Các triều đại phong kiến ở Trung Quốc thường thực hiện các vụ xử trảm tử tù vào mùa Thu. Đây là thời điểm duy nhất trong năm tiến hành các vụ thi hành án tử đối với tử tù.Sự việc này khiến nhiều người tò mò vì sao các vụ xử trảm không được tiến hành vào các mùa Xuân, Hạ, và Đông thay vì chỉ duy nhất mùa Thu.Trước sự việc này, các nhà nghiên cứu lịch sử bắt tay tìm hiểu nhằm làm sáng tỏ bí ẩn. Căn cứ vào các sử liệu và ghi chép cổ, họ biết được người xưa quy định các sự kiện lớn như "khánh" (lễ hội), "thưởng" (khen thưởng), "phạt" (kết tội), "hình" (hành hình) trong triều đình tương ứng với 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.Quy định này được cho là bắt nguồn từ tư tưởng của Đổng Trọng Thư - nhà triết học duy tâm thời Tây Hán và là nhân vật tiêu biểu của Nho học. Ông đã sáng tạo ra học thuyết "Thiên nhân cảm ứng".Theo Đổng Trọng Thư, "Thiên hữu tứ thời, vương hữu tứ chính". Điều này có nghĩa: thời tiết có 4 mùa, vua chúa có 4 chính sách trị nước.Nếu làm trái ý trời thì sẽ dẫn đến gặp tai ương, thảm họa khủng khiếp. Các vua chúa Trung Quốc thời phong kiến tin vào điều này. Vì vậy, "Thu hậu vấn trảm" (xử chém sau mùa thu) đã được đưa vào pháp chế.Xử chém vào mùa Thu không chỉ thuận theo ý trời mà còn giúp ngăn chặn những vụ án oan ở một mức độ nhất định. Trên thực tế, tù nhân bị kết án tử thường được quan lớn trong triều xem xét lại trước khi hành hình.Dưới thời phong kiến, việc chuyển tin thường mất vài tháng để chuyển tin tức từ các địa phương đến kinh thành.Trong quá trình này, người thân của tử tù vẫn còn cơ hội để tìm bằng chứng giúp minh oan cho người thân. Vì vậy, "Thu hậu vấn trảm" góp phần giảm bớt các vụ tử hình sai người.Mời độc giả xem video: Hotgirl buôn bán ma túy bị tuyên án tử hình. Nguồn: THDT.


Xử trảm là một trong những phương thức hành hình tử tù phổ biến ở Trung Quốc thời phong kiến. Những kẻ phạm tội nghiêm trọng như giết người, phản quốc, mưu phản... thường bị kết án tử và thi hành án bằng cách chém đầu.


Các triều đại phong kiến ở Trung Quốc thường thực hiện các vụ xử trảm tử tù vào mùa Thu. Đây là thời điểm duy nhất trong năm tiến hành các vụ thi hành án tử đối với tử tù.


Sự việc này khiến nhiều người tò mò vì sao các vụ xử trảm không được tiến hành vào các mùa Xuân, Hạ, và Đông thay vì chỉ duy nhất mùa Thu.


Trước sự việc này, các nhà nghiên cứu lịch sử bắt tay tìm hiểu nhằm làm sáng tỏ bí ẩn. Căn cứ vào các sử liệu và ghi chép cổ, họ biết được người xưa quy định các sự kiện lớn như "khánh" (lễ hội), "thưởng" (khen thưởng), "phạt" (kết tội), "hình" (hành hình) trong triều đình tương ứng với 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.


Quy định này được cho là bắt nguồn từ tư tưởng của Đổng Trọng Thư - nhà triết học duy tâm thời Tây Hán và là nhân vật tiêu biểu của Nho học. Ông đã sáng tạo ra học thuyết "Thiên nhân cảm ứng".


Theo Đổng Trọng Thư, "Thiên hữu tứ thời, vương hữu tứ chính". Điều này có nghĩa: thời tiết có 4 mùa, vua chúa có 4 chính sách trị nước.


Nếu làm trái ý trời thì sẽ dẫn đến gặp tai ương, thảm họa khủng khiếp. Các vua chúa Trung Quốc thời phong kiến tin vào điều này. Vì vậy, "Thu hậu vấn trảm" (xử chém sau mùa thu) đã được đưa vào pháp chế.


Xử chém vào mùa Thu không chỉ thuận theo ý trời mà còn giúp ngăn chặn những vụ án oan ở một mức độ nhất định. Trên thực tế, tù nhân bị kết án tử thường được quan lớn trong triều xem xét lại trước khi hành hình.


Dưới thời phong kiến, việc chuyển tin thường mất vài tháng để chuyển tin tức từ các địa phương đến kinh thành.


Trong quá trình này, người thân của tử tù vẫn còn cơ hội để tìm bằng chứng giúp minh oan cho người thân. Vì vậy, "Thu hậu vấn trảm" góp phần giảm bớt các vụ tử hình sai người.


Mời độc giả xem video: Hotgirl buôn bán ma túy bị tuyên án tử hình. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top