Giải mã ý nghĩa vô cùng sâu sắc của tên gọi Điện Biên

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nằm ở vùng Tây Bắc Bộ, tỉnh Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ là địa danh gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954. Tên gọi địa danh “Điện Biên” ẩn chứa một ý nghĩa sâu sắc mà không phải ai cũng biết.Ngược dòng lịch sử, vào năm 1841, trên cơ sở Phủ An Tây thời Lê, vua Thiệu Trị của nhà Nguyễn quyết định đặt một phủ mới ở vùng đất biên cương của đất nước, lấy tên là Phủ Điện Biên.Trong tên gọi này, "Điện" nghĩa là vững chãi, "Biên" nghĩa là vùng biên giới, biên ải. "Điện Biên" tức là miền biên cương vững chãi.Cách đặt tên như vậy thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Nguyễn về vùng đất Điện Biên. Đây là nơi có thung lũng Mường Thanh – vùng đất bằng phẳng rộng nhất Tây Bắc, xung quanh được bao bọc bởi những dải đồi núi trùng trùng điệp điệp.Phủ Điện Biên thời Thiệu Trị gồm ba châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu. Theo thời gian, chữ “Phủ” là từ chỉ một cấp hành chính (tương đương cấp tỉnh ngày nay) được ghép với “Điện Biên” để trở thành tên “Điện Biên Phủ” như chúng ta biết ngày nay.Với ý nghĩa là nơi (Phủ) giữ vững (Điện) cương giới (Biên), Điện Biên Phủ đã trở thành địa điểm diễn ra chiến công hiển hách trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam những năm 1953-1954.Tại nơi đây, vào ngày 7/5/1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - được người Pháp mệnh danh là “pháo đài không thể công phá” – đã sụp đổ hoàn toàn trước sức tấn công như vũ bão của quân ta.Trong các bộ sử của thế giới hiện đại, tên địa danh Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xuất hiện trang trọng với tư cách một cột mốc đánh dấu sự sụp đổ trên toàn cầu của hệ thống thuộc địa kiểu cũ của thực dân phương Tây... Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.


Nằm ở vùng Tây Bắc Bộ, tỉnh Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ là địa danh gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954. Tên gọi địa danh “Điện Biên” ẩn chứa một ý nghĩa sâu sắc mà không phải ai cũng biết.


Ngược dòng lịch sử, vào năm 1841, trên cơ sở Phủ An Tây thời Lê, vua Thiệu Trị của nhà Nguyễn quyết định đặt một phủ mới ở vùng đất biên cương của đất nước, lấy tên là Phủ Điện Biên.


Trong tên gọi này, "Điện" nghĩa là vững chãi, "Biên" nghĩa là vùng biên giới, biên ải. "Điện Biên" tức là miền biên cương vững chãi.


Cách đặt tên như vậy thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Nguyễn về vùng đất Điện Biên. Đây là nơi có thung lũng Mường Thanh – vùng đất bằng phẳng rộng nhất Tây Bắc, xung quanh được bao bọc bởi những dải đồi núi trùng trùng điệp điệp.


Phủ Điện Biên thời Thiệu Trị gồm ba châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu. Theo thời gian, chữ “Phủ” là từ chỉ một cấp hành chính (tương đương cấp tỉnh ngày nay) được ghép với “Điện Biên” để trở thành tên “Điện Biên Phủ” như chúng ta biết ngày nay.


Với ý nghĩa là nơi (Phủ) giữ vững (Điện) cương giới (Biên), Điện Biên Phủ đã trở thành địa điểm diễn ra chiến công hiển hách trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam những năm 1953-1954.


Tại nơi đây, vào ngày 7/5/1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - được người Pháp mệnh danh là “pháo đài không thể công phá” – đã sụp đổ hoàn toàn trước sức tấn công như vũ bão của quân ta.


Trong các bộ sử của thế giới hiện đại, tên địa danh Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xuất hiện trang trọng với tư cách một cột mốc đánh dấu sự sụp đổ trên toàn cầu của hệ thống thuộc địa kiểu cũ của thực dân phương Tây...


Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top