Bí mật giấu kín ở Tây Tạng: Người dân có loại gene đặc biệt

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nhìn từ trên cao, Tây Tạng mang màu xám của núi đá nhấp nhô, đan xen những dòng sông băng và hồ nước loang lổ. Chính vẻ hoang sơ, huyền bí của cảnh vật nơi đây có sức cuốn hút lạ thường.Tây Tạng trải dài 1,2 triệu km2, chiếm 1/8 tổng diện tích của Trung Quốc. Không chỉ sở hữu núi cao, địa hình vùng đất này còn đa dạng với thung lũng sâu, sông băng và sa mạc.

Theo lịch mặt trăng, mỗi năm Tây Tạng tổ chức hơn 100 lễ hội, thể hiện bản sắc văn hóa và tôn giáo khu vực. Trong mỗi lễ hội lại có chuỗi hoạt động như các trò chơi, lễ kỷ niệm, hội chợ...Là trung tâm văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng, thành phố Lhasa có nhiều lễ hội thu hút khách du lịch như Tết Tây Tạng và lễ hội Shoton.Tây Tạng có nhiều chùa và tự viện, hầu hết đều được xây dựng trên núi. Người dân tin rằng, ngọn núi là nơi ở của những vị thần, nơi linh thiêng để thờ cúng.Một nghiên cứu khoa học cho kết quả kinh ngạc rằng, trong cơ thể người Tây Tạng có loại gene EPAS1 giúp tạo ra một loại protein có khả năng điều chỉnh lượng oxy trong cơ thể để thích nghi với môi trường trên cao và không khí loãng (có lúc chỉ còn 30% lượng oxy trong không khí).Có lẽ vì thế, người dân Tây Tạng vẫn sinh hoạt bình thường, trong khi với nhiều khách du lịch họ bị đau đầu chỉ vài giờ sau khi xuống sân bay Lhasa. Nhiều người được khuyên hạn chế hoạt động thể lực, dùng thuốc chống choáng độ cao và đeo mặt nạ dưỡng khí nhất là khi ngủ.Người Tây Tạng hiếu khách, thân tình, họ yêu ca hát nhảy múa. Họ sống bằng nghề nông và chăn nuôi gia súc.Người Tây Tạng có thói quen ăn hai bữa chính vào khoảng mười giờ sáng và sáu giờ chiều. Bữa ăn của người dân thường thiếu rau xanh do đất nơi đây cằn cỗi. Món ăn thường là bánh Zanba (gần giống bánh mỳ đen) và uống sữa dê, trà, rượu. Các gia đình khá giả ăn thịt bò khô, thịt dê khô...Người dân nơi đây thường dùng trà để uống thay nước hoặc làm canh khi ăn Zanba. Khi pha trà họ thường cho thêm vào ấm hoặc cốc một miếng bơ bò gọi là trà bơ.Món trà bơ là đồ uống truyền thống bao đời ở vùng cao nguyên này. Trà bơ với cư dân Tây Tạng là một thứ "nước thần" nhờ công dụng tuyệt vời giúp giữ nhiệt, bổ sung chất dinh dưỡng để cơ thể có thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.Nhưng có một thú vị là vùng đất Tây Tạng không thể trồng được cây trà. Toàn bộ trà đều vận chuyển nhờ các tay buôn đổi ngựa tốt lấy trà từ Ấn Độ với quãng đường gần 4.000 km.Người dân ở đây thường đi làm rất muộn. Buổi tối, trước khi đi ngủ, người Tây Tạng thường có thói quen đọc kinh Phật. Họ tin vào Ðức Phật, coi cuộc sống hiện tại chỉ là tạm thời và tin vào kiếp luân hồi.Từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau là khoảng thời gian người ta khuyến cáo không nên đến Tây Tạng vì sự khắc nghiệt của thời tiết. Tốt nhất hãy đến Tây Tạng vào mùa hè khi thời tiết ấm áp hơn.Mời độc giả xem video: TP.HCM tiêm vắc xin cho cả bà bầu - tiếp tục xây dựng bệnh viện dã chiến từ tuyến quận. Nguồn: VTV4.


Nhìn từ trên cao, Tây Tạng mang màu xám của núi đá nhấp nhô, đan xen những dòng sông băng và hồ nước loang lổ. Chính vẻ hoang sơ, huyền bí của cảnh vật nơi đây có sức cuốn hút lạ thường.


Tây Tạng trải dài 1,2 triệu km2, chiếm 1/8 tổng diện tích của Trung Quốc. Không chỉ sở hữu núi cao, địa hình vùng đất này còn đa dạng với thung lũng sâu, sông băng và sa mạc.

Theo lịch mặt trăng, mỗi năm Tây Tạng tổ chức hơn 100 lễ hội, thể hiện bản sắc văn hóa và tôn giáo khu vực. Trong mỗi lễ hội lại có chuỗi hoạt động như các trò chơi, lễ kỷ niệm, hội chợ...


Là trung tâm văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng, thành phố Lhasa có nhiều lễ hội thu hút khách du lịch như Tết Tây Tạng và lễ hội Shoton.


Tây Tạng có nhiều chùa và tự viện, hầu hết đều được xây dựng trên núi. Người dân tin rằng, ngọn núi là nơi ở của những vị thần, nơi linh thiêng để thờ cúng.


Một nghiên cứu khoa học cho kết quả kinh ngạc rằng, trong cơ thể người Tây Tạng có loại gene EPAS1 giúp tạo ra một loại protein có khả năng điều chỉnh lượng oxy trong cơ thể để thích nghi với môi trường trên cao và không khí loãng (có lúc chỉ còn 30% lượng oxy trong không khí).


Có lẽ vì thế, người dân Tây Tạng vẫn sinh hoạt bình thường, trong khi với nhiều khách du lịch họ bị đau đầu chỉ vài giờ sau khi xuống sân bay Lhasa. Nhiều người được khuyên hạn chế hoạt động thể lực, dùng thuốc chống choáng độ cao và đeo mặt nạ dưỡng khí nhất là khi ngủ.


Người Tây Tạng hiếu khách, thân tình, họ yêu ca hát nhảy múa. Họ sống bằng nghề nông và chăn nuôi gia súc.


Người Tây Tạng có thói quen ăn hai bữa chính vào khoảng mười giờ sáng và sáu giờ chiều. Bữa ăn của người dân thường thiếu rau xanh do đất nơi đây cằn cỗi. Món ăn thường là bánh Zanba (gần giống bánh mỳ đen) và uống sữa dê, trà, rượu. Các gia đình khá giả ăn thịt bò khô, thịt dê khô...


Người dân nơi đây thường dùng trà để uống thay nước hoặc làm canh khi ăn Zanba. Khi pha trà họ thường cho thêm vào ấm hoặc cốc một miếng bơ bò gọi là trà bơ.


Món trà bơ là đồ uống truyền thống bao đời ở vùng cao nguyên này. Trà bơ với cư dân Tây Tạng là một thứ "nước thần" nhờ công dụng tuyệt vời giúp giữ nhiệt, bổ sung chất dinh dưỡng để cơ thể có thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.


Nhưng có một thú vị là vùng đất Tây Tạng không thể trồng được cây trà. Toàn bộ trà đều vận chuyển nhờ các tay buôn đổi ngựa tốt lấy trà từ Ấn Độ với quãng đường gần 4.000 km.


Người dân ở đây thường đi làm rất muộn. Buổi tối, trước khi đi ngủ, người Tây Tạng thường có thói quen đọc kinh Phật. Họ tin vào Ðức Phật, coi cuộc sống hiện tại chỉ là tạm thời và tin vào kiếp luân hồi.


Từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau là khoảng thời gian người ta khuyến cáo không nên đến Tây Tạng vì sự khắc nghiệt của thời tiết. Tốt nhất hãy đến Tây Tạng vào mùa hè khi thời tiết ấm áp hơn.


Mời độc giả xem video: TP.HCM tiêm vắc xin cho cả bà bầu - tiếp tục xây dựng bệnh viện dã chiến từ tuyến quận. Nguồn: VTV4.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top