Yêu cầu quan trọng của bài tập Hóa học giúp phát triển năng lực

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Tuy nhiên, hiện nay nhiều bài tập Hóa học xa rời thực tiễn, quá chú trọng vào các thuật toán mà chưa quan tâm đến bản chất hóa học làm giảm giá trị của chúng. Các bài tập chứa đựng những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống còn rất thiếu.

Đưa ra nhận định trên, cô Nguyễn Thị Linh - Giáo viên trường PT DTNT THPT (Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) - chia sẻ các nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập nhằm củng cố kiến thức và phát triển năng lực vận dụng cho học sinh.

Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học

Bài tập là một phương tiện để tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết đã học, hình thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản.

Mục tiêu của hóa học ở trường THPT (đối với ban cơ bản), cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực, có nâng cao về hóa học và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi các chất, những ứng dụng và nh ng tác hại của các chất trong đời sống, sản xuất và môi trường.

Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể giải quyết tốt một số vấn đề hóa học có liên quan đến đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển năng lực vận dụng cho học sinh. Ngoài ra trong đề tài có xây dựng các bài tập nâng cao nhằm phân loại đối tượng học sinh cũng như dùng để ôn thi học sinh giỏi của nhà trường.

Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học

Khi xây dựng, nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức hóa học, bài tập cho đủ các điều kiện, không được dư hay thiếu. Các bài tập không được mắc sai lầm về mặt thiếu chính xác trong cách diễn đạt, nội dung thiếu lôgic chặt chẽ. Vì vậy giáo viên khi ra bài tập cần nói, viết một cách lôgic chính xác và đảm bảo tính khoa học về mặt ngôn ngữ hóa học.

Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng

Mọi người đều biết mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khách quan không tồn tại dạng biệt lập mà tồn tại trong một hệ thống, trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Vận dụng quan điểm hệ thống - cấu trúc vào việc xây dựng bài tập cho học sinh.

Trước hết cần xác định từng bài tập. Mỗi bài tập tương ứng với một kĩ năng nhất định và đây là những kĩ năng cơ bản, vì bài tập không thể dàn trải cho mọi kĩ năng. Toàn bộ hệ thống gồm nhiều bài tập sẽ hình thành hệ thống kĩ năng vận dụng toàn diện cho học sinh.

Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập có những loại bài tập được đầu tư nhiều hơn, vì chúng góp phần quan trọng hơn vào việc hình thành và rèn luyện những kĩ năng liên quan đến nhiều hoạt động giáo dục đặc biệt là kĩ năng vận dụng…

Giữa các bài tập trong hệ thống luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bài tập trước là cơ sở, nền tảng để thực hiện bài tập sau và bài tập sau là sự cụ thể hóa, là sự phát triển và củng cố v ng chắc hơn bài tập trước.

Toàn bộ hệ thống bài tập đều nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình thành và phát triển hệ thống kĩ năng cơ bản. Trong hệ thống bài tập có những bài tập nâng cao dùng để cho các đối tượng là học sinh khá, giỏi giúp giáo viên có thể phân loại học sinh.

Mặt khác, hệ thống bài tập còn phải được xây dựng một cách đa dạng, phong phú. Sự đa dạng của hệ thống bài tập sẽ giúp cho việc hình thành các kĩ năng cụ thể, chuyên biệt một cách hiệu quả.

Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính vừa sức

Bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên là những bài tập vận dụng theo mẫu đơn giản, sau đó là những bài tập vận dụng phức tạp hơn, cuối cùng là những bài tập đòi hỏi sáng tạo, vận dụng.

Các bài tập phải có đủ loại điển hình và tính mục đích rõ ràng, có bài tập chung cho cả lớp nhưng cũng có bài tập riêng cho từng đối tượng, hình thức phổ biến là cao hơn, khó hơn nhưng gây được hứng thú, chứ không mang tính chất ép buộc.

Với hệ thống bài tập được xây dựng theo nguyên tắc này sẽ giúp cho mọi trình độ học sinh đều tham gia tranh luận để giải bài tập. Khi nói lên một ý hay, ý đúng sẽ tạo cho học sinh một niềm vui, một sự hưng phấn cao độ, kích thích tư duy và nỗ lực suy nghĩ.

Hệ thống bài tập phải củng cố kiến thức cho học sinh

Sự nắm vững kiến thức có thể phân biệt ở ba mức độ: Biết, hiểu, vận dụng. Học sinh nắm vững kiến thức hóa học một cách chắc chắn khi họ được hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận dụng và chiếm lĩnh kiến thức thông qua nhiều hình thức luyện tập khác nhau.

Sử dụng bài tập nhằm mục đích luyện tập cho học sinh vận dụng kiến thức để giải những bài toán dưới các hình thức khác nhau, kiến thức được củng cố vững chắc hơn.

Hệ thống bài tập phải phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực vận dụng sáng tạo của học sinh

Với mục đích nghiên cứu quá trình suy luận của học sinh nhằm phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo, chúng tôi tạm phân ra làm hai loại bài tập:

Bài tập cơ bản chỉ yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã biết để giải quyết các tình huống quen thuộc;

Bài tập tổng hợp đòi hỏi học sinh khi giải vận dụng một chuỗi các lập luận lôgic, giữa cái đã cho và cái cần tìm. Do đó học sinh cần phải giải thành thạo các bài tập cơ bản và phải nhận ra quan hệ lôgic của toàn bài, từ đó học sinh đề ra cách giải quyết cho bài toán.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top