Ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong đề thi chuyên Văn

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Đề có 2 câu, về nghị luận xã hội và nghị luận văn học, cụ thể như sau:

Câu 1 (4 điểm) đưa nội dung: “Nhà báo Phạm Lữ Ân có lần nêu câu hỏi: Bản thân bạn không đủ để làm cho bạn tự tin sao?

Và đây là một phần câu trả lời của ông:

Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra (…) mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự biết mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định”.

Sau đó, đề yêu cầu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định giá trị bản thân trong cuộc sống.

Câu 2 (6 điểm): Thơ là hùng biện du dương. Hãy phân tích để thấy được tính chất hung biện và tính chất du dương trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Nhận xét về đề thi này, cô Nguyễn Thị Lan Hương - Tổ trưởng Tổ Văn Trường THPT Cao Bá Quát (Gia Lâm) – nhận xét: Đề vẫn theo cấu trúc của đề thi chuyên truyền thống với 2 phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Đây là đề thi hay, tìm được học sinh có tư chất văn chương đáp ứng yêu cầu chuyên sâu. Nhiều học sinh sẽ làm được bài, nhưng để hiểu sâu sắc có cảm xúc không dễ.

Phần nghị luận xã hội giúp học sinh nhận ra một nhân tố vô cùng quan trọng giúp con người khẳng định mình trong cuộc sống là niềm tin vào những giá trị vốn có của bản thân.

Với thế hệ trẻ được sống trong bao bọc nên dễ tổn thương như hiện nay thì đề thi này thực sự có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

Đề nghị luận văn học, theo cô Nguyễn Thị Lan Hương lại hướng đến đặc trưng cơ bản của thơ là cảm xúc mãnh liệt của người cầm bút và khả năng tác động vào tâm hồn, trái tim người đọc.

Học sinh hiểu được điều đó rồi làm sáng tỏ qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải - một bài thơ thể hiện cho tình yêu cuộc sống tha thiết của tác giả và thấm đẫm chất Huế là rất phù hợp. Qua đó, thức dậy ở học sinh những xúc cảm đẹp về các bài thơ hay về nội dung, đẹp về hình thức.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top