ý nghĩa biểu tượng các quốc gia

cohonnhien

Thành viên
#1
ẤN ĐỘ (INDIA)-TÊN GỌI TỪ MỘT CON SÔNG

I.Nguồn gốc tên gọi:

Ấn Độ có tên gọi đầy đủ là "nước Cộng hoà Ấn Độ", nằm trên bán đảo Ấn Độ của tiểu lục địa Nam Á; tây, đông, nam ba mặt giáp biển. Tên nước có nguồn gốc từ sông Ấn. Ấn Độ nguyên là quốc gia Veda, do vương triều Veda kiến lập thời cổ đại. Người Ấn Độ cổ lấy chữ "Hindu" để chỉ dòng sông, bắt nguồn từ tên sống Indus (sông Ấn), về sau mở rộng chỉ cả tiểu lục địa Nam Á, sau khi Ấn Độ và Pakistan phân thành hai quốc gia khác nhau thì Hindus mới chỉ quốc gia Ấn Độ. Tiếng Ba Tư cổ đem Hindu chuyển thành Indu, nguời cổ Hy Lạp lại biến Indu thành Indi, người La Mã gọi Indus và người Anh ngày nay gọi thành India.
Trong các thư tịch Trung Quốc, thời Hán gọi Ấn Độ là "Thân Độc", "Thiên Trúc", tên gọi Ấn Độ bắt đầu từ trong sách "Đại Đường Tây Vực Ký" của Đường Huyền Trang. Thế kỷ IV TCN, Ấn Độ đã hình thành một quốc gia thống nhất.
Bắt đầu từ thế kỷ XVI, theo sau bọn thống trị Bồ Đào Nha, người Hà Lan, Anh, Pháp lần lượt xâm lược Ấn Độ, thực hiện chính sách áp bức và bóc lột Ấn Độ, lần lượt xây dựng những cứ điểm quân sự ven biển. Năm 1849, Anh chiếm toàn bộ Ấn Độ. Ngày 15/8/1947, theo phương án của người Anh, Ấn Độ và Pakistan bị chia hai, ngày 26/1/1950, nước Cộng hoà Ấn Độ chính thức được thành lập.

II. Quốc kỳ, quốc huy.

Quốc kỳ:


Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu cam, trắng và lục nằm ngang song song hợp thành. Chính giữa nền cờ màu trắng có một bánh xe Phật pháp màu xanh lam với 24 chiếc nan hoa. Hình bánh xe này là một trong những đồ án đầu sư tử ở đầu trụ đá Thánh địa Phật giáo đời vua Asoka thuộc vương triều Khổng tước (vương triều Maurya Dynasty) Ấn Độ. Màu cam tượng trưng cho lòng dũng cảm, hiến thân và tinh thần hy sinh thân mình, đồng thời cũng là màu pháp y của giáo đồ Phật giáo; màu trắng tượng trưng cho thuần khiết và chân lý; màu lục biểu thị lòng tin, đại diện cho sức sinh sản mà sự sống nhân loại dựa vào để sinh tồn. Bánh xe Phật pháp là bánh xe linh thiêng của nhân dân Ấn Độ, bánh xe chân lý, bánh xe chuyển động tiến về phía trước, bánh xe quay mãi trời xanh. Đồ án quốc kỳ ra đời năm 1921, khi đó chính giữa nền cờ là một bánh xe quay tượng trưng cho văn minh cần lao của nhân dân Ấn Độ. Ngày 22/7/1947, quyết định đổi bánh xe quay sợi thành bánh xe Phật pháp, chính thức được xem là quốc kỳ Ấn Độ. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố là nước Cộng hòa và sử dụng quốc kỳ này.

Quốc huy:

Đồ án trung tâm do bốn con sư tử đực đứng châu lưng lại với nhau hợp thành, chúng đứng vững chắc trên một bệ đài hình tròn, mặt hướng ra bốn phía. Sư tử tượng trưng cho lòng tin, uy nghiêm, dũng khí và sức mạnh. Chung quanh bệ đài có bốn con thú canh giữ: hướng tây là con bò, hướng bắc là sư tử, hướng đông là voi, hướng nam là ngựa. Giữa bốn con thú có bánh xe Phật pháp. Quốc huy của Ấn Độ được chế định theo hình tượng điêu khắc đầu sư tử trên đầu trụ đá ở vườn thánh địa Phật giáo đời vua Asoka (324-187 TCN), vương triều Maurya Dynasty nổi tiếng trong lịch sử Ấn Độ. Những cột đá khắc những tín điều thống trị này dùng để kỷ niệm Phật tổ Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên truyền giáo lý đạo Phật khắp thiên hạ. Đồ án quốc huy Ấn Độ đã phản ánh Ấn Độ là một nước có nền văn minh cổ xưa và lịch sử lâu đời.
Myanmar (Miến Điện)-Vùng rừng núi xa xôi

I.Nguồn gốc tên gọi:

Myanmar có tên đầy đủ là "Liên bang Myanmar", nằm ở phía tây bán đảo Trung Nam, có hai cách giải thích về nguồn gốc tên này:

1. Tên gọi của Trung Quốc vào thời nhà Tống. Năm 1160, sứ giả nước này đến thăm Tống, nhà Tống thấy đường xa, núi non cách trở đã gọi nước này là Miến (ý chỉ sự xa xôi), và lại do tên gọi của dải rừng ở giữa biên giới hai nước là Điện, hợp lại thành Miến Điện (ý chỉ vùng rừng núi xa xôi).
2. Bắt nguồn từ tên dân tộc, về sau trở thành tên nước. Dân tộc Myanmar chiếm 2/3 dân số toàn quốc, bản thân người Myanmar cho rằng nguồn gốc tên gọi của họ là kết hợp của Myan thêm vào hậu tố mar biểu thị sự tôn kính. Ở đây có ý "nhanh nhẹn và cường tráng, còn nguồn gốc ngôn ngữ nước này có thể có liên quan đến tiếng Phạn của đạo Bà La Môn, trong Phật giáo từ này ý chỉ những người cư trú đầu tiên ở bản địa.

Ngoài ra, người Myanmar còn gọi nước mình là Bumar (ý chỉ người khoẻ mạnh). Năm 1044, sau khi hình thành quốc gia thống nhất,đã trải qua ba vương triều phong kiến: Pagan, Toungoo và Konbaung. Từ 1824-1885, thực dân Anh qua ba lần chiến tranh xâm lược đã dần chiếm lĩnh Myanmar, khiến Myanmar trở thành thuộc địa của Anh. 5/1942, bị Nhật Bản xâm chiếm, năm 1945 lại bị Anh thống trị. 4/1/1948, tách khỏi liên bang Anh, tuyên bố độc lập, thành lập Liên bang Myanmar. 3/1/1974, đổi thành "nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanmar". 23/9/1988, đổi tên nước thành "Liên bang Myanmar".

II. Quốc kỳ, quốc huy:

Quốc kỳ:



Hình chữ nhật, nền cờ màu đỏ, góc trên bên trái lá cờ có một hình chữ nhật nhỏ màu lam sậm, trên đó là hình vẽ màu trắng. Hình vẽ trung tâm là hai bông lúa nước, xung quanh bông lúa nước là bánh răng có 14 cái răng, xung quanh bánh răng còn có 14 ngôi sao năm cánh. Bông lúa và bánh răng tượng trưng cho nông nghiệp và công nghiệp, 14 ngôi sao năm cánh tượng trưng cho 14 tỉnh và bang của Liên bang Myanmar. Màu đỏ trên quốc kỳ tượng trưng cho lòng dũng cảm và quyết đoán, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và đức tính tốt đẹp, màu lam sậm tượng trưng cho hòa bình và thống nhất. Quốc kỳ này được công bố trong Hội nghị nhân dân Myanmar lần thứ nhất năm 1974.

Quốc huy:


Hình vẽ trung tâm là một hoa văn hình tròn gồm có bánh răng 14 răng và bản đồ nước Myanmar, bao quanh bởi vòng tròn bằng bông lúa vàng. Bánh răng tượng trưng cho công nghiệp, 14 răng tượng trưng cho 14 tỉnh và bang, bản đồ biểu thị hình dạng biên giới Myanmar, bông lúa tượng trưng Myanmar là đất nước có nền nông nghiệp trồng lúa nucớ là chính. Hai bên hình tròn có hai con thánh sư màu vàng cảnh giác canh gác. Myanmar là một quốc gia tín ngưỡng Phật giáo, trong Phật giáo, thánh sư là biểu tượng của sự tốt lành, còn là hoá thân của thần bảo hộ, tượng trưng cho việc bảo vệ quốc gia, bảo vệ tổ quốc. Trên đỉnh chính giữa quốc huy có một ngôi sao màu vàng năm cánh, tượng trưng cho độc lập của đất nước. Phía dưới quốc huy là một dải trang trí màu vàng, trên đó có dòng chữ "Liên băng Myanmar" bằng tiếng Myanmar. Quốc huy này được chế định đồng thời với quốc kỳ năm 1974. Khi đó dòng chữ trên dải trang trí phía dưới quốc huy là "nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa liên bang Myanmar". Ngày 23/9/1988, đổi tên thành "Liên bang Myanmar", tên nước trên quốc huy cũng thay đổi theo.
Triều Tiên - đất nước đón ánh Mặt Trời đầu tiên

I.Nguồn gốc tên gọi:

Triều Tiên có tên đầy đủ là "Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên", nằm ở đông bắc đại lục châu Á. Theo sử sách ghi chép, khoảng năm 1122 TCN, tổ chức quốc gia đầu tiên là Triều Tiên cổ được thành lập. Thế kỷ VII TCN, tên Triều Tiên (Choson) từng xuất hiện trong sử sách, nhưng không thấy giải thích cụ thể về tên gọi này. "Sử ký" và "Hán thư" của Trung Quốc chép: "Vũ Vương phong Kija đến Triều Tiên". Sau đó, "Đông quốc dư địa thắng lãm" của Triều Tiên lại chép: "Triều Tiên, nước ở phía Đông, đón nhận những tia nắng Mặt Trời đầu tiên, gọi tên là Triều Tiên". Vương triều Kija và tiếp theo là Vệ thị của Triều Tiên (kiến lập năm 194 TCN) đều sử dụng tên Triều Tiên này.

Khoảng thế kỷ I, trên bán đảo Triều Tiên đã lần lượt xuất hiện ba nhà nước: Koguryo, Paekche, Silla; đến giữa thế kỷ VII, nhà Silla đã thống nhất bán đảo Triều Tiên. Năm 918, Wang Kon tự tuyên bố là Quốc vương, nhà Koguryo đã thay thế nhà Silla, đổi tên nước thành Koryo (Cao Li), mang ý nghĩa chỉ núi sông cao đẹp. Trong lịch sử Triều Tiên, Koryo trở thành tên gọi quốc gia thống nhất tồn tại gần 500 năm.Năm 1392, tướng Yi Songgye đã giành lấy chính quyền, thành lập vương triều mới, lúc đó, vì giữa đế vương hai nước Trung-Triều đang tồn tại quan hệ phong kiến, Yi Songgye đã báo cho Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương về việc đổi quốc hiệu đồng thời đề ra hai phương án để triều đình lựa chọn, thứ nhất là Triều Tiên, thứ hai là Hòa Ninh. Triều Tiên có nghĩa là đất nước đón tia nắng mặt trời đầu tiên (triều nhật tiên minh chi quốc độ). Chu Nguyên Chương đã sử dụng tên gọi Triều Tiên. Từ đó, quốc hiệu Triều Tiên (Korea) đã thay thế quốc hiều Koryo (Cao Li).

Để phân biệt với tên gọi Triều Tiên cũ giống thời xa xưa, sử sách gọi Yi Songgye là triều đại Yi. Chiến tranh Giáp Ngọ giữa Trung Quốc và Nhật Bản nổ ra, nhà Thanh đại bại, đã ký kết "Điều ước Mã Quan", thừa nhận Triều Tiên là nước hoàn toàn độc lập, phế bỏ quan hệ. Triều Tiên phải nộp cống cho triều đình nhà Thanh. 10/1897, Lý Hy đăng cơ xưng đế, cải quốc hiệu thành Đế quốc Đại Hàn, gọi tắt là Đại Hàn hoặc Hàn Quốc, nhưng chỉ sử dụng trong thời gian rất ngắn.

8/1910, Triều Tiên thành thuộc địa của Nhật Bản. Từ năm 1910 đến giữa tháng 8/1945, hai cách gọi Triều Tiên và Hàn Quốc bị sử dụng lẫn lộn, và không có hàm nghĩa chính trị đặc biệt nào. Tháng 8/1945, miền Bắc độc lập, ngày 9 tháng 9 năm 1948, hội nghị nhân dân tối cao đầu tiên của Triều Tiên thông qua Hiến pháp đã tuyên bố thành lập nước "Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên".

II. Quốc kỳ, quốc huy:

1. Quốc kỳ:


Hình chữ nhật, tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 2:1. Giữa nền cờ là một mặt rộng màu đỏ, trên dưới là hai dải hẹp màu lam, giữa hai màu lam và màu đỏ được cách bởi một viền trắng nhỏ, lệch về phía bên cán cờ, trên nền đỏ, có một nền tròn màu trắng, giữa nền tròn là một ngôi sao đỏ năm cánh. Sao đỏ năm cánh tượng trưng cho chính quyền nước Cộng hoà kế thừa toàn diện truyền thống cách mạng rực rỡ của cuộc đấu tranh cách mạng kháng Nhật, tượng trưng cho nhân dân Triều Tiên đi theo tư tưởng cách mạng của chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), phấn đấu tiến lên vì sự thống nhất độc lập của Tổ quốc và vì sự thắng lợi của CNXH và CN Cộng sản. Mặt rộng màu đỏ tượng trưng cho cuộc đấu tranh đẫm máu và tinh thần yêu nước cao cả của các chiến sĩ trong công cuộc giải phóng Tổ quốc và vì tự do của nhân dân, nó còn tượng trưng cho cuộc đấu tranh ngoan cường của nhân dân Triều Tiên vì thống nhất độc lập Tổ quốc và thắng lợi của CNXH và CNCS. Nền tròn màu trắng và hai đường trắng nhỏ tượng trưng Triều Tiên là một dân tộc đơn nhất. Màu lam tượng trưng cho chí hướng nhiệt thành của nhân dân Triều Tiên đoàn kết các nước XHCN và nhân dân toàn thế giới phấn đấu đến cùng cho nền hoà bình lâu dài của nhân loại. Quốc kỳ được chế định năm 1948.

2.Quốc huy:

Hình bầu dục, ở trung tâm có một con đập lớn và một trạm phát điện, thác nước và cột điện cao áp. Phía trên hình trung tâm có một ngôi sao đỏ năm cánh chiếu sáng. Xung quanh hình trung tâm được bao bọc bởi các bông lúa buộc bằng một dải lụa đỏ, trên dải lụa đỏ có dòng chữ vàng bằng tiếng Triều Tiên: "Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên". Ngôi sao năm cánh trên quốc huy tượng trưng cho chính quyền nước Cộng hoà kế thừa toàn diện truyền thống cácg mạng rực rỡm đồng thời tượng trưng cho tinh thần một lòng trung thành đi theo tư tưởng cách mạng vĩ đại của chủ tịch Kim Nhật Thành, dũng mãnh tiến lên vì độc lập thống nhất tổ quốc và CNXH. Trạm thuỷ điện tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại lấy công nghiệp nặng và giai cấp lãnh đạo cách mạng - giai cấp công nhân làm nền tảng. Bông lúa tượng trưng cho nông nghiệp và nông dân, đồng minh của giai cấp công nhân. Dải lụa màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh vĩnh hằng bất khuất của nhân dân đoàn kết xung quanh lãnh tụ, đi theo tư tưởng và ý chí cách mạng vĩ đại của chủ tịch Kim Nhật Thành. Quốc huy được chế định năm 1948.
 

cohonnhien

Thành viên
#2
ý nghĩa biểu tượng các quốc gia(p2)

Indonesia - Nước của nhiều quần đảo.

I.Nguồn gốc tên gọi:

Indonesia có tên đầy đủ là "Cộng hoà Indonesia", nằm ở Đông Nam Á, có vị trí vắt ngang qua xích đạo, do 13667 hòn đảo lớn nhỏ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương hợp thành, được gọi là "đất nước ngàn đảo".

Trong thư tịch Ấn Độ cổ, gọi Indonesia là Nusantara, mang nghĩa "nước của nhiều quần đảo". Nghe nói, tên nước Indonesia bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, do hai chữ Indo (nước) và nesos (đảo) hợp thành, mang nghĩa đảo quốc trên biển. Một cách giải thích khác cho rằng: trước thế kỷ XVI, Indonesia bị nhiều vương quốc phong kiến chia cắt lâu dài, mãi vẫn chưa có tên gọi thống nhất. Cuối thế kỷ XVI, sau khi Hà Lan xâm chiếm, đã gọi chung các đảo ở đây là "Đông Ấn thuộc Hà Lan". Đây là tên thống nhất sớm nhất của vùng này.
Năm 1884, nhà địa lý và dân tộc người Đức là Bastin, theo kết quả nghiên cứu ngôn ngữ và nhân chủng của ông, lần đầu tiên đã gọi đảo ở đây là "Indonesia", mang nghĩa "nước của quần đảo Ấn Độ". Năm 1922, một nhóm lưu học sinh Indonesia sang Hà Lan học tập, chính thức đề xướng lấy tên "Indonesia" làm tên nước, và lấy tên cho tổ chức chủ nghĩa dân tộc mình là "HIỆP HỘI INDONESIA". Năm 1928, đại hội đại biểu thanh niên INDONESIA quyết định: Indonesia là một nước, một dân tộc, một ngôn ngữ. Từ đó, tên "Indonesia" được sử dụng chính thức làm tên nước. Ngày 17/8/1945, thành lập "Cộng hoà Indonesia". Tháng 11/1949, đổi thành "Cộng hòa liên bang Indonesia", thuộc liên minh Hà Lan-Indonesia. Tháng 8/1950, tuyên bố độc lập và lấy tên như hiện nay.

II.Quốc kỳ, quốc huy:

Quốc kỳ:



Do hai hình chữ nhật bằng nhau màu đỏ và trắng tạo thành. Màu đỏ tượng trưng cho dũng cảm và chính nghĩa, màu trắng tượng trưng cho tự do, công bằng và thuần khiết. Lá cờ hai màu đỏ trắng của Indonesia có lịch sử lâu đời, được gọi là thánh kỳ (cờ thánh). Khi vương triều phong kiến Madjapahit hùng mạnh nhất trong lịch sử được dựng lập tại Đông Java (1293-1478), đã bắt đầu sử dụng lá cờ hai màu đỏ trắng. Sau này, nhân dân Indonesia khi tiến hành chiến tranh chống thực dân Hà Lan đã lấy lá cờ đỏ trắng làm lá cờ chiến đấu. Ngày 17/8/1945, nước Cộng hoà Indonesia thành lập, lá cờ đỏ trắng chính thức thành quốc kỳ của Indonesia.

Quốc huy:


Chế định năm 1950, đồ án trung tâm của quốc huy là một con thần ưng vàng dang rộng hai cánh, hai chân doạng ra. Phần ức chim ưng có một tấm lá chắn. Thần ưng tượng trưng cho vinh quang và thắng lợi, tấm lá chắn tượng trưng cho sức mạnh tự vệ. Tấm lá chắn có hai màu đỏ trắng, giống với màu quốc kỳ. Trên mặt tấm lá chắn có 5 hình vẽ, tượng trưng 5 nền tảng xây dựng đất nước. Sao vàng tượng trưng cho thần đạo, trâu tượng trưng cho dân quyền, cây đa xanh lục tượng trưng cho chủ nghĩa dân tộc, vòng dây vàng tượng trưng cho chủ nghĩa nhân đạo, bông và lúa tượng trưng cho phúc lợi và cái ăn, cái mặc của nhân dân và chính nghĩa xã hội. Đường ngang màu đen giữa tấm lá chắn tượng trưng cho xích đạo, đi qua đất nước nghìn đảo này. Tám chiếc lông đuôi thần ưng biểu thị tháng 8, 17 chiếc lông ở mỗi bên cánh chim biểu thị ngày 17, nghĩa là ngày 17 tháng 8, ngày độc lập của Indonesia. Hai chân thần ưng quắp một dải trang trí, trên đó viết một câu cách ngôn bằng cổ văn Indonesia, nghĩa là khác đường cùng đích.
Tây Ban Nha - Nước của thỏ rừng.

I.Nguồn gốc tên gọi:

TBN nằm ở bán đảo Iberia , phía nam châu Âu .Nguồn gốc tên nước có 3 cách giải thích:

<> Bắt nguồn từ tiếng Phoeniki là "shaphan" mang nghĩa là nước của thỏ rừng.Thế kỉ 10 Trước CN đến thế kỉ 8 sau CN , người Phoeniki vượt Địa Trung Hải xâm chiếm mở rộng vè phía TBN , dùng tiếng Phoeniki đặt tên cho các vùng đất chiếm được.Theo truyền thuyết , người Phoeniki khi đặt chân lên bán đảo Iberia, họ đã phát hiện rất nhiều thỏ rừng ở ven bờ,thế là kấy từ trong tiếng Phoeniki đặt tên là "shaphan" ,mang nghĩa thỏ rừng , tên nước TBN (Spain) có tù đó .

<> Bắt nguồn trong tiếng Basque là "ezpanã" ,mang nghĩa biên cương , hải dương do người Carthage cổ thiết lập cứ điểm vùng ven biển .Tên gọi này truyền sang La Mã, bị ngộ nhận là tên của cả vùng đất , về sau lấy làm tên QG .

<> Băt nguồn twù tiếng Hebrew - Phoeniki là Espana , mang nghãi chôn giấu , nghĩa rộng là "tài sản được cất giấu" hay mỏ khoáng sản .Bán đảo Iberia sản xuất khai thác vàng bạc , người Phoeniki từ xa đến cướp bóc vì thế đặt tên như trên .

Tiếp sau người Phoeniki , người La Mã , người Visigoth , Moors từng thống trị nwoi đây.Để chống alị sự xâm lược của ngoại bang người TBN tiến hành đấu tranh trong thời gian dài .năm 1942, giành được thắng lợi thắng lợi từ phong trào Quang phục, thành lập QG phogn kiên tập quyền trung ương thống nhất sớm nhất châu Âu.Tên nước lúc đầu là "Hispania", sau chuyển thành "Ispania" , tiếng Anh đọc là Spain .TBN là dịch từ âm Hán .Năm 1939, Franco cướp chính quyền , tháng 7 năm 1947 , đổi tên thành "Vương quốc Tây Ban Nha ".

II.Quốc kỳ, quốc huy:

Quốc kỳ:



Hình chữ nhật .Do 3 hình chữ nhật ănmf ngang sông sông màu đỏ , vàng và đỏ hợp thành .Hai dải sọc màu đỏ trên và dưới mỗi dải chiếm 1/4 nền cờ , dải sọc vàng ở giữa chiếm 1/2 nền cờ , bên phía cán cờ có hình quốc huy .Hai màu vàng và đỏ là màu truyền thống được người TBN yêu thích và đại diện cho 4 vương quốc cổ xưa của TBN.

Quốc huy:



Trung tâm là hình tấm lá chắn.Trên mặt tấm lá chắn có 6 nhóm hình vẽ .Góc trên bên trái là nền đỏ , trên đó có toà lâu đài thành luỹ màu vàng , góc trên bên phải là con sư tử đầu đội vương miện , hai chân trước giơ lên , hình vẽ này là biểu tượng của đất nước TBN cổ xưa , lần lượt tượng trưng cho Castila và Leon .Góc dưới bên trái nền vàng sọc đỏ , goc dưới bên phải là lưới xích màu vàng lần lượt tương trưng cho Aragon (nằm ở phía Đông Bắn TBN) và Navarra (nằm ở phía Bắc TBN)Phía dưới tấm lá chắn là thạch lựu mà đỏ , tượng trưng cho Granada(nằm ở phía Nam TBN).Trong hình bầu dục nền lam viền đỏ ở giữa tấm lá chắn có 3 đoá hoa Bách hợp .Phía trên tấm lá chắn là 1 chiếc vương miện lớn .Hai bên tấm lá chắn là 2 chiếc trụ Hercules , trụ được quấn bằng dải trang trí màu đỏ , phái trên trụ bên trái là 1 chiếc vương miện , phái phải là 1 chiếc mũ đế quốc , dong chữ trên dải trang trí có nghĩa là "Ngaòi biển còn có đất liền". Quốc huy này được sử dụng kể từ năm 1981.
Slovenia - Những dân tộc cùng chung văn tự

I.Nguồn gốc tên gọi:

Slovenia có tên đầy đủ là "Cộng hoà Slovenia", nằm ở Trung Âu. Tên nước lấy từ tên Slovenes thuộc ngữ hệ Slavs. Slovenia, Slovenes cùng với các dân tộc Slavsm Slovak giống nhau, chung nguồn từ chữ "slavas" trong tiếng Slavs mang nghĩa "danh vọng" hay "dân tộc danh vọng", hoặc trong từ "slovo" trong tiếng Slavs mang nghĩa "văn tự", tức là "các dân tộc cùng một văn tự".

Thế kỷ VI, người Slovenes định cư ở thượng du sông Sava. Thế kỷ VII, Slovenia thuộc về vương quốc phong kiến Samo. Thế kỷ VIII, bị vương quốc Frank thống trị, sau Slovenia bị thống trị bởi vương triều Habsburg, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, Áo-Hung. Năm 1918, tham gia hợp thành "Vương quốc Serbia-Croatia-Slovenia". Năm 1928, đổi tên thành "Nam Tư". Thế chiến II bị ba nước Đức, Italia, Hungary phân chia. Năm 1946, sau chiến thắng phát xít, Slovenia trở thành một bộ phận của Liên bang Nam Tư. Đầu năm 1990, ở lần họp Quốc hội toàn Liên bang Nam Tư lần thứ 14, các nước Cộng hoà công khai phân tách, Ngày 25/6/1991, Slovenia tuyên bố độc lập, ngày 7/10 cùng năm tuyên bố chính thức thoát ly khỏi Liên bang Nam Tư.

II.Quốc kỳ, quốc huy.

Quốc kỳ:


Hình chữ nhật, do ba hình chữ nhật nằm ngang bằng nhau màu trắng, lam và đỏ hợp thành. Phía trên bên trái có hình quốc huy. Năm 1992, chính thức sử dụng lá cờ ba màu này làm quốc kỳ.

Quốc huy:



Hình tấm lá chắn. Nền quốc huy có màu lam, phía dưới tấm lá chăn có gơn sóng trắng-lam xen kẽ nhau, nền là ba ngọn núi. Phần trên của quốc huy có ba ngôi sao vàng sáu cánh.
MALDIVES - Đảo cung điện

I. Nguồn gốc tên gọi.

Maldives có tên gọi đầy đủ là "Nước cộng hoà Maldives", nằm ở Ấn Độ Dương, tây nam Sri Lanka. Nguồn gốc tên gọi có 4 cách giải thích:

1.Bắt nguồn từ hòn đảo chủ yếu Male, mang ý nghĩa "quần đảo viền hoa" hay "đảo cung điện".
2.Bắt nguồn từ ý nghĩ "nước của ngàn đảo" trong tiếng Malabal, do 19 hòn đảo lớn nhỏ và gần 2000 đảo san hô hợp thành.
3.Maldives có nghĩa là "con ngoan của mặt trời", do vị trí gần sát xích đạo, ánh sáng dồi dào, cả năm dường như chỉ có mỗi mùa hè, cây trồng phong phú, hoa cỏ xanh tươi, nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 26-31oC. Từ 2000 năm trước, người Maldives đã đến đây định cư.
4.Theo tư liệu chính thức, người Maldives hiện nay do các di dân từ Ấn Độ, Sri Lanka và Trung Đông đến đây sinh sống và hoà nhập với cư dân bản địa từ rất lâu. Người Maldives vốn tín ngưỡng Phật giáo, sau đó đạo Hồi được truyền vào, năm 1116, thành lập quốc gia Sultan Hồi giáo. Từ thế kỷ XVI trở đi, chịu sự thống trị của Bồ Đào Nha và Hà Lan. Năm 1887, trở thành nước bảo hộ của Anh. Năm 1953, Anh thừa nhận Maldives là nước Cộng hoà nằm trong khối Liên hiệp Anh. Ngày 26/7/1965, tuyên bố độc lập. Ngày 11/11/1968, thành lập nước "Cộng hòa Maldives".

II.Quốc kỳ, quốc huy.

Quốc kỳ:



Do ba màu đỏ, lục và trắng hợp thành. Nền cờ là hình chữ nhật màu lục, bốn phía có viền đỏ, chiều rộng của viền đỏ bằng 1/4 chiều rộng của toàn lá cờ, chiều rộng của hình chữ nhật màu lục bằng nửa chiều rộng toàn lá cờ. Chính giữa hình chữ nhật màu lục có một vành trăng non lưỡi liềm. Màu đỏ tượng trưng cho máu của các anh hùng dân tộc đã hiến thân cho chủ quyền và độc lập của đất nước, màu lục tượng trưng cho sự sống, tiến bộ và phồn vinh, màu trắng tượng trưng cho hoà bình, an ninh và niềm tin của nhân dân vào đạo Hồi. Maldives có nghĩa là "đảo cung điện". Năm 1116, thành lập nước Sultan lấy đạo Hồi làm quốc giáo, quốc kỳ là một lá cờ đỏ. Năm 1900, quyết định thêm hình chữ nhật màu lục lên lá cờ đỏ, đồng thời thêm hình vàng trăng non lưỡi liềm màu trắng nền màu lục. Ngày 11/11/1968, nước cộng hoà Maldives thành lập, quyết định tiếp tục sử dụng quốc kỳ này.

Quốc huy.



Do một vành trăng non lưỡi liềm, một ngôi sao năm cánh, hai lá quốc kỳ và một cây dừa biển hợp thành. Trăng non lưỡi liềm màu trắng biểu thị cho hoà bình, an ninh và niềm tin vào đạo Hồi, đồng thời, trăng non lưỡi liềm và ngôi sao năm cánh còn biểu thị Maldives là quốc gia lấy đạo Hồi làm quốc giáo. Quốc kỳ tượng trưng cho sự tôn nghiêm của đất nước, cây dừa tượng trưng cho vai trò quan trọng của nó trong đời sống của nhân dân Maldives, người dân coi cây này là cây của sự sống. Đáy quốc huy là một dải trang trí màu trắng, trên đó viết dòng chữ bằng tiếng Ả Rập "Nước Cộng hòa Maldives"
 

cohonnhien

Thành viên
#3
ý nghĩa biểu tượng các quốc gia(p3)

Lebanon (Libăng) - Nước của núi trắng

I. Nguồn gốc tên gọi.

Lebanon có tên gọi đầy đủ là "nước Cộng hòa Lebanon", nằm ở phía Tây châu Á, mạn đông Địa Trung Hải. Tên nước lấy từ tên vùng núi Lebanon.

Tên cổ của hệ thống núi Lebanon trong tiếng La tinh gọi là "núi Lebanus", trong tiếng Hy Lạp là "Lebanos", trong tiếng Ả rập là "Lebunan". Các tiếng khác nhau này đều có chung từ "Leban" mang nghĩa "trắng", do đó núi Lebanon còn được gọi là núi Trắng. Hệ thống núi này có địa mạo là đá vôi hiện lên màu trắng, có nhiều đoạn núi song song với bờ biển quanh năm được tuyết bao phủ. "Núi đồi màu trắng" của tuyết và đá vôi, từ đó đặt thành tên nước mang ý nghĩa là nước của dãy núi trắng.

Lebanon ngày xưa là một bộ phận của Phoenicia. Khoảng 2000 năm tr.CN. lần lượt bị Ai Cập, Assyria, Babylon và La Mã thống trị. Giữa thế kỷ VII đến đầu thế kỷ XVI, trở thành bộ phận của đế quốc Ả Rập. Về sau bị Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục, là bộ phận của đế quốc Ottoman. Sau thế chiến thứ hai, trở thành thuộc địa uỷ nhiệm của Anh. Tháng 6/1941, bị quân Anh chiếm lĩnh. Ngày 22/11/1943, Lebanon độc lập và thành lập nước "Cộng hòa Lebanon"

II.Quốc kỳ, quốc huy.

Quốc kỳ.



Phía trên và dưới của lá cờ là hình chữ nhật nằm ngang song song màu đỏ, mỗi hình chiếm 1/4 nền cờ, giữa là hình chữ nhật màu trắng, chiếm một nửa nền cờ. Giữa phần màu trắng có một cây thông tuyết Lebanon màu lục từng được nhắc đến trong "Kinh Thánh", thân cây màu cà phê, cành cây màu lục sẫm. Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng cho tinh thần hy sinh xả thân, màu trắng tượng trưng cho hoà bình, cây thông tuyết tượng trưng cho sức mạnh quật cường, biểu thị sự thuần khiết, trường tồn. Sau thế chiến I, Lebanon là đất uỷ nhiệm cai trị của nước Pháp, lấy ba màu đỏ trắng và lam của Pháp làm màu quốc kỳ và thêm vào giữa lá cờ hình vẽ cây thông tuyết. Năm 1943, sau khi độc lập, bản Hiến pháp sửa đổi quy định đổi màu lam trên quốc kỳ cũ thành màu đỏ, đồng thời cây thông tuyết ở chính giữa, chiếm 1/3 chiều dài hình chữ nhật màu trắng, chiều cao của cây thông tuyết phải chạm tới cạnh của hình chữ nhật màu đỏ.

Quốc huy.



Hình tấm khiên, chia chéo thành 3 phần: đỏ, trắng, đỏ. Chính giữa dải màu trắng có một cây thông tuyết, hàm nghĩa về màu sắc giống như quốc kỳ. Phần dưới quốc huy còn có một dải trang trí, trên đó viết dòng chữ "nước Cộng hoà Lebanon" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Pháp. Quốc huy được chế định và năm 1943 khi đất nước này giành độc lập.
Áo (Austria) - Quốc gia phía Đông

I.Nguồn gốc tên gọi.

Áo có tên gọi đầy đủ là "Cộng hòa Áo", nằm ở phía Nam Trung Âu, tên nước là từ "vùng đất phía đông" trong tiếng La tinh biến thành.

Thế kỷ VI, một bộ phận người sống ở bang Bavaria (nước Đức ngày nay) di chuyển về phía Nam và Đông, tiến vào phần phía Tây và Trung nước Áo ngày nay, cùng với người các nơi khác đến định cư ở đây, trở thành tổ tiên người Áo. Nửa sau thế kỷ VIII, dưới sự thống trị của Đại đế Charlemagne, một vùng nước Áo được gọi là "biên cương phía Đông", do nằm ở vị trí phía đông đế quốc Charlemagne. Năm 995, Đại Đế Otto đánh bại được người Magyars, thành lập lại biên cương phía Đông.Năm 1156, thành lập công quốc Otto độc lập,mang nghĩa là "quốc gia phía Đông". Tên nước hiện nay lấy từ tiếng Đức, sau dùng tiếng Anh đọc theo La tinh là "Austria". "Áo" là dịch âm Hán ngữ từ "Áo Địa Lợi".

Năm 1866, Áo thất bại trong cuộc chiến tranh Phổ-Áo, và trở thành một bộ phận trong đế quốc Áo Hung. Sau thế chiến I, đế quốc Áo Hung tan rã, ngày 12/11/1918 thành lập "Cộng hoà Áo". Tháng 3 năm 1938, bị phát xít Đức thôn tính. Sau thế chiến II, toàn lãnh thổ Áo bị phân thành bốn vùng do Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng. Ngày 15/5/1955, giành được độc lập, tháng 10 cùng năm tuyên bố trung lập vĩnh viễn.

II. Quốc kỳ, quốc huy.

Quốc kỳ.



(Loại cờ thường, dùng trong những dịp thường)


(Các cơ quan của Áo ở nước ngoài, Tổng thống, Bộ trưởng và các thành viên của Chính phủ đều dùng quốc kỳ này)

Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu đỏ, trắng, đỏ nằm song song hợp thành. Giữa quốc kỳ có hình quốc huy của nước Áo. Năm 1230, lá cờ Áo đã có ba màu đỏ,trắng,đỏ. Theo lịch sử, công tước Babenberg của đế quốc Áo Hung khi quyết chiến với vua Anh Richard I, bộ quân phục màu trắng của Công tước gần như nhuộm đầy máu, chỉ có chỗ đeo kiếm là giữ được một đường trắng. Từ đó quân đội của Công tước đã dùng lá cờ màu đỏ, trắng, đỏ làm cờ chiến. Năm 1786, quốc vương Joseph II đã hạ lệnh lấy lá cờ ba màu đỏ, trắng, đỏ làm cờ chiến cho toàn quân. Năm 1919, chọn lá cờ này làm quốc kỳ. Các cơ quan của Áo ở nước ngoài, Tổng thống, Bộ trưởng và các thành viên của Chính phủ đều dùng quốc kỳ có thêm quốc huy, trong trường hợp bình thường thì dùng quốc kỳ không có thêm quốc huy.

Quốc huy.



Hình chim ưng. Trước ngực chim ưng treo một tấm lá chắn, mặt lá chắn là ba hình chữ nhật nằm ngang màu đỏ, trắng, đỏ hợp thành hình quốc kỳ Áo. Biểu tượng chim ưng có thể lần về khoảng năm 1100. Hình tượng, tư thế, trang sức của chim ưng có khác nhau theo sự thay đổi của thời đại. Sau thế chiến I, đế quốc Áo Hung tan rã, 11/1918, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Áo, chiếc vương miện trên quốc huy cũ tượng trưng cho vương quyền được thay thế bằng chiếc mũ tròn dẹt (bêrê) vàng tượng trưng cho thị dân (cổ La Mã dùng mũ bêrê vàng để thưởng cho những dũng sĩ trèo lên được thành luỹ quân địch trước tiên), chiếc bảo kiếm vốn tượng trưng cho vương quyền nay được thay thế bằng cái liềm và cái búa tượng trưng cho công-nông. Năm 1945, đảng Nhân dân, đảng Xã hội và đảng Cộng sản Áo hợp lại thành chính phủ liên hiệp, cùng năm đó quốc huy sử dụng đồ án mới, trong đó xiềng xích của chim ưng bị đứt tung, tượng trưng cho tự do và giải phóng nhân dân và được sử dụng cho đến ngày nay.
(St)
 

Bình luận bằng Facebook

Top