Lãnh đạo UBND xã Đường Lâm (Hà Nội) vừa có quyết định xử phạt đối với ông Trương Đức Thắng, thành viên đoàn làm phim “Chuyện làng Bồm”.
Theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND xã Đường Lâm Phan Văn Hoà ký, ông Trương Đức Thắng-đại diện đoàn làm phim, có hành vi vi: “Viết vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh".
Giếng cổ bị bột màu phủ kín. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng
Với vi phạm này, ông Thắng bị phạt tiền 2 triệu đồng. Ngoài ra, ông Trương Đức Thắng phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của giếng cổ Đường Lâm.
Trước đó vào ngày 7/11, người dân bức xúc khi phát hiện đoàn làm phim “Chuyện làng Bồm” tự ý dùng màu phủ lên bề mặt giếng cổ ở thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Thành viên trong đoàn phim đã dùng vôi ve màu đỏ phủ lên toàn bộ bề mặt giếng cả bên trong và bên ngoài, sau đó dùng bút vẽ màu đen tô vẽ bên ngoài bề mặt giếng tạo hình gạch đá ong.
Đoàn làm phim đã tẩy rửa phần màu vẽ phủ lên bề mặt giếng. Ảnh: LỘC LIÊN
Ngày 8/11 đoàn làm phim đã khắc phục bằng cách cọ rửa màu vẽ cả bên ngoài lẫn bên trong giếng. Tuy nhiên bên trong lòng giếng vẫn còn lưu lại nhiều dấu vết, trong khi bề mặt bên ngoài giếng bị bay hết lớp rêu phong.
Trưởng Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo giải thích, giếng cổ ở làng Mông Phụ thuộc khu vực bảo vệ I của di tích quốc gia. Theo quy định tại điều 32 Luật Di sản, khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích. Yếu tố gốc cấu thành di tích là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian.
Nguồn: Báo điện tử Kiến thức
Theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND xã Đường Lâm Phan Văn Hoà ký, ông Trương Đức Thắng-đại diện đoàn làm phim, có hành vi vi: “Viết vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh".
Giếng cổ bị bột màu phủ kín. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng
Với vi phạm này, ông Thắng bị phạt tiền 2 triệu đồng. Ngoài ra, ông Trương Đức Thắng phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của giếng cổ Đường Lâm.
Trước đó vào ngày 7/11, người dân bức xúc khi phát hiện đoàn làm phim “Chuyện làng Bồm” tự ý dùng màu phủ lên bề mặt giếng cổ ở thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Thành viên trong đoàn phim đã dùng vôi ve màu đỏ phủ lên toàn bộ bề mặt giếng cả bên trong và bên ngoài, sau đó dùng bút vẽ màu đen tô vẽ bên ngoài bề mặt giếng tạo hình gạch đá ong.
Đoàn làm phim đã tẩy rửa phần màu vẽ phủ lên bề mặt giếng. Ảnh: LỘC LIÊN
Ngày 8/11 đoàn làm phim đã khắc phục bằng cách cọ rửa màu vẽ cả bên ngoài lẫn bên trong giếng. Tuy nhiên bên trong lòng giếng vẫn còn lưu lại nhiều dấu vết, trong khi bề mặt bên ngoài giếng bị bay hết lớp rêu phong.
Trưởng Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo giải thích, giếng cổ ở làng Mông Phụ thuộc khu vực bảo vệ I của di tích quốc gia. Theo quy định tại điều 32 Luật Di sản, khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích. Yếu tố gốc cấu thành di tích là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian.
Nguồn: Báo điện tử Kiến thức