Hôm nay như thường lệ lớp tôi lại tụ tập trước cổng trường cấp 3 hẹn nhau cùng đến thăm thầy cô giáo cũ. Rồi cũng như mọi khi, cả lớp tới thăm cô Oanh, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 năm xưa. Chồng cô đã mất vì ung thư cách đây hơn 5 năm, cả cuộc đời gần nghỉ hưu cô vẫn ở ngôi nhà ống xây gạch thô chưa tô trát, chưa trang trí gì cả. Chính lối sống giản dị, thanh bạch ấy mà thế hệ học trò nào cũng thương cảm, quý mến cô. Chúng tôi cũng vậy, cả năm tất bật, lo toan công việc, chỉ có được ngày này 20/11, như nhắc nhở bổn phận mình nhớ tới thầy cô và đầu tiên lại tìm đến những người thầy cô mà mình kính trọng nhất, trong đó cô Oanh luôn được cả lớp đề cử đi thăm đầu tiên.
Cô ánh lên những niềm vui hân hoan khi học trò dù đã trưởng thành ở nhiều lĩnh vực, tuổi tác đã nhiều nhưng còn nhớ đến cô. Nhưng cứ gặp lớp tôi, khi nào cô cũng thở dài nuối tiếc. Cô tiếc cho tôi, cái Vân, thằng Huy sao học giỏi thế mà lại đi sư phạm giống cô. Chúng tôi đôi khi vui vẻ trả lời rằng: bọn em nếu có giỏi đi sư phạm càng tốt chứ ạ, thầy giỏi mới có trò giỏi mà cô. Cô chỉ cười buồn không nói gì cả.
Thực sự ba đứa chúng tôi năm ấy giỏi nhất khối 12. Tôi thì không đáng để nói, nhưng cái Vân và thằng Huy thì đúng là rất giỏi. Thằng Huy học Toán, Lí, Hóa cực siêu, chẳng bài nào nó phải bó tay. Đi học cứ lớp phớt như đi chơi, ngất ngưởng lãng đãng, nhưng cứ lên bảng thì bài nào nháy mắt một cái là giải xong. Cái Vân học Tiếng Anh cực đỉnh, viết thông nói thạo, trôi chảy đến kinh ngạc. Khả năng ngoại ngữ của nó một thứ năng khiếu thiên bẩm. Bạn học khi đó rất nể phục và kì vọng vào hai đứa nó, thế nào cũng thành đạt trở thành những trí thức lớn của xã hội.
Thế nhưng thật trùng hợp, tôi, Huy và Vân cùng vào sư phạm. Tôi cuối năm lớp 12 bị bệnh nặng, đến khi bớt bệnh chỉ còn kịp thi vào sư phạm, các trường khác đã qua đợt thi tuyển. Thằng Huy bố làm công ty xây dựng, làm ăn thua lỗ, cũng không dám thi vào trường kiến trúc như ước mơ của nó, lặng lẽ chọn sư phạm như một hoàn cảnh bất khả kháng. Cái Vân bố bị tai biến liệt nửa người, mẹ bán rau kiếm tiền đủ sống qua ngày, không mơ ước bay bổng được, con đường vào sư phạm sẽ đỡ phải trang trải học phí từng kì là một lựa chọn tối ưu nhất.
Sau này vào học tôi nghiệm thấy cả lớp hơn 40 đứa thì không đứa nào yêu thích, đam mê nghề giáo mà vào học cả, mỗi đứa một hoàn cảnh đưa đẩy phải chọn sư phạm mà thôi. Thật đau lòng, nó nghiệm đúng với câu “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”.
Mấy năm đầu ra trường gặp nhau, cái Vân cũng khá hứng thú. Nó bảo: “Nghề dạy học cũng đâu đến nỗi cậu nhỉ? Lớp, lớp học trò xinh tươi qua đi mà mình là nhân chứng, khá thi vị đấy chứ”. Quả thật, nếu chỉ như Vân nói thì quá đúng rồi, nghề dạy học thật thanh cao, thánh thiện trong lành như giọt sương mai buổi sớm. Một nghề thật cao cả truyền cảm hứng cho hàng vạn lượt học sinh, thầy cô như biểu tượng của tri thức và nhân cách sống.
Thế nhưng thời gian qua đi, nó như một thứ trải nghiệm để ta nhìn nhận vào sự thật cuộc sống. Và để rồi tôi và Vân, Huy cũng đều giống như cô Oanh lại thật buồn khi học trò của mình lại chọn nghề sư phạm giống mình.
Tại sao một nghề “cao quý nhất trong những nghề cao quý” lại không ai có tâm huyết theo đuổi? Họ chỉ đến với nghề hoàn toàn do hoàn cảnh mà phải lựa chọn. Câu trả lời sẽ mỗi người mỗi khác, nhưng cá nhân tôi với hơn 10 năm trong nghề thì nhận thấy rằng: bởi do nghề nhà giáo quá gò bó, khắc khổ và đồng lương thực sự là chưa tương xứng với những gì công sức mình bỏ ra.
Sau nhiều lần hứa hẹn lương nhà giáo sẽ đảm bảo đủ sống nhưng cho đến cho đến nay đồng lương vẫn còn còm cõi, dặt dẹo. Nhiều người cải thiện bằng việc dạy thêm, nhưng nay dạy thêm đã bị cấm hoàn toàn. Tôi vẫn nhớ thằng Huy, bạn tôi, chui lủi cố dạy ở nhà vài đứa cuối cùng bị lôi ra kiểm điểm trước toàn trường ê chề, buồn tủi. Việc dạy thêm như một thứ tội đồ mà mọi sự giận dữ của xã hội trút lên đôi vai gầy gò của người thầy tội nghiệp.
Giáo viên quay cuồng với đủ thứ đổi mới. Mỗi năm lại phải cập nhật một thứ mới, cái nọ chồng chất lên cái kia, giáo viên loay hoay không biết đâu là giải pháp tối ưu. Họ lúng túng trước muôn vàn cái mới, ngổn ngang trước hàng ngàn học thuyết. Cơ man là những phương pháp đổi mới được du nhập ở mọi nơi trên địa cầu. Học sinh và giáo viên như một cỗ máy thử nghiệm toàn bộ các phương pháp, dự án dạy học của toàn bộ các nước trên thế giới.
Giáo viên thực sự không còn một chút quyền, dù là nhỏ nhất. Lãnh đạo giao chỉ tiêu áp đặt, la lối khi không hoàn thành, nhưng trước học sinh giáo viên vừa phải hoàn thành nhiệm vụ, vừa phải nhũn nhặn, nhẹ nhàng nâng đỡ, khuyên bảo các em. Có lẽ câu “người thầy là những kĩ sư tâm hồn” đã không còn phù hợp mà người thầy là những “nghệ sĩ đại tài”. Họp hành có khi bị mắng mỏ, nạt nộ dọa cắt lương, kỉ luật nhưng trước học sinh vẫn phải yêu thương, tươi cười, niềm nở như không có gì. Vâng, không đóng kịch giỏi như một nghệ sĩ bạn sẽ không làm được những thứ vui buồn đột xuất như thế được.
Dạy học trò trung thực nhưng vì bệnh thành tích mà ngay thầy cô giáo cũng phải làm những điều gian lận. Mọi người đều biết, học trò đều thấy nhưng không thể làm gì khác hơn. Nó như một thứ tất yếu của cơ chế vậy.
Áp lực với xã hội, với học sinh, với chỉ tiêu, thành tích, với những người quản lí trong ngành và phải sống với đồng lượng ít ỏi. Nghề giáo viên đã trở thành một nghề có vị trí thấp trong xã hội. Có lẽ tôi và các bạn của tôi cũng lại giống như cô Oanh luôn khuyên học trò của mình: dù thế nào chăng nữa cũng đừng lựa chọn nghề giáo làm kế mưu sinh nhé, nghề này nó bạc lắm!
Có chăng ta làm nghề giáo lại đang xấu hổ khi làm nghề giáo viên? Đáng suy ngẫm lắm thay.
Cô ánh lên những niềm vui hân hoan khi học trò dù đã trưởng thành ở nhiều lĩnh vực, tuổi tác đã nhiều nhưng còn nhớ đến cô. Nhưng cứ gặp lớp tôi, khi nào cô cũng thở dài nuối tiếc. Cô tiếc cho tôi, cái Vân, thằng Huy sao học giỏi thế mà lại đi sư phạm giống cô. Chúng tôi đôi khi vui vẻ trả lời rằng: bọn em nếu có giỏi đi sư phạm càng tốt chứ ạ, thầy giỏi mới có trò giỏi mà cô. Cô chỉ cười buồn không nói gì cả.
Thực sự ba đứa chúng tôi năm ấy giỏi nhất khối 12. Tôi thì không đáng để nói, nhưng cái Vân và thằng Huy thì đúng là rất giỏi. Thằng Huy học Toán, Lí, Hóa cực siêu, chẳng bài nào nó phải bó tay. Đi học cứ lớp phớt như đi chơi, ngất ngưởng lãng đãng, nhưng cứ lên bảng thì bài nào nháy mắt một cái là giải xong. Cái Vân học Tiếng Anh cực đỉnh, viết thông nói thạo, trôi chảy đến kinh ngạc. Khả năng ngoại ngữ của nó một thứ năng khiếu thiên bẩm. Bạn học khi đó rất nể phục và kì vọng vào hai đứa nó, thế nào cũng thành đạt trở thành những trí thức lớn của xã hội.
Thế nhưng thật trùng hợp, tôi, Huy và Vân cùng vào sư phạm. Tôi cuối năm lớp 12 bị bệnh nặng, đến khi bớt bệnh chỉ còn kịp thi vào sư phạm, các trường khác đã qua đợt thi tuyển. Thằng Huy bố làm công ty xây dựng, làm ăn thua lỗ, cũng không dám thi vào trường kiến trúc như ước mơ của nó, lặng lẽ chọn sư phạm như một hoàn cảnh bất khả kháng. Cái Vân bố bị tai biến liệt nửa người, mẹ bán rau kiếm tiền đủ sống qua ngày, không mơ ước bay bổng được, con đường vào sư phạm sẽ đỡ phải trang trải học phí từng kì là một lựa chọn tối ưu nhất.
Sau này vào học tôi nghiệm thấy cả lớp hơn 40 đứa thì không đứa nào yêu thích, đam mê nghề giáo mà vào học cả, mỗi đứa một hoàn cảnh đưa đẩy phải chọn sư phạm mà thôi. Thật đau lòng, nó nghiệm đúng với câu “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”.
Mấy năm đầu ra trường gặp nhau, cái Vân cũng khá hứng thú. Nó bảo: “Nghề dạy học cũng đâu đến nỗi cậu nhỉ? Lớp, lớp học trò xinh tươi qua đi mà mình là nhân chứng, khá thi vị đấy chứ”. Quả thật, nếu chỉ như Vân nói thì quá đúng rồi, nghề dạy học thật thanh cao, thánh thiện trong lành như giọt sương mai buổi sớm. Một nghề thật cao cả truyền cảm hứng cho hàng vạn lượt học sinh, thầy cô như biểu tượng của tri thức và nhân cách sống.
Thế nhưng thời gian qua đi, nó như một thứ trải nghiệm để ta nhìn nhận vào sự thật cuộc sống. Và để rồi tôi và Vân, Huy cũng đều giống như cô Oanh lại thật buồn khi học trò của mình lại chọn nghề sư phạm giống mình.
Tại sao một nghề “cao quý nhất trong những nghề cao quý” lại không ai có tâm huyết theo đuổi? Họ chỉ đến với nghề hoàn toàn do hoàn cảnh mà phải lựa chọn. Câu trả lời sẽ mỗi người mỗi khác, nhưng cá nhân tôi với hơn 10 năm trong nghề thì nhận thấy rằng: bởi do nghề nhà giáo quá gò bó, khắc khổ và đồng lương thực sự là chưa tương xứng với những gì công sức mình bỏ ra.
Sau nhiều lần hứa hẹn lương nhà giáo sẽ đảm bảo đủ sống nhưng cho đến cho đến nay đồng lương vẫn còn còm cõi, dặt dẹo. Nhiều người cải thiện bằng việc dạy thêm, nhưng nay dạy thêm đã bị cấm hoàn toàn. Tôi vẫn nhớ thằng Huy, bạn tôi, chui lủi cố dạy ở nhà vài đứa cuối cùng bị lôi ra kiểm điểm trước toàn trường ê chề, buồn tủi. Việc dạy thêm như một thứ tội đồ mà mọi sự giận dữ của xã hội trút lên đôi vai gầy gò của người thầy tội nghiệp.
Giáo viên quay cuồng với đủ thứ đổi mới. Mỗi năm lại phải cập nhật một thứ mới, cái nọ chồng chất lên cái kia, giáo viên loay hoay không biết đâu là giải pháp tối ưu. Họ lúng túng trước muôn vàn cái mới, ngổn ngang trước hàng ngàn học thuyết. Cơ man là những phương pháp đổi mới được du nhập ở mọi nơi trên địa cầu. Học sinh và giáo viên như một cỗ máy thử nghiệm toàn bộ các phương pháp, dự án dạy học của toàn bộ các nước trên thế giới.
Giáo viên thực sự không còn một chút quyền, dù là nhỏ nhất. Lãnh đạo giao chỉ tiêu áp đặt, la lối khi không hoàn thành, nhưng trước học sinh giáo viên vừa phải hoàn thành nhiệm vụ, vừa phải nhũn nhặn, nhẹ nhàng nâng đỡ, khuyên bảo các em. Có lẽ câu “người thầy là những kĩ sư tâm hồn” đã không còn phù hợp mà người thầy là những “nghệ sĩ đại tài”. Họp hành có khi bị mắng mỏ, nạt nộ dọa cắt lương, kỉ luật nhưng trước học sinh vẫn phải yêu thương, tươi cười, niềm nở như không có gì. Vâng, không đóng kịch giỏi như một nghệ sĩ bạn sẽ không làm được những thứ vui buồn đột xuất như thế được.
Dạy học trò trung thực nhưng vì bệnh thành tích mà ngay thầy cô giáo cũng phải làm những điều gian lận. Mọi người đều biết, học trò đều thấy nhưng không thể làm gì khác hơn. Nó như một thứ tất yếu của cơ chế vậy.
Áp lực với xã hội, với học sinh, với chỉ tiêu, thành tích, với những người quản lí trong ngành và phải sống với đồng lượng ít ỏi. Nghề giáo viên đã trở thành một nghề có vị trí thấp trong xã hội. Có lẽ tôi và các bạn của tôi cũng lại giống như cô Oanh luôn khuyên học trò của mình: dù thế nào chăng nữa cũng đừng lựa chọn nghề giáo làm kế mưu sinh nhé, nghề này nó bạc lắm!
Có chăng ta làm nghề giáo lại đang xấu hổ khi làm nghề giáo viên? Đáng suy ngẫm lắm thay.
Một ngày 20/11 buồn.
Last edited: