Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, xu hướng sugar dating ngày càng phổ biến tại Malaysia. Hình thức hẹn hò này được giới thiệu qua những ứng dụng ghép đôi thanh niên với đàn ông/phụ nữ lớn tuổi, giàu có nhằm đổi tình lấy tiền, theo VICE.
Điển hình cho trào lưu này là Sugarbook do nhà khởi nghiệp người Malaysia Darren Chan sáng lập. Nền tảng trên tuyên bố sẽ "tạo dựng mối quan hệ trung thực, minh bạch, bảo mật quyền riêng tư" cho các thành viên tham gia.
Trước tình trạng ngày càng nhiều người trẻ dấn thân vào những cuộc hẹn đổi tiền - tình, chính phủ Malaysia quyết định chặn quyền truy cập của Sugarbook. Thậm chí, một số chính trị gia còn kêu gọi công ty chủ quản dừng mọi hoạt động.
"Ứng dụng sugar dating nên bị cấm triệt để. Nó đang khuyến khích người trẻ theo đuổi cuộc sống vật chất, lao vào các mối quan hệ không lành mạnh và thậm chí là vi phạm pháp luật", Ahmad Marzuk Shaary, Thứ trưởng phụ trách vấn đề tôn giáo, chia sẻ với Bernama.
Hình thức "hẹn hò kẹo đường" ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt với giới trẻ. Ảnh: Kaspars Grinvalds.
Ủy ban Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia (MCMC) trả lời VICE rằng sẽ tiến hành điều tra Sugarbook và "có hành động pháp lý" với những người dùng chịu cáo buộc môi giới, hoạt động mại dâm.
"MCMC quan ngại về mối quan hệ sugar daddy - baby do ứng dụng Sugarbook quảng cáo. Nhiều phụ nữ Malaysia, đặc biệt là sinh viên, đã tự đưa mình vào cái bẫy 'hẹn hò kẹo ngọt'", đại diện ủy ban MCMC bày tỏ.
Trong một thông báo trước đây, CEO Darren Chan ước tính số lượng phụ nữ chọn làm sugar baby tại Malaysia tăng lên tới 40%, với hơn 12.705 đối tượng là sinh viên đại học.
"Trung bình các sugar baby nhận khoảng 620 USD tiền tiêu vặt hàng tháng từ sugar daddy. Họ sử dụng khoản tiền này để chi trả học phí hoặc tiêu xài cho bản thân", Chan nói.
Khi xu hướng sugar dating ngày càng thu hút người trẻ, một trường đại học tư tại Malaysia đã ban hành quy định cấm "hẹn hò kẹo đường" dưới mọi hình thức.
Theo VICE, nhà trường khẳng định những mối quan hệ này chỉ khiến người trẻ "dấn thân vào con đường tội lỗi, thực hiện hành vi trái với đạo đức và pháp luật".
Nguồn: Báo điện tử Kiến thức
Điển hình cho trào lưu này là Sugarbook do nhà khởi nghiệp người Malaysia Darren Chan sáng lập. Nền tảng trên tuyên bố sẽ "tạo dựng mối quan hệ trung thực, minh bạch, bảo mật quyền riêng tư" cho các thành viên tham gia.
Trước tình trạng ngày càng nhiều người trẻ dấn thân vào những cuộc hẹn đổi tiền - tình, chính phủ Malaysia quyết định chặn quyền truy cập của Sugarbook. Thậm chí, một số chính trị gia còn kêu gọi công ty chủ quản dừng mọi hoạt động.
"Ứng dụng sugar dating nên bị cấm triệt để. Nó đang khuyến khích người trẻ theo đuổi cuộc sống vật chất, lao vào các mối quan hệ không lành mạnh và thậm chí là vi phạm pháp luật", Ahmad Marzuk Shaary, Thứ trưởng phụ trách vấn đề tôn giáo, chia sẻ với Bernama.
Hình thức "hẹn hò kẹo đường" ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt với giới trẻ. Ảnh: Kaspars Grinvalds.
Ủy ban Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia (MCMC) trả lời VICE rằng sẽ tiến hành điều tra Sugarbook và "có hành động pháp lý" với những người dùng chịu cáo buộc môi giới, hoạt động mại dâm.
"MCMC quan ngại về mối quan hệ sugar daddy - baby do ứng dụng Sugarbook quảng cáo. Nhiều phụ nữ Malaysia, đặc biệt là sinh viên, đã tự đưa mình vào cái bẫy 'hẹn hò kẹo ngọt'", đại diện ủy ban MCMC bày tỏ.
Trong một thông báo trước đây, CEO Darren Chan ước tính số lượng phụ nữ chọn làm sugar baby tại Malaysia tăng lên tới 40%, với hơn 12.705 đối tượng là sinh viên đại học.
"Trung bình các sugar baby nhận khoảng 620 USD tiền tiêu vặt hàng tháng từ sugar daddy. Họ sử dụng khoản tiền này để chi trả học phí hoặc tiêu xài cho bản thân", Chan nói.
Khi xu hướng sugar dating ngày càng thu hút người trẻ, một trường đại học tư tại Malaysia đã ban hành quy định cấm "hẹn hò kẹo đường" dưới mọi hình thức.
Theo VICE, nhà trường khẳng định những mối quan hệ này chỉ khiến người trẻ "dấn thân vào con đường tội lỗi, thực hiện hành vi trái với đạo đức và pháp luật".
Nguồn: Báo điện tử Kiến thức