Vua Việt nào giết hổ dữ, khiến tướng giặc sợ phát bệnh mà chết?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Phùng Hưng là người ở làng Đường Lâm, thuộc Giao Châu. Ông vốn con nhà hào phú, có sức vật trâu, đánh hổ. Tương truyền, lúc trẻ, ông đã giết chết một con hổ dữ cứu dân lành.Phùng Hưng là lãnh tụ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường của Trung Quốc.Tương truyền, Phùng Hưng là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái, người từng vào cung vua Đường Cao Tổ dự yến tiệc.Bố Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường do Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) lãnh đạo năm 722. Sau đó, ông trở về quê chăm chút công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi rất nhiều nô gia.Theo các nhà sử học hiện nay, cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng diễn ra vào khoảng năm 766.Ngay khi phát lệnh khởi nghĩa, Phùng Hưng đem quân tấn công vào thành Tống Bình, vốn là trung tâm cai trị của nhà Đường.Trước sức mạnh của nghĩa quân Phùng Hưng, quan đô hộ Cao Chính Bình không dám ra đánh, đóng chặt cổng thành cố thủ, sau đó sợ hãi sinh bệnh mà chết.Sau khi đánh đuổi quân giặc, Phùng Hưng cầm quyền cai quản đất nước. Ông mất năm 791.Theo sách Việt điện u linh, về sau, chính Phùng Hưng đã hiển linh giúp Ngô Quyền đánh tan giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng.


Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Phùng Hưng là người ở làng Đường Lâm, thuộc Giao Châu. Ông vốn con nhà hào phú, có sức vật trâu, đánh hổ. Tương truyền, lúc trẻ, ông đã giết chết một con hổ dữ cứu dân lành.


Phùng Hưng là lãnh tụ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường của Trung Quốc.


Tương truyền, Phùng Hưng là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái, người từng vào cung vua Đường Cao Tổ dự yến tiệc.


Bố Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường do Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) lãnh đạo năm 722. Sau đó, ông trở về quê chăm chút công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi rất nhiều nô gia.


Theo các nhà sử học hiện nay, cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng diễn ra vào khoảng năm 766.


Ngay khi phát lệnh khởi nghĩa, Phùng Hưng đem quân tấn công vào thành Tống Bình, vốn là trung tâm cai trị của nhà Đường.


Trước sức mạnh của nghĩa quân Phùng Hưng, quan đô hộ Cao Chính Bình không dám ra đánh, đóng chặt cổng thành cố thủ, sau đó sợ hãi sinh bệnh mà chết.


Sau khi đánh đuổi quân giặc, Phùng Hưng cầm quyền cai quản đất nước. Ông mất năm 791.


Theo sách Việt điện u linh, về sau, chính Phùng Hưng đã hiển linh giúp Ngô Quyền đánh tan giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top