Vua Tự Đức triều Nguyễn là người con hết sức có hiếu với mẹ, sẵn sàng để mẹ phạt roi khi mắc lỗi.
Lên ngôi khi 18 tuổi, suốt gần 36 năm trị vì đất nước, vua Tự Đức rất coi trọng bổn phận làm con với mẹ là Hoàng Thái hậu Từ Dụ.
Nhà vua đặt cho mình lịch làm việc cố định: Vào các ngày chẵn trong tháng, vua cùng đoàn tùy tùng vào cung Diên Thọ vấn an sức khỏe mẫu hậu, còn các ngày lẻ thì thiết triều hoặc lo công việc triều đình. Như vậy, mỗi tháng, nhà vua chầu cung 15 lần, ngự triều 15 lần, chỉ trừ khi vua đi công cán ở ngoài kinh thành hoặc yếu mệt thì mới không thực hiện bổn phận này.
Hoàng thái hậu Từ Dụ là người thuộc nhiều sử sách, hiểu biết rộng. Khi hoàng thái hậu bảo ban câu gì hay, vua Tự̣ Đức liền biên chép ngay vào một quyển gọi là "Từ Huấn Lục". Cuốn sách này vua luôn mang trong mình, khi rảnh lại mang ra nghiền ngẫm.
Từ Dụ Hoàng thái hậu truyện trong bộ Đại Nam liệt truyện viết: “Đức vua phụng sự mẹ chí hiếu lắm. Bà thường muốn nghe đọc sách sử, vua thuận theo ý bà. Chẳng có khi nào dám trái ngược, chừng nào mẹ hết muốn nghe, bảo thôi đọc thì vua mới thôi. Chẳng những việc đọc sách sử mà bất cứ chuyện gì, vua cũng nhất nhất thừa theo ý mẹ”.
Vua Tự Đức. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Một câu chuyện được sách sử triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện ghi lại, cho thấy vua Tự Đức “răm rắp” nghe lời mẹ.
Đó là một ngày rảnh việc nước, vua đi ngự săn bắn tại rừng Thuận Trực. Gặp phải nước lụt, trong khi đó còn hai ngày nữa thì đến ngày giỗ vua cha Thiệu Trị mà vua vẫn chưa trở về. Đức Từ Dụ nóng ruột sai quan đại thần Nguyễn Tri Phương đi tìm và rước nhà vua về.
Nguyễn Tri Phương phụng lệnh lên đường, đi được nửa đường thì gặp thuyền ngự đang chèo lên, do dòng nước chảy mạnh không chèo nhanh được nên gần tối thuyền ngự mới tới bến.
Vừa tới hoàng cung, vua liền lên kiệu đi thẳng sang cung Diên Thọ để lạy xin chịu tội dù khi đó trời vẫn đang đổ mưa. Nhà vua dâng lên một chiếc roi mây đặt trong mâm son, để trên ghế rồi nằm phục xuống sàn xin chịu đòn. Đức Từ Dũ ngồi xoay mặt vào màn không nói lời nào, một hồi lâu, bà mới xoay mặt ra lấy tay hất cái roi đi.
Tuy không phạt roi, hoàng thái hậu dặn nhà vua phải ban thưởng cho quan quân cực khổ đi hầu ngự, rồi sáng mai vào hầu lạy. Lúc đó, vua Tự Đức mới đứng dậy, lạy tạ lui về. Ngay đêm hôm đó, nghe lời của mẫu hậu, vua Tự Đức ban thưởng cho quan quân đi hầu ngự.
Câu chuyện này đã được dựng thành tích cải lương Tự Đức dâng roi, được nhân dân rất yêu thích.
Tượng Hoàng thái hậu Từ Dụ tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Một lần khác, vua Tự Đức mải vui ở cửa Thuận An nên bỏ buổi ngự triều. Hoàng thái hậu giận lắm. Lúc về, vua có đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào. Nhà vua phải đứng chờ cả giờ, sau bà mới cho gọi vào và dạy: “Nước đang có nhiều việc rối, hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Thôi, hãy mau về triều cùng các quan bàn quốc kế”.
Bà từng răn dạy vua Tự Đức: “Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính”. Nghe lời dạy bảo của bà, Tự Đức không chỉ là vị vua hiếu thảo, mà luôn thể hiện tinh thần yêu nước và luôn siêng năng việc triều chính cũng như không ngừng học tập hàng ngày.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Lên ngôi khi 18 tuổi, suốt gần 36 năm trị vì đất nước, vua Tự Đức rất coi trọng bổn phận làm con với mẹ là Hoàng Thái hậu Từ Dụ.
Nhà vua đặt cho mình lịch làm việc cố định: Vào các ngày chẵn trong tháng, vua cùng đoàn tùy tùng vào cung Diên Thọ vấn an sức khỏe mẫu hậu, còn các ngày lẻ thì thiết triều hoặc lo công việc triều đình. Như vậy, mỗi tháng, nhà vua chầu cung 15 lần, ngự triều 15 lần, chỉ trừ khi vua đi công cán ở ngoài kinh thành hoặc yếu mệt thì mới không thực hiện bổn phận này.
Hoàng thái hậu Từ Dụ là người thuộc nhiều sử sách, hiểu biết rộng. Khi hoàng thái hậu bảo ban câu gì hay, vua Tự̣ Đức liền biên chép ngay vào một quyển gọi là "Từ Huấn Lục". Cuốn sách này vua luôn mang trong mình, khi rảnh lại mang ra nghiền ngẫm.
Từ Dụ Hoàng thái hậu truyện trong bộ Đại Nam liệt truyện viết: “Đức vua phụng sự mẹ chí hiếu lắm. Bà thường muốn nghe đọc sách sử, vua thuận theo ý bà. Chẳng có khi nào dám trái ngược, chừng nào mẹ hết muốn nghe, bảo thôi đọc thì vua mới thôi. Chẳng những việc đọc sách sử mà bất cứ chuyện gì, vua cũng nhất nhất thừa theo ý mẹ”.
Vua Tự Đức. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Một câu chuyện được sách sử triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện ghi lại, cho thấy vua Tự Đức “răm rắp” nghe lời mẹ.
Đó là một ngày rảnh việc nước, vua đi ngự săn bắn tại rừng Thuận Trực. Gặp phải nước lụt, trong khi đó còn hai ngày nữa thì đến ngày giỗ vua cha Thiệu Trị mà vua vẫn chưa trở về. Đức Từ Dụ nóng ruột sai quan đại thần Nguyễn Tri Phương đi tìm và rước nhà vua về.
Nguyễn Tri Phương phụng lệnh lên đường, đi được nửa đường thì gặp thuyền ngự đang chèo lên, do dòng nước chảy mạnh không chèo nhanh được nên gần tối thuyền ngự mới tới bến.
Vừa tới hoàng cung, vua liền lên kiệu đi thẳng sang cung Diên Thọ để lạy xin chịu tội dù khi đó trời vẫn đang đổ mưa. Nhà vua dâng lên một chiếc roi mây đặt trong mâm son, để trên ghế rồi nằm phục xuống sàn xin chịu đòn. Đức Từ Dũ ngồi xoay mặt vào màn không nói lời nào, một hồi lâu, bà mới xoay mặt ra lấy tay hất cái roi đi.
Tuy không phạt roi, hoàng thái hậu dặn nhà vua phải ban thưởng cho quan quân cực khổ đi hầu ngự, rồi sáng mai vào hầu lạy. Lúc đó, vua Tự Đức mới đứng dậy, lạy tạ lui về. Ngay đêm hôm đó, nghe lời của mẫu hậu, vua Tự Đức ban thưởng cho quan quân đi hầu ngự.
Câu chuyện này đã được dựng thành tích cải lương Tự Đức dâng roi, được nhân dân rất yêu thích.
Tượng Hoàng thái hậu Từ Dụ tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Một lần khác, vua Tự Đức mải vui ở cửa Thuận An nên bỏ buổi ngự triều. Hoàng thái hậu giận lắm. Lúc về, vua có đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào. Nhà vua phải đứng chờ cả giờ, sau bà mới cho gọi vào và dạy: “Nước đang có nhiều việc rối, hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Thôi, hãy mau về triều cùng các quan bàn quốc kế”.
Bà từng răn dạy vua Tự Đức: “Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính”. Nghe lời dạy bảo của bà, Tự Đức không chỉ là vị vua hiếu thảo, mà luôn thể hiện tinh thần yêu nước và luôn siêng năng việc triều chính cũng như không ngừng học tập hàng ngày.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức