Từ hơn nửa thế kỷ qua, đối với người dân Huế, mỗi lần nhắc đến lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945, người ta lại nhớ đến sự kiện vua Bảo Đại thoái vị chấm dứt thời đại quân chủ ở Việt Nam và nhớ đến chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc đã mời ông vua vừa thoái vị làm cố vấn cho Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1946). Là một người nghiên cứu Huế, nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế, tôi đã sưu tầm được khá nhiều tư liệu lịch sử có liên quan đến mối quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cố vấn Vĩnh Thụy. Tôi xin trích 4 tư liệu sau đây để độc giả thưởng lãm và nhớ đến Bác.
Qua gia đình của cụ Hoàng Xuân Hãn ở Paris, tôi được biết ông Hoàng Xuân Bình, học viên của trường Thanh niên tiền tuyến đã được cử làm sĩ quan hầu cận cho cố vấn Vĩnh Thụy hồi đầu tháng 9/1945. Một buổi sáng tháng 8 năm 1999, tôi tìm đến nhà ông Bình ở cuối đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3, TP.HCM) đối diện với chùa Vĩnh Nghiêm. Tôi xin phép được hỏi về những kỷ niệm của ông trong thời gian ông làm sĩ quan cận vệ cho cố vấn Vĩnh Thụy. Ông Bình nặng tai và người không được khỏe nên ông từ chối trả lời những câu hỏi của tôi. Thay vào đó ông đưa cho tôi một trang báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam có đăng bài cố vấn Vĩnh Thụy và tờ tạp chí Văn nghệ Nghệ Tĩnh, số 45, tháng 5/1991 với bài Hồ Chủ tịch và cố vấn Vĩnh Thụy. Cả hai bài đều do ông Hoàng Xuân Bình kể, và thầy giáo Lê Trần Sửu ghi. Ông Bình bảo tôi: – “Lúc kể cho Lê Trần Sửu ghi, trí nhớ của tôi còn rất tốt. Bây giờ quên đi nhiều rồi. Anh xem khai thác được điều gì bổ ích… cứ việc!”.
Nguồn: truyenngan.net
Qua gia đình của cụ Hoàng Xuân Hãn ở Paris, tôi được biết ông Hoàng Xuân Bình, học viên của trường Thanh niên tiền tuyến đã được cử làm sĩ quan hầu cận cho cố vấn Vĩnh Thụy hồi đầu tháng 9/1945. Một buổi sáng tháng 8 năm 1999, tôi tìm đến nhà ông Bình ở cuối đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3, TP.HCM) đối diện với chùa Vĩnh Nghiêm. Tôi xin phép được hỏi về những kỷ niệm của ông trong thời gian ông làm sĩ quan cận vệ cho cố vấn Vĩnh Thụy. Ông Bình nặng tai và người không được khỏe nên ông từ chối trả lời những câu hỏi của tôi. Thay vào đó ông đưa cho tôi một trang báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam có đăng bài cố vấn Vĩnh Thụy và tờ tạp chí Văn nghệ Nghệ Tĩnh, số 45, tháng 5/1991 với bài Hồ Chủ tịch và cố vấn Vĩnh Thụy. Cả hai bài đều do ông Hoàng Xuân Bình kể, và thầy giáo Lê Trần Sửu ghi. Ông Bình bảo tôi: – “Lúc kể cho Lê Trần Sửu ghi, trí nhớ của tôi còn rất tốt. Bây giờ quên đi nhiều rồi. Anh xem khai thác được điều gì bổ ích… cứ việc!”.
Nguồn: truyenngan.net
Last edited by a moderator: