Vũ trụ (Kỳ cuối)

Duy Ly

Lang thang mạng
#1
Tương lai vũ trụ
Phụ thuộc vào mật độ vật chất và năng lượng trong vũ trụ của chúng ta mà nó sẽ tiếp tục nở ra mãi mãi hoặc nở ra chậm dần do lực hấp dẫn rồi sụp đổ trở lại, tạo thành Vụ Sập Lớn. Các bằng chứng quan sát hiện nay cho thấy mật độ vật chất trong vũ trụ không đủ lớn để giảm sự giãn nở, mà thậm chí sự giãn nở này sẽ tăng tốc mãi mãi.
Sự tiến hóa của vũ trụ​
Năm 1924, Hubble (1889-1935) nhờ kính thiên văn dài 2,5m trên núi Wilson, lần đầu tiên phát hiện được các sao xepheit trong tinh vân Andromede đã tính toán được khoảng cách của chúng và xác lập được rằng thiên hà này ở ngoài dải Ngân hà. Điều này chứng minh rằng ngoài thiên hà của chúng ta còn tồn tại các thiên hà khác nằm ngoài thiên hà của chúng ta.
Năm 1928, ông phát hiện ra rằng các thiên hà có phổ dịch về phía đỏ và khi chấp nhận đó là do hiệu ứng Doppler và từ những quan sát của mình, ông đưa ra một qui luật các thiên hà chuyển động ra xa nhau, thiên hà ở càng xa thì chuyển động càng nhanh: V=H.d (V là vận tốc chạy ra xa của một thiên hà ở khoảng cách d; H, hằng số Hubble, nó có giá trị khoảng 25km/s đối với mỗi triệu năm ánh sáng). Nếu thuyết tương đối là đúng thì điều đó có nghĩa là Vũ trụ đang giãn nở. Đa số các nhà vật lý thiên văn ngày nay đều thừa nhận điều này. Theo những quan sát được thực hiện năm 1998 tại Đại học Seattle, thì vũ trụ giãn nở mãi mãi và được gia tốc.
Đa vũ trụ
Có giả thuyết là có nhiều vũ trụ cùng tồn tại, trong một cấu trúc ở mức độ cao hơn gọi là đa vũ trụ (en:multiverse). Vũ Trụ của chúng ta chỉ là một trong số các vũ trụ trong đa vũ trụ. Ví dụ, vật chất rơi vào hố đen trong Vũ Trụ của chúng ta sẽ có thể hiện ra thành "Vụ Nổ Lớn" bắt đầu một vũ trụ khác. Tuy vậy các giả thuyết kiểu này hiện không thể có gì kiểm chứng được. Ngoài ra vì vũ trụ rộng lớn hơn mấy tỷ năm ánh sáng nên chúng ta không có đủ nguyên liệu để tìm hiểu xem sức lớn của vũ trụ.
Tuy nhiên, theo tính toán thì có giả thiết cho rằng có tất cả 4 mức đa vũ trụ. Tự nhiên luôn tuân theo một quy luật nhất định từ vi mô đến vĩ mô vũ trụ cũng không nằm ngoài quy luật này. Ta tưởng vũ trụ của chúng ta là một nguyên tử thì các hành tinh của vũ trụ chúng ta là các electron chuyển động theo các quỹ đạo xác định và trung tâm của vũ trụ chúng ta cũng như nhân của phân tử theo thuyết này thì vũ trụ mà ta đang sống là một không gian vô hạn không xác định được trong đó luôn tồn tại các hệ vũ trụ khác nhau.
Phản vũ trụ
Có giả thuyết là có nhiều vũ trụ cùng tồn tại, trong một cấu trúc ở mức độ cao hơn gọi là đa vũ trụ (en:multiverse). Vũ Trụ của chúng ta chỉ là một trong số các vũ trụ trong đa vũ trụ. Ví dụ, vật chất rơi vào hố đen trong Vũ Trụ của chúng ta sẽ có thể hiện ra thành "Vụ Nổ Lớn" bắt đầu một vũ trụ khác. Tuy vậy các giả thuyết kiểu này hiện không thể có gì kiểm chứng được. Ngoài ra vì vũ trụ rộng lớn hơn mấy tỷ năm ánh sáng nên chúng ta không có đủ nguyên liệu để tìm hiểu xem sức lớn của vũ trụ.
Tuy nhiên, theo tính toán thì có giả thiết cho rằng có tất cả 4 mức đa vũ trụ. Tự nhiên luôn tuân theo một quy luật nhất định từ vi mô đến vĩ mô vũ trụ cũng không nằm ngoài quy luật này. Ta tưởng vũ trụ của chúng ta là một nguyên tử thì các hành tinh của vũ trụ chúng ta là các electron chuyển động theo các quỹ đạo xác định và trung tâm của vũ trụ chúng ta cũng như nhân của phân tử theo thuyết này thì vũ trụ mà ta đang sống là một không gian vô hạn không xác định được trong đó luôn tồn tại các hệ vũ trụ khác nhau.
Theo wikipedia.org
 

Bình luận bằng Facebook

Top