Vị vua Việt nào lên ngôi năm 7 tuổi, một mực từ chối mỹ nhân?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Vua Duy Tân (1900 - 1945) tên khai sinh Nguyễn Phúc Vĩnh San, là con thứ 8 của vua Thành Thái và là hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn.Vua Thành Thái có nhiều con trai, đáng lẽ phải chọn con trưởng kế vị, nhưng người Pháp quyết định chọn Vĩnh San lên làm vua, vì thấy ông nhỏ bé, nhút nhát và dường như có vẻ kém thông minh, dễ sai bảo.Năm 1907, Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân. Niên hiệu Duy Tân có ý nghĩa là "Bạn của sự đổi mới". Đặc biệt, các cận thần thấy vua nhỏ quá đã đã nâng thêm một tuổi cho ông cho hợp với ngai vàng.Tuy nhiên, về sau người Pháp đã nhận ra sai lầm của mình vì chính vua Duy Tân là người quan tâm và dâng hiến nhiều nhất trong cuộc xây dựng tự do cho nước Việt.Vua ghét những luật lệ áp đặt lên đất nước mình. Ông cũng ban hành giảm thuế và bãi bỏ những thủ tục nghi lễ tốn kém trong triều đình, giảm chi tiêu của triều đình và giảm lương bổng các quan chức lớn kể cả chính mình.Khi người Pháp xâm phạm đến lăng vua Tự Đức, vua Duy Tân đã nổi giận và phản đối kịch liệt. Ông tuyên bố với tư cách là nhà vua, ông toàn quyền giải quyết mọi vấn đề của Việt Nam. Ông và một nhóm người lập kế hoạch cho một cuộc nổi loạn chống lại chế độ bảo hộ của Pháp.Năm 1916, lúc ở Âu châu có cuộc Đại chiến, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội... lên kế hoạch khởi nghĩa. Dự định thất bại và ông bị bắt và bị lưu đày đến đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.Tại đây, ông từ chối căn biệt thự sang trọng người Pháp dành cho. Gia đình cựu hoàng sống trong căn nhà thuê ở thành phố Saint-Denis, ăn mặc và sinh hoạt giản dị như bao người dân bình thường khác ở đảo.Ông mưu sinh bằng cách mở một tiệm sửa chữa máy móc cho cư dân trên đảo. Ông Vĩnh San, con trai vua Duy Tân kể: “Cha tôi không có một ưu đãi vật chất... Nơi ở của ông không có lò sưởi, vòi nước tắm, thậm chí cả bồn rửa mặt… Nhưng ông vẫn vui vẻ sống”.Bà Rita Suzy Georgete Vĩnh San, con gái vua Duy Tân kể thêm: “Ông là người rất ham mê máy móc kỹ thuật, nhất là kỹ thuật truyền tin. Vì vậy, chính quyền đảo La Réunion đã đặt ông thiết lập một hệ thống truyền tin đầu tiên trên đảo thời bấy giờ”.Mặc dù bị lưu đày và sống cuộc đời vất vả, nhưng vua Duy Tân canh cánh nỗi lòng về quê hương. Ông luôn hy vọng được trở về quê hương vẫn luôn cháy rực trong lòng ông.Ngày 26/12/1945, ông mất trong một vụ tai nạn máy bay ở Oubangui (Cộng hòa Trung Phi). Tháng 4/1987, hài cốt của vua Duy Tân được đưa về nước, và được an táng tại khu An Lăng (TP Huế).Không chỉ có cuộc đời thăng trầm, ngắn ngủi, vinh quang những nhiều trăn trở, đường tình duyên của Vua Duy Tân cũng được người đời nhắc đến.Khi còn nhỏ ông có cảm tình với cô gái xin đẹp tên Hồ Thị Chỉ (sau này trở thành Ân phi của vua Khải Định). Tuy nhiên, cuộc tình duyên lỡ dở khi ông quyết định tham gia cuộc khởi nghĩa và từ hôn để không liên lụy đến gia đình người đẹp.Sau đó, ông kết hôn với tiểu thư Mai Thị Vàng, con quan Mai Khắc Đôn. Khi bị lưu đày, hoàng phi Mai Thị Vàng đang mang thai và đi theo ông.Do không hợp khí hậu trên đảo nên hoàng phi bị sẩy thai, không sinh thêm con. Năm 1921, nghe lời khuyên của vua Duy Tân, bà Mai Thị Vàng về Việt Nam để giữ gìn sức khỏe. Sáu năm sau, vua Duy Tân cưới Fernande Antier, con gái một gia đình gốc Pháp và sinh 6 người con.Mời độc giả xem video: Chém hàng xóm vì nghi thuốc ao tôm mình đang giữ thuê. Nguồn: THDT.


Vua Duy Tân (1900 - 1945) tên khai sinh Nguyễn Phúc Vĩnh San, là con thứ 8 của vua Thành Thái và là hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn.


Vua Thành Thái có nhiều con trai, đáng lẽ phải chọn con trưởng kế vị, nhưng người Pháp quyết định chọn Vĩnh San lên làm vua, vì thấy ông nhỏ bé, nhút nhát và dường như có vẻ kém thông minh, dễ sai bảo.


Năm 1907, Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân. Niên hiệu Duy Tân có ý nghĩa là "Bạn của sự đổi mới". Đặc biệt, các cận thần thấy vua nhỏ quá đã đã nâng thêm một tuổi cho ông cho hợp với ngai vàng.


Tuy nhiên, về sau người Pháp đã nhận ra sai lầm của mình vì chính vua Duy Tân là người quan tâm và dâng hiến nhiều nhất trong cuộc xây dựng tự do cho nước Việt.


Vua ghét những luật lệ áp đặt lên đất nước mình. Ông cũng ban hành giảm thuế và bãi bỏ những thủ tục nghi lễ tốn kém trong triều đình, giảm chi tiêu của triều đình và giảm lương bổng các quan chức lớn kể cả chính mình.


Khi người Pháp xâm phạm đến lăng vua Tự Đức, vua Duy Tân đã nổi giận và phản đối kịch liệt. Ông tuyên bố với tư cách là nhà vua, ông toàn quyền giải quyết mọi vấn đề của Việt Nam. Ông và một nhóm người lập kế hoạch cho một cuộc nổi loạn chống lại chế độ bảo hộ của Pháp.


Năm 1916, lúc ở Âu châu có cuộc Đại chiến, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội... lên kế hoạch khởi nghĩa. Dự định thất bại và ông bị bắt và bị lưu đày đến đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.


Tại đây, ông từ chối căn biệt thự sang trọng người Pháp dành cho. Gia đình cựu hoàng sống trong căn nhà thuê ở thành phố Saint-Denis, ăn mặc và sinh hoạt giản dị như bao người dân bình thường khác ở đảo.


Ông mưu sinh bằng cách mở một tiệm sửa chữa máy móc cho cư dân trên đảo. Ông Vĩnh San, con trai vua Duy Tân kể: “Cha tôi không có một ưu đãi vật chất... Nơi ở của ông không có lò sưởi, vòi nước tắm, thậm chí cả bồn rửa mặt… Nhưng ông vẫn vui vẻ sống”.


Bà Rita Suzy Georgete Vĩnh San, con gái vua Duy Tân kể thêm: “Ông là người rất ham mê máy móc kỹ thuật, nhất là kỹ thuật truyền tin. Vì vậy, chính quyền đảo La Réunion đã đặt ông thiết lập một hệ thống truyền tin đầu tiên trên đảo thời bấy giờ”.


Mặc dù bị lưu đày và sống cuộc đời vất vả, nhưng vua Duy Tân canh cánh nỗi lòng về quê hương. Ông luôn hy vọng được trở về quê hương vẫn luôn cháy rực trong lòng ông.


Ngày 26/12/1945, ông mất trong một vụ tai nạn máy bay ở Oubangui (Cộng hòa Trung Phi). Tháng 4/1987, hài cốt của vua Duy Tân được đưa về nước, và được an táng tại khu An Lăng (TP Huế).


Không chỉ có cuộc đời thăng trầm, ngắn ngủi, vinh quang những nhiều trăn trở, đường tình duyên của Vua Duy Tân cũng được người đời nhắc đến.


Khi còn nhỏ ông có cảm tình với cô gái xin đẹp tên Hồ Thị Chỉ (sau này trở thành Ân phi của vua Khải Định). Tuy nhiên, cuộc tình duyên lỡ dở khi ông quyết định tham gia cuộc khởi nghĩa và từ hôn để không liên lụy đến gia đình người đẹp.


Sau đó, ông kết hôn với tiểu thư Mai Thị Vàng, con quan Mai Khắc Đôn. Khi bị lưu đày, hoàng phi Mai Thị Vàng đang mang thai và đi theo ông.


Do không hợp khí hậu trên đảo nên hoàng phi bị sẩy thai, không sinh thêm con. Năm 1921, nghe lời khuyên của vua Duy Tân, bà Mai Thị Vàng về Việt Nam để giữ gìn sức khỏe. Sáu năm sau, vua Duy Tân cưới Fernande Antier, con gái một gia đình gốc Pháp và sinh 6 người con.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top