Thành Cổ Loa là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng. Nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có ba vòng. Trong đó, vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền.Tương truyền để có đất xây thành, An Dương Vương phải cho dời dân tại chỗ đi nơi khác. Làng Quậy hiện nay nguyên vốn ở tại Cổ Loa đã phải dời xuống vùng đất trũng cuối dòng sông Hoàng để An Dương Vương xây thành.Thành Cổ Loa được xây bằng đất, do thời ấy Âu Lạc chưa có gạch nung. Phương pháp xây được sử dụng: Đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó.Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong thoải để địch đánh vào khó, ta trong đánh ra dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh.Ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo côn, kiếm, dáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, cho thấy nỏ liên châu được dùng ở đây.Khi xây thành, người Việt cổ biết lợi dụng tối đa các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài. Vì thế hai bức tường thành này nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm.Ngoài ra, thành được xây bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng.Cao Lỗ (cha đẻ của Nỏ Thần) được cho là người thiết kế và chỉ huy xây dựng Thành Cổ Loa.Các nhà khoa học ngày nay cho rằng, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ. Thành là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, bằng chứng về sự sáng tạo, trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ.TS. Richard A. Engelhardt, nguyên là chuyên gia tư vấn khu vực về Văn hóa vùng Châu Á Thái Bình Dương của UNESCO cho biết, ông ấn tượng bởi kiến trúc thành nhiều lớp được tạo nên bằng đất, hệ thống hào và kênh mương, dựa trên hiểu biết về địa thế và sông nước, thể hiện tài năng quy hoạch địa hình đầy tiên tiến và đổi mới sáng tạo thời kỳ bấy giờ.Hàng năm, người dân Cổ Loa tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương.Mời độc giả xem video:Tôm hùm giá rẻ chỉ 150 ngàn 1 con và sự thật là.... Nguồn: VTV24.
Thành Cổ Loa là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng. Nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có ba vòng. Trong đó, vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền.
Tương truyền để có đất xây thành, An Dương Vương phải cho dời dân tại chỗ đi nơi khác. Làng Quậy hiện nay nguyên vốn ở tại Cổ Loa đã phải dời xuống vùng đất trũng cuối dòng sông Hoàng để An Dương Vương xây thành.
Thành Cổ Loa được xây bằng đất, do thời ấy Âu Lạc chưa có gạch nung. Phương pháp xây được sử dụng: Đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó.
Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong thoải để địch đánh vào khó, ta trong đánh ra dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.
Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh.
Ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo côn, kiếm, dáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, cho thấy nỏ liên châu được dùng ở đây.
Khi xây thành, người Việt cổ biết lợi dụng tối đa các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài. Vì thế hai bức tường thành này nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm.
Ngoài ra, thành được xây bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng.
Cao Lỗ (cha đẻ của Nỏ Thần) được cho là người thiết kế và chỉ huy xây dựng Thành Cổ Loa.
Các nhà khoa học ngày nay cho rằng, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ. Thành là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.
Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, bằng chứng về sự sáng tạo, trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ.
TS. Richard A. Engelhardt, nguyên là chuyên gia tư vấn khu vực về Văn hóa vùng Châu Á Thái Bình Dương của UNESCO cho biết, ông ấn tượng bởi kiến trúc thành nhiều lớp được tạo nên bằng đất, hệ thống hào và kênh mương, dựa trên hiểu biết về địa thế và sông nước, thể hiện tài năng quy hoạch địa hình đầy tiên tiến và đổi mới sáng tạo thời kỳ bấy giờ.
Hàng năm, người dân Cổ Loa tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương.
Mời độc giả xem video:Tôm hùm giá rẻ chỉ 150 ngàn 1 con và sự thật là.... Nguồn: VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Thành Cổ Loa là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng. Nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có ba vòng. Trong đó, vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền.
Tương truyền để có đất xây thành, An Dương Vương phải cho dời dân tại chỗ đi nơi khác. Làng Quậy hiện nay nguyên vốn ở tại Cổ Loa đã phải dời xuống vùng đất trũng cuối dòng sông Hoàng để An Dương Vương xây thành.
Thành Cổ Loa được xây bằng đất, do thời ấy Âu Lạc chưa có gạch nung. Phương pháp xây được sử dụng: Đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó.
Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong thoải để địch đánh vào khó, ta trong đánh ra dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.
Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh.
Ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo côn, kiếm, dáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, cho thấy nỏ liên châu được dùng ở đây.
Khi xây thành, người Việt cổ biết lợi dụng tối đa các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài. Vì thế hai bức tường thành này nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm.
Ngoài ra, thành được xây bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng.
Cao Lỗ (cha đẻ của Nỏ Thần) được cho là người thiết kế và chỉ huy xây dựng Thành Cổ Loa.
Các nhà khoa học ngày nay cho rằng, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ. Thành là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.
Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, bằng chứng về sự sáng tạo, trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ.
TS. Richard A. Engelhardt, nguyên là chuyên gia tư vấn khu vực về Văn hóa vùng Châu Á Thái Bình Dương của UNESCO cho biết, ông ấn tượng bởi kiến trúc thành nhiều lớp được tạo nên bằng đất, hệ thống hào và kênh mương, dựa trên hiểu biết về địa thế và sông nước, thể hiện tài năng quy hoạch địa hình đầy tiên tiến và đổi mới sáng tạo thời kỳ bấy giờ.
Hàng năm, người dân Cổ Loa tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương.
Mời độc giả xem video:Tôm hùm giá rẻ chỉ 150 ngàn 1 con và sự thật là.... Nguồn: VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức