Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, khi Đổng Trác đã kiểm soát được triều đình đã phế Hán Thiếu Đế làm Hoằng Nông Vương, lập Lưu Hiệp lên ngôi, tức là Hán Hiến Đế. Ít lâu sau, Đổng Trác giết vua Thiếu Đế bị phế và Hà thái hậu, ép Hán Hiến Đế phong mình làm Tướng quốc, ngôi vị trên cả Tam công, lại ra tay cướp bóc, sát hại nhiều dân thường.
Những việc làm của Đổng Trác khiến nhiều người bất bình. Khi đó, các lộ chư hầu trong nước, đứng đầu là Viên Thiệu, đã liên minh để thảo phạt Đổng Trác. Tuy nhiên, trong liên quân phạt Đổng Trác không có mấy người thật lòng muốn đánh họ Đổng trừ hại cho dân, bởi trong lúc các tướng sĩ nỗ lực tác chiến ngoài mặt trận với quân Đổng Trác thì Viên Thiệu và các chư hầu khác án binh bất động, say sưa tiệc rượu không bàn việc quân.
Khi ấy, Tào Tháo đã đứng ra hô hào nhưng không được ai hưởng ứng, hiến kế đánh địch không có ai ủng hộ, ông đã bị đám chư hầu "chỉ biết nói suông" kia làm cho tức "chết". Cuối cùng Tào Tháo đã quyết định tự mình hành động xong thất bại. Nhưng nhờ thất bại mà Tào Tháo nhận ra bộ mặt thật của các chư hầu và đặc biệt là Viên Thiệu – người bạn của ông lúc nhỏ, Tào Tháo đã không ngần ngại mà lớn tiếng mắng thẳng mặt Viên Thiệu: "Trượng phu và tiểu nhân không thể chung đường".
Sau đó, Tào Tháo đành bỏ việc đánh Đổng Trác, trở về quê xây dựng lại lực lượng, còn các chư hầu do Viên Thiệu đứng đầu cũng chia rẽ và tan rã, đánh giết lẫn nhau.
Trong quan điểm quan điểm thời phong kiến, trượng phu và tiểu nhân là hai danh từ để đánh giá nhân phẩm con người. Trượng phu là biểu hiện của người đàn ông có khí phách, chí khí hiên ngang, chính trực, lòng dạ thẳng thắn bất khuất, trượng nghĩa… Còn tiểu nhân là đại biểu cho sự tính toán, hẹp hòi ích kỷ, xảo trá, thô lỗ, độc ác…
Để khái quát một người trượng phu hay tiểu nhân thì dùng một hai câu không thể nói rõ. Nhưng chắc chắn nếu trong một tập thể mà có người luôn toan tính, so đo thiệt hơn không chịu công hiến hết mình cho lợi ích chung, chỉ bo bo kiếm những cái lợi trước mắt cho riêng mình thì sẽ khiến cho những người năng nổ, ngày đêm cống hiến cảm thấy chán chường và mất dần nhiệt huyết…
Có thể thấy câu nói trên của Tào Tháo trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, là để ám chỉ ông và Viên Thiệu cùng đám chư hầu. Trượng phu ở đây chính là Tào Tháo và những người thật lòng muốn đánh Đổng Trác. Khi ấy Tào Tháo còn là một thần tử năng nổ tích cực, ông đã từng bất chấp nguy cơ bị giáng chức để dâng sớ tâu bày điều hay, bảo vệ người ngay, ngăn cản kẻ xấu. Chỉ tiếc là mọi nỗ lực can gián đều thất bại. Triều đình Đông Hán làm Tào Tháo thất vọng. Nhưng những con người hiện tại của Hán triều mới thật sự khiến Tào Tháo tâm tàn ý lạnh, khi thấy cảnh liên quân đánh Đổng Trác quay sang xâu xé nhau vì tư lợi, thì Tào Tháo không chỉ xấu hổ cho họ, mà còn nhận ra rằng, không thể trông đợi được bất cứ ai trong số các "thần tử Hán triều" đó.
Từ lúc đó, Tào Tháo quyết định sẽ hành động một mình. Năng thần phải có quyền lực để trấn áp gian thần. Không có quyền lực, mọi ước muốn cải cách chỉ là trên giấy.
Còn tiểu nhân trong câu nói của Tào Tháo, đó chính là Viên Thiệu và lũ chư hầu chỉ biết toan tính để có được lợi ích cho riêng mình, để rồi bỏ lỡ mất cơ hội tiêu diệt Đổng Trác và cuối cùng các chưa hầu lại qua ra đánh cướp địa bàn của nhau lộ ra bộ mặt xảo trá của chính mình.
Viên Thiệu và Táo Tháo vốn là bạn từ hồi nhỏ, tuy nhiên tính cách hai người khác nhau. Lớn lên, hai người đã cùng nhau tham gia các cuộc thảo phạt Khăn Vàng, đánh Đổng Trác,… Tuy nhiên, về sau họ lại trở thành kẻ thù của nhau trên chiến trường, phần thắng luôn thuộc về Tào Tháo.
Năm Kiến An thứ bảy, Viên Thiệu chết.
Năm Kiến An thứ chín, Tào Tháo tới thăm và khóc trước mộ Viên Thiệu. Có lẽ Tào Tháo khóc vì thương cảm người bạn thời niên thiếu hồi nhỏ sau này lại trở thành kẻ địch của mình.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, khi Đổng Trác đã kiểm soát được triều đình đã phế Hán Thiếu Đế làm Hoằng Nông Vương, lập Lưu Hiệp lên ngôi, tức là Hán Hiến Đế. Ít lâu sau, Đổng Trác giết vua Thiếu Đế bị phế và Hà thái hậu, ép Hán Hiến Đế phong mình làm Tướng quốc, ngôi vị trên cả Tam công, lại ra tay cướp bóc, sát hại nhiều dân thường.
Những việc làm của Đổng Trác khiến nhiều người bất bình. Khi đó, các lộ chư hầu trong nước, đứng đầu là Viên Thiệu, đã liên minh để thảo phạt Đổng Trác. Tuy nhiên, trong liên quân phạt Đổng Trác không có mấy người thật lòng muốn đánh họ Đổng trừ hại cho dân, bởi trong lúc các tướng sĩ nỗ lực tác chiến ngoài mặt trận với quân Đổng Trác thì Viên Thiệu và các chư hầu khác án binh bất động, say sưa tiệc rượu không bàn việc quân.
Khi ấy, Tào Tháo đã đứng ra hô hào nhưng không được ai hưởng ứng, hiến kế đánh địch không có ai ủng hộ, ông đã bị đám chư hầu "chỉ biết nói suông" kia làm cho tức "chết". Cuối cùng Tào Tháo đã quyết định tự mình hành động xong thất bại. Nhưng nhờ thất bại mà Tào Tháo nhận ra bộ mặt thật của các chư hầu và đặc biệt là Viên Thiệu – người bạn của ông lúc nhỏ, Tào Tháo đã không ngần ngại mà lớn tiếng mắng thẳng mặt Viên Thiệu: "Trượng phu và tiểu nhân không thể chung đường".
Sau đó, Tào Tháo đành bỏ việc đánh Đổng Trác, trở về quê xây dựng lại lực lượng, còn các chư hầu do Viên Thiệu đứng đầu cũng chia rẽ và tan rã, đánh giết lẫn nhau.
Trong quan điểm quan điểm thời phong kiến, trượng phu và tiểu nhân là hai danh từ để đánh giá nhân phẩm con người. Trượng phu là biểu hiện của người đàn ông có khí phách, chí khí hiên ngang, chính trực, lòng dạ thẳng thắn bất khuất, trượng nghĩa… Còn tiểu nhân là đại biểu cho sự tính toán, hẹp hòi ích kỷ, xảo trá, thô lỗ, độc ác…
Để khái quát một người trượng phu hay tiểu nhân thì dùng một hai câu không thể nói rõ. Nhưng chắc chắn nếu trong một tập thể mà có người luôn toan tính, so đo thiệt hơn không chịu công hiến hết mình cho lợi ích chung, chỉ bo bo kiếm những cái lợi trước mắt cho riêng mình thì sẽ khiến cho những người năng nổ, ngày đêm cống hiến cảm thấy chán chường và mất dần nhiệt huyết…
Có thể thấy câu nói trên của Tào Tháo trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, là để ám chỉ ông và Viên Thiệu cùng đám chư hầu. Trượng phu ở đây chính là Tào Tháo và những người thật lòng muốn đánh Đổng Trác. Khi ấy Tào Tháo còn là một thần tử năng nổ tích cực, ông đã từng bất chấp nguy cơ bị giáng chức để dâng sớ tâu bày điều hay, bảo vệ người ngay, ngăn cản kẻ xấu. Chỉ tiếc là mọi nỗ lực can gián đều thất bại. Triều đình Đông Hán làm Tào Tháo thất vọng. Nhưng những con người hiện tại của Hán triều mới thật sự khiến Tào Tháo tâm tàn ý lạnh, khi thấy cảnh liên quân đánh Đổng Trác quay sang xâu xé nhau vì tư lợi, thì Tào Tháo không chỉ xấu hổ cho họ, mà còn nhận ra rằng, không thể trông đợi được bất cứ ai trong số các "thần tử Hán triều" đó.
Từ lúc đó, Tào Tháo quyết định sẽ hành động một mình. Năng thần phải có quyền lực để trấn áp gian thần. Không có quyền lực, mọi ước muốn cải cách chỉ là trên giấy.
Còn tiểu nhân trong câu nói của Tào Tháo, đó chính là Viên Thiệu và lũ chư hầu chỉ biết toan tính để có được lợi ích cho riêng mình, để rồi bỏ lỡ mất cơ hội tiêu diệt Đổng Trác và cuối cùng các chưa hầu lại qua ra đánh cướp địa bàn của nhau lộ ra bộ mặt xảo trá của chính mình.
Viên Thiệu và Táo Tháo vốn là bạn từ hồi nhỏ, tuy nhiên tính cách hai người khác nhau. Lớn lên, hai người đã cùng nhau tham gia các cuộc thảo phạt Khăn Vàng, đánh Đổng Trác,… Tuy nhiên, về sau họ lại trở thành kẻ thù của nhau trên chiến trường, phần thắng luôn thuộc về Tào Tháo.
Năm Kiến An thứ bảy, Viên Thiệu chết.
Năm Kiến An thứ chín, Tào Tháo tới thăm và khóc trước mộ Viên Thiệu. Có lẽ Tào Tháo khóc vì thương cảm người bạn thời niên thiếu hồi nhỏ sau này lại trở thành kẻ địch của mình.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức