Vì sao Hoàng đế xưa ân ái nhiều mỹ nhân nhưng ít mắc bệnh tình dục?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Quan niệm của người hiện đại nhìn chung đã thoáng hơn và không còn kiêng kỵ chuyện nam nữ như trước nữa. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh AIDS, giang mai, bệnh lậu, mụn rộp sinh dục…

Điều mà nhiều người thắc mắc rằng, các vị Hoàng đế cổ Trung Hoa xưa thường có một dàn hậu cung hùng hậu mà nhiều người hay gọi là “hậu cung 3.000 mỹ nhân”. Mặc dù, chúng ta không rõ được việc liệu các vị vua xưa có tới 3.000 cô vợ thật hay không nhưng chắc chắn con số ấy cũng không hề nhỏ.

Mặc dù mỗi đêm có thể "gần gũi" với cả chục người nhưng nhiều vị vua cổ đại lại không hề mắc bệnh lây qua đường tình dục, vậy bí quyết là gì?

1. Quá trình tuyển chọn phi tần của Hoàng đế trước khi vào cung rất nghiêm ngặt





Ảnh minh hoạ.


Việc tuyển chọn mỹ nữ, phi tần thời xưa thực sự rất nghiêm ngặt, bởi đó không phải chuyện của riêng hoàng đế, mà là sự kiện trọng đại liên quan đến quốc tài và sinh sản của người đứng đầu quốc gia nên được các văn võ bá quan, cả nước rất coi trọng.

Nói chung, triều đình sẽ phái một số quân lính tản ra khắp cả nước để tìm kiếm phụ nữ 13-16 tuổi, chưa chồng, đoan trang, thậm chí nhữngngười đã đính hôn cũng không được phép tuyển chọn vào cung. "Vòng loại" nàycó thể chọn tới khoảng 6.000 người.

Sau đó, những cô gái này tiếp tục phải trải qua nhiều lượt tuyển chọn nữa. Một phần quan trọng trong quá trình này là sẽ có những nữ tổng quản bố trí người đi “xác minh danh tính” các cô gái xinh đẹp để xem họ có hoàn hảo, trinh nguyên hay không. Nếu thông tin không chính xác,họ có thể phải đối mặt với tội danh lừa dối vua, bị trừng phạt, thậm chí có thể bị chặt đầu cả nhà.

2. Kiểm tra sự "trong trắng" của các cô gái trước khi nhập cung

Sau khi vào cung, lần lượt sẽ có một cuộc sàng lọc đơn giản do thái giám tiến hành, chẳng hạn như những người có ngoại hình kém, không có phép tắc, tác phong xấu… sẽ bị loại bỏ. Ngoài dung nhan thì điều quan trọng nhất được quan tâm ởcác cô gái chính là vấn đề trinh tiết.

Người ta thường sử dụng nhiều biện pháp để xác minh một cô gái có thực sự còn“trong trắng” hay không. Điển hình nhất là thủ cung sa. Đây chính là phương pháp “nghiệm thân” được biết đến nhiều nhất dưới thời phong kiến Trung Quốc.





Thủ cung sa được làm từ thạch sùng cái. Những con thạch sùng này sẽ được cho ăn chu sa, lâu ngày thân thể sẽ biến thành màu đỏ. Sau đó dùng thạch sùng phơi khô, xay nhuyễn, tạo thành một loại bột phấn. Loại bột phấn này sẽ được tô lên tay hoặc cơ thể của người con gái dùng để “nghiệm thân”. Nếu người con gái này phát sinh quan hệ nam nữ, thủ cung sa sẽ lập tức phai màu.

Một phương pháp kiểm tra sự trong trắng khác đó là “Phún đế phong”. “Phún đế phong” còn được gọi là phương pháp "Gió hắt hơi" - chính là cách kiểm tra trinh tiết từ luồng gió trong âm đạo của phụ nữ khi hắt hơi. Để sử dụng cách này, người con gái sẽ phải đứng trước một chậu than và không được mặc đồ lót. Người kiểm tra sẽ dùng hạt tiêu hay đốt giấy xông vào mũi khiến cô hắt hơi.

Nếu lúc hắt hơi có luồng gió mạnh thổi vào chậu than thì người phụ nữ đó bị cho là đã mất trinh, còn nếu chỉ là gió yếu ớt thì đây đích thị là trinh nữ.

Chính việc đảm bảo các cô gái vẫn còn là "gái tân" trước khi gặp vua sẽ tránh được việc họ mắc các bệnh tình dục do quan hệ từ trước. Bên cạnh đó, các thiếu nữ cũng được kiểm tra tình trạng sức khỏe, bệnh tật nên điều này cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tình dục và lây cho hoàng đế.

3. Kiểm tra sức khỏe trước khi quan hệ





Kể cả khi các cô gái đã được tuyển chọn vào dàn mỹ nữ nhập cung thì việc kiểm tra sức khỏe vẫn được tiến hành đều đặn. Trước khi hoàng đế muốn thân mật với bất cứ cô gái nào, người đó cũng phải được kiểm tra để đảm bảo có sức khỏe tốt. Nếu cô gái có bệnh, các thái giám sẽ ngay lập tức thu hồi phong hiệu và không cho phép họ gần gũi với vua.

Mặc dù có thể vẫn có trường hợp mua chuộc thái giám để qua vòng kiểm duyệt nhưng điều này vẫn là số ít và giảm thiểu được tình trạng rủi ro bệnh tật. Hơn nữa, khi chọn bất cứ ai, hoàng đế cũng phải xem xét liệu người phụ nữ đó có khả năng sinh đẻ tốt không bởi điều này liên quan tới việc duy trì nòi giống nên sức khỏe luôn rất quan trọng.

Cũng có trường hợp Hoàng đế mắc bệnh lây qua đường tình dục





Mặc dù các hoàng đế khó có thể lây bệnh từ các mỹ nhân được tuyển chọn vào cung nhưng cũng khó tránh được việc lây bệnh tình dục nếu họcó mối quan hệ với những cô gái bên ngoài. Điển hình là vị hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh, Đồng Trị, được cho là mắc bệnh giang mai từ gái lầu xanh.

Theo một số tài liệu ghi chép thời đó, trăm nghìn giai nhân trong cung cũng chưa đủ thỏa mãn ham muốn của hoàng đế Đồng Trị. Đêm đêm, ông thường dẫn theo thái giám Châu Đạo Anh ra ngoài, đến nơi tập trung gái lầu xanh ở phía Nam kinh thành để tìm kiếm thú vui thân xác. Sau những chuyến "vi hành ô nhục" ấy, Đồng Trị bị lây bệnh hoa liễu và đã qua đời khi mới 20 tuổi.

Bệnh lây qua đường tình dục là gì?

Bệnh lây qua đường tình dục (STDs) là những bệnh mắc phải khi quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ qua cơ quan sinh dục, hậu môn và bằng miệng. Vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng mang mầm bệnh có thể truyền từ người này sang người khác qua tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch tiết khác của cơ thể. Bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai, sinh nở hoặc qua truyền máu hay dùng chung kim tiêm.

Hiện nay, các nhà khoa học ghi nhận có khoảng 20 loại bệnh STDs. Những loại bệnh này có số lượng người nhiễm rất lớn, nhất là người trong độ tuổi sinh sản, khó điều trị khỏi hoàn toàn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống như gây ra các hội chức đau vùng chậu mạn tính, viêm đường sinh dục, về sau này có thể dẫn đến vô sinh.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top