3. Về tâm trạng, tính cách nhân vật
Truyện Chữ người tử tù phục chế không khí cổ kính của một thời còn vang bóng bằng kỹ thuật hiện đại. Kỹ thuật ấy biểu hiện rõ nhất ở sự phân tích tâm lý nhân vật. Về mặt này, tôi xin lưu ý thêm, nếu theo dõi tâm trạng và tính cách của từng nhân vật trong truyện thì chắc chắn chúng ta sẽ có thêm một căn cứ nữa để hiểu rằng Nguyễn Tuân đã viết lại về cơ bản một số đoạn trong Giòng chữ cuối cùng.
Ngoài những đoạn văn thể hiện tính cách nhân vật đã dẫn ở trên. Dưới đây chúng tôi sẽ bàn thêm một số ví dụ khác.
Thứ nhất: về tính cách viên quan coi ngục
Giòng chữ cuối cùng viết: “tôi nghĩ mà thêm tội nghiệp”. Chữ người tử tù sửa khác đi một chút: “tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc”. Hoặc “Ngục quan ngồi bóp thái dương một cách băn khoăn” được sửa thành “Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”. Không cần phải phân tích nhiều cũng đủ thấy Nguyễn Tuân đã thay đổi cấu trúc câu văn, mà vì thế nên ý nghĩa của nó cũng biến đổi. Tôi nghĩ câu văn sau vừa chắc, gọn vừa rõ ý hơn câu văn trước.
Chữ người tử tù chỉ viết: “Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn”. Nhưng Giòng chữ cuối cùng đã tả khác và có phần kỹ hơn: “Những đường nhăn nheo của một bộ mặt khổ sở, bây giờ đã biến đi đâu. Ở đây, trong giây lát lại lập loè chút ánh sáng của con tâm còn thơm sạch”.
Ở Giòng chữ cuối cùng quản ngục nói với Huấn Cao bằng giọng điệu vừa nhã nhặn, kiêng nể, vừa ủng hộ e dè: “Miễn là ngài đừng làm quá. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền luỵ riêng cho tôi. Vậy ngài muốn gì xin cho biết. Tôi sẽ liệu”. Còn ở Chữ người tử tù, ngục quan đã biết suy nghĩ và nói năng cẩn thận hơn: “Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền luỵ riêng cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài muốn gì xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”.
Chữ người tử tù quan tâm trau chuốt lời nói, điệu nói của ngục quan, nên cân nhắc chọn chữ chính xác, ngắn gọn, chẳng hạn: “khi nghe xong câu trả lời, y chỉ lễ phép lui ra với một câu: xin lĩnh ý”. Giòng chữ cuối cùng thì đã chọn cách diễn đạt khác để diễn cái thái độ ứng xử hạ mình của viên quan coi ngục: “…y chỉ nhã nhặn lui ra với một câu: tôi xin lĩnh ý”. Hai chữ “lễ phép” làm nổi bật thái độ kính trọng, còn hai chữ “nhã nhặn” làm sáng tỏ thái độ tôn trọng. “Lễ phép” nghiêng về phạm trù đạo đức. “Nhã nhặn” chủ yếu thể hiện thái độ ứng xử của cá nhân.
Trong Chữ người tử tù, ngục quan “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô vuông” mỗi khi người tù viết xong một chữ; còn ở Giòng chữ cuối cùng, ngục quan “lại im lặng cất những đồng tiền” đó. Ở Chữ người tử tù, sau khi nghe lời dặn dò của ông Huấn, ngục quan chỉ chắp tay vái và nói một câu nghẹn ngào. Còn ở Giòng chữ cuối cùng viên quản ngục đã chăm chú xem mặt chữ. Y cảm thấy sung sướng vì thấy mình đã xin được chút kỷ niệm.
Thứ hai: về tính cách nhân vật thầy thơ lại
Nhân vật thầy thơ lại ở Giòng chữ cuối cùng được kể bằng giọng văn chân chất đến vụng về: nghe xong chuyện cảm động của ngục quan, thầy thơ lại nói “Dạ bẩm ngài cứ yên tâm đã có tôi” rồi ù té chạy xuống phía trại giam ông Huấn. Thầy đấm cửa thùm thùm, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục và báo tin buồn luôn thể cho ông Huấn Cao biết việc về kinh chịu án tử hình”. Đến Chữ người tử tù, thầy thơ lại đã rút được bài học quan trọng về đi đứng, nói năng: “Thầy thơ lại cảm động, nghe xong chuyện nói: Dạ bẩm, ngài cứ yêu tâm, đã có tôi” rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình”.
Xem ra, không phải ngay từ đầu Nguyễn Tuân đã có những câu văn hay!
Thứ ba: về tính cách Huấn Cao
Giòng chữ cuối cùng tả thế này: “Huấn Cao lãnh đạm, không chấp, đã chúc mũi gông nặng xuống thềm đá tảng, khom mình thúc mạnh đầu thành gông xuống đấy đánh thuỳnh một cái”. Chữ người tử tù đã chọn cách diễn đạt khác để thể hiện khí phách của nhân vật này: “ Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Mặc dù sắc thái ý nghĩa của hai chữ “lãnh đạm” và “lạnh lùng” khác nhau, nhưng việc Nguyễn Tuân dùng từ “lạnh lùng” để diễn tả thái độ của Huấn Cao chưa chắc đã hay hơn từ “lãnh đạm”. Bởi vì chữ “lạnh lùng” thường dùng để chỉ ai đó thiếu tình cảm trong quan hệ tiếp xúc với người, hoặc việc. Nhưng từ “lãnh đạm” thì thiên về ý nghĩa chỉ người nào đó “tỏ ra không muốn quan tâm, không thân mật, không ân cần, hoặc không có biểu hiện tình cảm nào cả”.
Huấn Cao trong Giòng chữ cuối cùng ăn nói rất đời thường: “Ông Huấn vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như mình có quyền hưởng những thứ thực phẩm đó… Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng quấy rầy ta nữa”. Huấn Cao trong Chữ người tử tù có khẩu khí ngang tàng hơn: “Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm… Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây nữa”.
Huấn Cao trong Giòng chữ cuối cùng chủ động, quyết đoán: “nghe xong, mỉm cười”. Huấn Cao trong Chữ người tử tù thì thận trọng, và điềm đạm: “ Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười”.
Huấn Cao ở Giòng chữ cuối cùng nói năng có đôi phần chân phác: “Ta cảm cái tấm lòng thành kính của các ngươi. Nhưng Huấn Cao ở Chữ người tử tù thì thích nói chữ: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi”.
Thứ tư: về thái độ của người kể chuyện
Thái độ của người kể chuyện trong văn bản Giòng chữ cuối cùng có đôi chút khác so với thái độ của người kể chuyện ở văn bản Chữ người từ tù. Điều này bộc lộ rõ ở cách gọi tên nhân vật. Ví dụ, thay vì gọi Huấn Cao bằng “tên tù”, người kể ở Chữ người tử tù gọi bằng “người tù”.
Thứ năm: về thái độ của nhân vật đám đông
Giòng chữ cuối cùng kể: “Mấy tên lính, khi nói chữ “để tâm” có ý nhắc viên quan coi ngục nên tàn nhẫn đi, chứ còn đợi gì nữa. Hình như kẻ dưới lại còn giục người trên mau mau làm điều ác. Ngục quan chỉ điềm đạm…Bọn lính thất vọng. Sáu tên tử tù hơi ngạc nhiên về thái độ quản ngục”. Chữ người tử tù sửa thành: “Mấy tên lính, khi nói đến tiếng “để tâm” có ý nhắc viên quan coi ngục còn chờ đợi gì mà không giở những mánh khoé hành hạ thường lệ ra. Ngục quan ung dung… Bọn lính dãn cả ra, nhìn nhau và không hiểu. Sáu tên tử tù cứ ngạc nhiên về thái độ quản ngục”.
Truyện Chữ người tử tù phục chế không khí cổ kính của một thời còn vang bóng bằng kỹ thuật hiện đại. Kỹ thuật ấy biểu hiện rõ nhất ở sự phân tích tâm lý nhân vật. Về mặt này, tôi xin lưu ý thêm, nếu theo dõi tâm trạng và tính cách của từng nhân vật trong truyện thì chắc chắn chúng ta sẽ có thêm một căn cứ nữa để hiểu rằng Nguyễn Tuân đã viết lại về cơ bản một số đoạn trong Giòng chữ cuối cùng.
Ngoài những đoạn văn thể hiện tính cách nhân vật đã dẫn ở trên. Dưới đây chúng tôi sẽ bàn thêm một số ví dụ khác.
Thứ nhất: về tính cách viên quan coi ngục
Giòng chữ cuối cùng viết: “tôi nghĩ mà thêm tội nghiệp”. Chữ người tử tù sửa khác đi một chút: “tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc”. Hoặc “Ngục quan ngồi bóp thái dương một cách băn khoăn” được sửa thành “Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”. Không cần phải phân tích nhiều cũng đủ thấy Nguyễn Tuân đã thay đổi cấu trúc câu văn, mà vì thế nên ý nghĩa của nó cũng biến đổi. Tôi nghĩ câu văn sau vừa chắc, gọn vừa rõ ý hơn câu văn trước.
Chữ người tử tù chỉ viết: “Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn”. Nhưng Giòng chữ cuối cùng đã tả khác và có phần kỹ hơn: “Những đường nhăn nheo của một bộ mặt khổ sở, bây giờ đã biến đi đâu. Ở đây, trong giây lát lại lập loè chút ánh sáng của con tâm còn thơm sạch”.
Ở Giòng chữ cuối cùng quản ngục nói với Huấn Cao bằng giọng điệu vừa nhã nhặn, kiêng nể, vừa ủng hộ e dè: “Miễn là ngài đừng làm quá. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền luỵ riêng cho tôi. Vậy ngài muốn gì xin cho biết. Tôi sẽ liệu”. Còn ở Chữ người tử tù, ngục quan đã biết suy nghĩ và nói năng cẩn thận hơn: “Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền luỵ riêng cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài muốn gì xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”.
Chữ người tử tù quan tâm trau chuốt lời nói, điệu nói của ngục quan, nên cân nhắc chọn chữ chính xác, ngắn gọn, chẳng hạn: “khi nghe xong câu trả lời, y chỉ lễ phép lui ra với một câu: xin lĩnh ý”. Giòng chữ cuối cùng thì đã chọn cách diễn đạt khác để diễn cái thái độ ứng xử hạ mình của viên quan coi ngục: “…y chỉ nhã nhặn lui ra với một câu: tôi xin lĩnh ý”. Hai chữ “lễ phép” làm nổi bật thái độ kính trọng, còn hai chữ “nhã nhặn” làm sáng tỏ thái độ tôn trọng. “Lễ phép” nghiêng về phạm trù đạo đức. “Nhã nhặn” chủ yếu thể hiện thái độ ứng xử của cá nhân.
Trong Chữ người tử tù, ngục quan “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô vuông” mỗi khi người tù viết xong một chữ; còn ở Giòng chữ cuối cùng, ngục quan “lại im lặng cất những đồng tiền” đó. Ở Chữ người tử tù, sau khi nghe lời dặn dò của ông Huấn, ngục quan chỉ chắp tay vái và nói một câu nghẹn ngào. Còn ở Giòng chữ cuối cùng viên quản ngục đã chăm chú xem mặt chữ. Y cảm thấy sung sướng vì thấy mình đã xin được chút kỷ niệm.
Thứ hai: về tính cách nhân vật thầy thơ lại
Nhân vật thầy thơ lại ở Giòng chữ cuối cùng được kể bằng giọng văn chân chất đến vụng về: nghe xong chuyện cảm động của ngục quan, thầy thơ lại nói “Dạ bẩm ngài cứ yên tâm đã có tôi” rồi ù té chạy xuống phía trại giam ông Huấn. Thầy đấm cửa thùm thùm, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục và báo tin buồn luôn thể cho ông Huấn Cao biết việc về kinh chịu án tử hình”. Đến Chữ người tử tù, thầy thơ lại đã rút được bài học quan trọng về đi đứng, nói năng: “Thầy thơ lại cảm động, nghe xong chuyện nói: Dạ bẩm, ngài cứ yêu tâm, đã có tôi” rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình”.
Xem ra, không phải ngay từ đầu Nguyễn Tuân đã có những câu văn hay!
Thứ ba: về tính cách Huấn Cao
Giòng chữ cuối cùng tả thế này: “Huấn Cao lãnh đạm, không chấp, đã chúc mũi gông nặng xuống thềm đá tảng, khom mình thúc mạnh đầu thành gông xuống đấy đánh thuỳnh một cái”. Chữ người tử tù đã chọn cách diễn đạt khác để thể hiện khí phách của nhân vật này: “ Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Mặc dù sắc thái ý nghĩa của hai chữ “lãnh đạm” và “lạnh lùng” khác nhau, nhưng việc Nguyễn Tuân dùng từ “lạnh lùng” để diễn tả thái độ của Huấn Cao chưa chắc đã hay hơn từ “lãnh đạm”. Bởi vì chữ “lạnh lùng” thường dùng để chỉ ai đó thiếu tình cảm trong quan hệ tiếp xúc với người, hoặc việc. Nhưng từ “lãnh đạm” thì thiên về ý nghĩa chỉ người nào đó “tỏ ra không muốn quan tâm, không thân mật, không ân cần, hoặc không có biểu hiện tình cảm nào cả”.
Huấn Cao trong Giòng chữ cuối cùng ăn nói rất đời thường: “Ông Huấn vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như mình có quyền hưởng những thứ thực phẩm đó… Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng quấy rầy ta nữa”. Huấn Cao trong Chữ người tử tù có khẩu khí ngang tàng hơn: “Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm… Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây nữa”.
Huấn Cao trong Giòng chữ cuối cùng chủ động, quyết đoán: “nghe xong, mỉm cười”. Huấn Cao trong Chữ người tử tù thì thận trọng, và điềm đạm: “ Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười”.
Huấn Cao ở Giòng chữ cuối cùng nói năng có đôi phần chân phác: “Ta cảm cái tấm lòng thành kính của các ngươi. Nhưng Huấn Cao ở Chữ người tử tù thì thích nói chữ: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi”.
Thứ tư: về thái độ của người kể chuyện
Thái độ của người kể chuyện trong văn bản Giòng chữ cuối cùng có đôi chút khác so với thái độ của người kể chuyện ở văn bản Chữ người từ tù. Điều này bộc lộ rõ ở cách gọi tên nhân vật. Ví dụ, thay vì gọi Huấn Cao bằng “tên tù”, người kể ở Chữ người tử tù gọi bằng “người tù”.
Thứ năm: về thái độ của nhân vật đám đông
Giòng chữ cuối cùng kể: “Mấy tên lính, khi nói chữ “để tâm” có ý nhắc viên quan coi ngục nên tàn nhẫn đi, chứ còn đợi gì nữa. Hình như kẻ dưới lại còn giục người trên mau mau làm điều ác. Ngục quan chỉ điềm đạm…Bọn lính thất vọng. Sáu tên tử tù hơi ngạc nhiên về thái độ quản ngục”. Chữ người tử tù sửa thành: “Mấy tên lính, khi nói đến tiếng “để tâm” có ý nhắc viên quan coi ngục còn chờ đợi gì mà không giở những mánh khoé hành hạ thường lệ ra. Ngục quan ung dung… Bọn lính dãn cả ra, nhìn nhau và không hiểu. Sáu tên tử tù cứ ngạc nhiên về thái độ quản ngục”.