Tuyệt phẩm Alice ở xứ sở thần tiên và những bí ẩn ít người biết

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Alice ở xứ sở thần tiên (Alice's Adventures in Wonderland) là cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi của tác giả người Anh Charles Lutwidge Dodgson dưới bút danh Lewis Carroll viết năm 1865. Câu chuyện kể về cô bé Alice chui qua một hang thỏ rồi lạc vào thế giới thần tiên có những sinh vật kì lạ.Alice ở xứ sở thần tiên được Lewis sáng tác dựa trên một hình mẫu có thật, con gái của một người bạn - Alice Liddell 10 tuổi. Năm 1962, trong một lần đi dã ngoại, Lewis vì muốn làm vui lòng những đứa trẻ nhà Liddell, nhà văn đã sáng tác ra một câu chuyện với nhân vật chính được lấy tên của Alice.Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Alice rơi xuống hang thỏ đã khiến cho các cô gái nhà Liddell vô cùng phấn khích. Alice đã hết mực nài nỉ Lewis hãy viết câu chuyện ra giấy.Khi nhà văn mang cuốn sách tặng cho Alice và chia sẻ câu chuyện với những người bạn khác, nhìn thấy phản ứng của họ, Lewis nhận ra rằng mình đang nắm giữ trong tay một tuyệt tác.Khi xuất bản, nhà văn đã rất đau đầu đặt tên cho cuốn sách. Tiêu đề ban đầu của câu chuyện là cuộc phiêu lưu của Alice dưới mặt đất, Alice giữa thế giới yêu tinh sau này mới là Alice ở Xứ sở thần tiên.Ngay sau khi ra đời tác phẩm đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của độc giả. Tuy nhiên, mối quan hệ mật thiết của nguyên mẫu Alice và nhà văn đã gây nhiều xôn xao.Nhiều người thêu dệt rằng, tác phẩm đánh dấu một chuyện tình còn mơ hồ và nhiều ẩn khuất. Những tài liệu mà nhà văn để lại cho hậu thế càng làm cho mọi người “đoán già đoán non” về sự thật ẩn chứa bên trong nguồn gốc câu chuyện.Ngoài ra, tác phẩm còn gắn với hội chứng kỳ lạ. Người mắc hội chứng này thường bị đau nửa đầu và cảm nhận về không gian và thời gian bị bóp méo rất giống với tình tiết trong truyện. Đây là lý do ra đời hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên (AIWS – Alice in wonderland syndrome).Một chuyện lạ nữa là tác phẩm không ít lần bị ghẻ lạnh. Tác phẩm từng bị cấm phát hành "vì động vật nói tiếng người và được đặt ngang hàng con người là điều không thể chấp nhận và "chứa những ám chỉ đầy khiêu khích về việc sử dụng chất kích thích".Dù còn nhiều tranh cãi và nhiều bí ẩn chưa có câu trả lời xong Alice ở xứ sở thần tiên vẫn được coi là một tuyệt phẩm, một cuốn sách kinh điển nhiều lần được chuyển thể thành phim và đều gây được tiếng vang lớn.Mời độc giả xem video:Xử phạt người cha dùng dây điện đánh con trai 12 tuổi. Nguồn: THDT.


Alice ở xứ sở thần tiên (Alice's Adventures in Wonderland) là cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi của tác giả người Anh Charles Lutwidge Dodgson dưới bút danh Lewis Carroll viết năm 1865. Câu chuyện kể về cô bé Alice chui qua một hang thỏ rồi lạc vào thế giới thần tiên có những sinh vật kì lạ.


Alice ở xứ sở thần tiên được Lewis sáng tác dựa trên một hình mẫu có thật, con gái của một người bạn - Alice Liddell 10 tuổi. Năm 1962, trong một lần đi dã ngoại, Lewis vì muốn làm vui lòng những đứa trẻ nhà Liddell, nhà văn đã sáng tác ra một câu chuyện với nhân vật chính được lấy tên của Alice.


Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Alice rơi xuống hang thỏ đã khiến cho các cô gái nhà Liddell vô cùng phấn khích. Alice đã hết mực nài nỉ Lewis hãy viết câu chuyện ra giấy.


Khi nhà văn mang cuốn sách tặng cho Alice và chia sẻ câu chuyện với những người bạn khác, nhìn thấy phản ứng của họ, Lewis nhận ra rằng mình đang nắm giữ trong tay một tuyệt tác.


Khi xuất bản, nhà văn đã rất đau đầu đặt tên cho cuốn sách. Tiêu đề ban đầu của câu chuyện là cuộc phiêu lưu của Alice dưới mặt đất, Alice giữa thế giới yêu tinh sau này mới là Alice ở Xứ sở thần tiên.


Ngay sau khi ra đời tác phẩm đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của độc giả. Tuy nhiên, mối quan hệ mật thiết của nguyên mẫu Alice và nhà văn đã gây nhiều xôn xao.


Nhiều người thêu dệt rằng, tác phẩm đánh dấu một chuyện tình còn mơ hồ và nhiều ẩn khuất. Những tài liệu mà nhà văn để lại cho hậu thế càng làm cho mọi người “đoán già đoán non” về sự thật ẩn chứa bên trong nguồn gốc câu chuyện.


Ngoài ra, tác phẩm còn gắn với hội chứng kỳ lạ. Người mắc hội chứng này thường bị đau nửa đầu và cảm nhận về không gian và thời gian bị bóp méo rất giống với tình tiết trong truyện. Đây là lý do ra đời hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên (AIWS – Alice in wonderland syndrome).


Một chuyện lạ nữa là tác phẩm không ít lần bị ghẻ lạnh. Tác phẩm từng bị cấm phát hành "vì động vật nói tiếng người và được đặt ngang hàng con người là điều không thể chấp nhận và "chứa những ám chỉ đầy khiêu khích về việc sử dụng chất kích thích".


Dù còn nhiều tranh cãi và nhiều bí ẩn chưa có câu trả lời xong Alice ở xứ sở thần tiên vẫn được coi là một tuyệt phẩm, một cuốn sách kinh điển nhiều lần được chuyển thể thành phim và đều gây được tiếng vang lớn.


Mời độc giả xem video:Xử phạt người cha dùng dây điện đánh con trai 12 tuổi. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top