Thời điểm này, các trường đại học đã công bố đề án tuyển sinh năm 2024, nhiều trường mở thêm ngành học mới đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.
Năm 2024 là năm cuối cùng các trường đại học (ĐH) tuyển sinh theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Năm 2025, các trường sẽ phải thay đổi đề án tuyển sinh để phù hợp với phương án thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới vừa được Bộ GD&ĐT ban hành.
Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM trong một giờ học. Ảnh: NTCC
Điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển giữa các phương thức
Trường ĐH Luật TP.HCM vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2024, dự kiến tuyển 2.100 chỉ tiêu.
Trong đó, 55% dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024; 45% còn lại là tuyển thẳng và xét tuyển sớm theo đề án riêng. Diện xét tuyển thẳng thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, còn xét tuyển sớm sẽ tuyển hai nhóm là thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và thí sinh thuộc trường THPT nằm trong danh sách ưu tiên của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết trường đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2024. Trường dự kiến tuyển sinh 12.500 chỉ tiêu trình độ ĐH chính quy theo bốn phương thức xét tuyển độc lập.
Cụ thể, phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (chiếm 45%); xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của ĐH Quốc gia TP.HCM (5%); xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình ba môn năm lớp 12 và theo tổng điểm trung bình ba học kỳ (50%).
Năm 2024, nhiều trường đại học mở ngành đào tạo mới phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội hiện đại.
Theo ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, Trường ĐH Công thương TP.HCM, phương thức tuyển sinh năm 2024 của trường không thay đổi so với năm 2023 với bốn phương thức xét tuyển.
Trong đó, phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 từ 20 điểm trở lên (20%-30% chỉ tiêu); xét tuyển thẳng thí sinh loại giỏi năm lớp 10, lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 và có điểm môn tiếng Anh từ 8,0 trở lên (tối đa 10%); xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT (50%-60%).
Tiếp đó, phương thức xét tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực với mức điểm từ 650 cho các ngành công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, marketing, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc và từ 600 điểm cho các ngành khác (10%-15%).
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM cũng đã thông tin về đề án tuyển sinh ĐH dự kiến năm 2024 với bốn phương thức: xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (25%), xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp ba môn (30%), xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình ba học kỳ (40%) và xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (5%).
Năm 2023, khoảng 90 trường ĐH-CĐ đã sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển.
Xuất hiện nhiều ngành học mới
Năm 2024, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM dự kiến mở hai ngành đào tạo mới là kinh tế số và kỹ thuật phần mềm.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM tuyển sinh 63 ngành đào tạo thuộc các nhóm ngành. Trong đó, bảy ngành mới bắt đầu tuyển sinh từ năm 2024 gồm: kinh tế số, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật nhiệt, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thẩm mỹ và công nghệ tài chính.
“Đây là những lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội hiện đại với khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo và kinh tế số như hiện nay” - bà Dung nói.
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, thông tin trường dự kiến mở bốn ngành mới gồm thiết kế vi mạch, kinh tế xây dựng, địa kỹ thuật xây dựng, khoa học dữ liệu.
“Đây là các ngành mới, đáp ứng nhu cầu mới của đất nước (vi mạch), phát triển kinh tế (kinh tế xây dựng) và đảm bảo hạ tầng cơ sở vật chất (địa kỹ thuật xây dựng)” - ông Thắng nhấn mạnh.
Năm 2024, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng mở một số chương trình đào tạo mới, liên ngành, liên trường phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước như ngành công nghệ bán dẫn - thiết kế vi mạch, công nghệ năng lượng mới, các mô hình tăng trưởng xanh.•
ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức hai kỳ thi đánh giá năng lực
Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tiếp tục được phát triển theo hướng ổn định, tổ chức hai đợt thi trước kỳ thi tốt nghiệp THPT (đợt 1 vào ngày 7-4-2024, đợt 2 vào ngày 2-6-2024).
Kỳ thi được tổ chức đồng loạt tại 23 tỉnh, thành gồm: TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Bình Phước và Tây Ninh.
Năm 2024 là năm cuối cùng các trường đại học (ĐH) tuyển sinh theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Năm 2025, các trường sẽ phải thay đổi đề án tuyển sinh để phù hợp với phương án thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới vừa được Bộ GD&ĐT ban hành.
Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM trong một giờ học. Ảnh: NTCC
Điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển giữa các phương thức
Trường ĐH Luật TP.HCM vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2024, dự kiến tuyển 2.100 chỉ tiêu.
Trong đó, 55% dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024; 45% còn lại là tuyển thẳng và xét tuyển sớm theo đề án riêng. Diện xét tuyển thẳng thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, còn xét tuyển sớm sẽ tuyển hai nhóm là thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và thí sinh thuộc trường THPT nằm trong danh sách ưu tiên của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết trường đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2024. Trường dự kiến tuyển sinh 12.500 chỉ tiêu trình độ ĐH chính quy theo bốn phương thức xét tuyển độc lập.
Cụ thể, phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (chiếm 45%); xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của ĐH Quốc gia TP.HCM (5%); xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình ba môn năm lớp 12 và theo tổng điểm trung bình ba học kỳ (50%).
Năm 2024, nhiều trường đại học mở ngành đào tạo mới phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội hiện đại.
Theo ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, Trường ĐH Công thương TP.HCM, phương thức tuyển sinh năm 2024 của trường không thay đổi so với năm 2023 với bốn phương thức xét tuyển.
Trong đó, phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 từ 20 điểm trở lên (20%-30% chỉ tiêu); xét tuyển thẳng thí sinh loại giỏi năm lớp 10, lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 và có điểm môn tiếng Anh từ 8,0 trở lên (tối đa 10%); xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT (50%-60%).
Tiếp đó, phương thức xét tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực với mức điểm từ 650 cho các ngành công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, marketing, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc và từ 600 điểm cho các ngành khác (10%-15%).
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM cũng đã thông tin về đề án tuyển sinh ĐH dự kiến năm 2024 với bốn phương thức: xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (25%), xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp ba môn (30%), xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình ba học kỳ (40%) và xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (5%).
Năm 2023, khoảng 90 trường ĐH-CĐ đã sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển.
Xuất hiện nhiều ngành học mới
Năm 2024, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM dự kiến mở hai ngành đào tạo mới là kinh tế số và kỹ thuật phần mềm.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM tuyển sinh 63 ngành đào tạo thuộc các nhóm ngành. Trong đó, bảy ngành mới bắt đầu tuyển sinh từ năm 2024 gồm: kinh tế số, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật nhiệt, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thẩm mỹ và công nghệ tài chính.
“Đây là những lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội hiện đại với khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo và kinh tế số như hiện nay” - bà Dung nói.
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, thông tin trường dự kiến mở bốn ngành mới gồm thiết kế vi mạch, kinh tế xây dựng, địa kỹ thuật xây dựng, khoa học dữ liệu.
“Đây là các ngành mới, đáp ứng nhu cầu mới của đất nước (vi mạch), phát triển kinh tế (kinh tế xây dựng) và đảm bảo hạ tầng cơ sở vật chất (địa kỹ thuật xây dựng)” - ông Thắng nhấn mạnh.
Năm 2024, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng mở một số chương trình đào tạo mới, liên ngành, liên trường phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước như ngành công nghệ bán dẫn - thiết kế vi mạch, công nghệ năng lượng mới, các mô hình tăng trưởng xanh.•
ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức hai kỳ thi đánh giá năng lực
Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tiếp tục được phát triển theo hướng ổn định, tổ chức hai đợt thi trước kỳ thi tốt nghiệp THPT (đợt 1 vào ngày 7-4-2024, đợt 2 vào ngày 2-6-2024).
Kỳ thi được tổ chức đồng loạt tại 23 tỉnh, thành gồm: TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Bình Phước và Tây Ninh.
Last edited by a moderator: