Từ vụ việc HS đi học sớm bị phê bình tại Hải Phòng: Cần yêu thương, tôn trọng con trẻ

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Trước hết, về hành động của cô giáo Lê Thị Kim Lan khi phê bình và chụp ảnh các cháu đi học sớm gửi lên nhóm Zalo của lớp, TS Phương nhận định đó là do cách suy nghĩ của giáo viên hạn chế. Khi thực hiện hành động đó cô chỉ nghĩ thông báo tới những bậc phụ huynh có con đi học sớm để nhắc nhở phụ huynh bởi các em đi học sớm không phù hợp với quy định của nhà trường, ảnh hưởng tới nề nếp học sinh bán trú. “Với hành động này, tôi nghĩ cô giáo không có ác ý hoặc bêu giễu học sinh”, TS Phương cho biết.

Nhưng theo TS Phương, hành động của cô giáo đã thiếu đi sự cảm thông với một số phụ huynh cũng như lòng thương cảm đối với học sinh khi các con phải đến trường sớm do điều kiện gia đình.

Khi các em vào hoàn cảnh như vậy, cần sự yêu thương, chăm sóc hơn là việc bị cô phê phán. Hành động của cô giáo chưa phù hợp với kỹ năng ứng xử sư phạm của một nhà giáo.

Dưới góc độ tâm lý phụ huynh, nhất là phụ huynh có con đi học sớm bị cô giáo phê bình, TS Phương cho hay, khi cô đăng những hình ảnh của con mình trên nhóm, phụ huynh sẽ có tâm lý chung là cô thiếu cảm thông, thiếu tôn trọng đối với các cháu và phụ huynh. Hành động của cô chạm lòng tự trọng của phụ huynh khiến họ có những phản ứng cực đoan.

Nhận định về đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội vào tối ngày 25/5 được cho là ghi lại sự việc học sinh trường Tiểu học Quang Trung phải đứng đội nắng ở cổng trường vì đi học sớm là có sự dàn dựng của phụ huynh, TS Phương cho rằng, phải xác thực tính khách quan của clip.

TS Phương chia sẻ: Giả sử, hình ảnh học sinh đứng nắng dưới cổng trường là dàn dựng, thì việc làm của phụ huynh có ý đồ nhằm vào nhà trường, cô giáo. Phụ huynh làm thế sẽ ảnh hưởng danh dự, uy tín của nhà trường, của cô giáo.


Cô giáo Kim Lan trả lời câu hỏi của lãnh đạo UBND TP Hải Phòng về sự việc

Nhưng họ không nhận thức được là chính hành động đó gây ra tổn thương tới con họ. Khi đứa trẻ nhạy cảm, chúng biết rằng mình bị đưa ra làm công cụ để cha mẹ thể hiện ý đồ - sẽ bị tổn thương về tinh thần. Bởi, trẻ luôn nghĩ gia đình là nơi gần gũi, yêu thương mình nhất mà không tôn trọng mình, đó là tổn thương lớn nhất. Đáng trách ở các bậc phụ huynh khi làm những việc như vậy không nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vấn đề.

TS Phương cho rằng, vào hoàn cảnh của cô giáo, nếu học sinh đi học sớm khiến cô thực sự khó khăn khi các em làm ảnh hưởng đến bạn khác thì cô có thể trực tiếp trao đổi với phụ huynh hoặc gọi điện thoại tìm hiểu nguyên nhân, phân tích cho phụ huynh hiểu về những bất cập khi học sinh đi học sớm thậm chí có những nguy hiểm rình rập. Nếu phụ huynh không thể khắc phục được, cô có thể bàn với phụ huynh tìm cách hỗ trợ từ nhà trường để mang lại sự an toàn, điều kiện được chăm sóc tốt nhất cho học sinh.

Với phụ huynh, khi biết con bị cô phê bình, có thể gọi điện riêng cho cô trao đổi, góp ý. Nếu cô giáo không giải quyết thì có thể thông tin tới ban giám hiệu nhà trường, tìm cách tốt nhất cho con. Điều đó thể hiện phụ huynh có hiểu biết trong ứng xử.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top