Tự chủ trường học tác động đến thành công của học sinh

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và quyền lựa chọn có tác động đến sự thành công của học sinh. Ảnh minh họa: Minh Phong


Cân bằng tối ưu về quyền tự chủ


Tự quản lý là một cách thức để nâng cao hiệu quả của trường phổ thông và kết quả học tập của học sinh. Để tạo ra sự khác biệt, trao quyền tự chủ cao hơn cho các trường phổ thông nên là một phần của hệ thống tổng hợp các chiến lược hướng đến việc đạt được kết quả tốt hơn.

TS. Ngô Thị Thùy Dương


TS. Ngô Thị Thùy Dương - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) nhấn mạnh điều này khi nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà trường phổ thông tự chủ.

TS. Ngô Thị Thùy Dương phân tích, các trường phổ thông thành công nhất đảm bảo sự cân bằng tối ưu về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và quyền lựa chọn.

Điều đó cho thấy "mục đích chính của việc tự quản lý là để đóng góp cho quá trình giảng dạy, các trường phổ thông có mong muốn thành công sẽ nỗ lực không ngừng để sử dụng tất cả các khả năng đã tích luỹ cùng với sự tự quản lý để đạt được mục đích đó”.

Nghiên cứu của TS. Ngô Thị Thùy Dương cho thấy, khi nhà trường phổ thông được trao quyền tự chủ phải đảm bảo các yêu cầu như: Điều hành trường phổ thông trong cụm và mạng lưới sao cho các đổi mới có tính lan truyền và có sự hợp tác để cung cấp chương trình giảng dạy đa dạng, mở rộng dịch vụ và hỗ trợ chuyên môn;

Tăng cường năng lực lãnh đạo để giúp giảm thiểu khoảng cách giữa các trường phổ thông; Khuyến khích sự đa dạng và lựa chọn; Phát triển năng lực để tối ưu hóa quản lý nguồn lực và lựa chọn nhân viên;

Phát triển năng lực để thiết kế, lựa chọn, thực hiện hoặc sử dụng các chương trình phát triển chuyên môn; Xây dựng các nhóm làm việc hiệu quả cao mà công việc dựa trên nhu cầu, xây dựng nền văn hóa coi trọng chất lượng, hiệu quả, công bằng; Phát triển khả năng thu hút người học và các nguồn lực tài chính, xã hội,… của cộng đồng; Thực hiện các trách nhiệm bên trong và bên ngoài nhà trường có hiệu quả.


Các nhà quản lý giáo dục có thể đưa ra định hướng về giải pháp quản lý phù hợp với các hoạt động quản lý tự chủ. Ảnh minh họa/Minh Phong

Sự khác biệt giữa quản lý tự chủ và không tự chủ

Từ nghiên cứu của mình, TS. Ngô Thị Thùy Dương, quản lý tự chủ và quản lý không tự chủ (quản lý từ bên ngoài) có những đặc điểm, nguyên tắc cụ thể như sau:


Nội dung


Quản lý tự chủ


Quản lý không tự chủ


Đặc điểm chung của hoạt động giáo dục


* Sứ mạng tự tuyên bố

* Phát huy nội lực, khai thác ngoại lực

* Liên tục đổi mới

* Quản lý theo hiệu quả và thích ứng với bối cảnh

* Chú trọng chất lượng


* Áp đặt chức năng, nhiệm vụ

* Kiềm chế nội lực, quản lý ngoại lực

* Chậm đổi mới

* Quản lý theo qui chuẩn cứng nhắc, chậm thích ứng

* Chú trọng số lượng


Lý tưởng xây dựng trường


* Sứ mạng rõ ràng, do các thành viên cùng phát triển, cùng sở hữu và tự nguyện tham gia thực hiện

* Coi trọng thực hiện sứ mạng

* Nhấn mạnh văn hóa tổ chức rõ ràng


* Sứ mạng không rõ, do bên ngoài áp đặt, không phải do các thành viên cùng phát triển và tiếp nhận

* Coi trọng chấp hành, tuân thủ sứ mạng từ bên ngoài

* Văn hóa tổ chức mờ nhạt


Tính chất hoạt động


* Hoạt động có tính nhà trường: Tiến hành công tác quản lý và giáo dục dựa trên những đặc điểm và nhu cầu của chính nhà trường.


* Hoạt động không mang tính nhà trường: Do các nhân tố bên ngoài quyết định nội dung và phương thức quản lý giáo dục


Vận dụng nguồn lực


* Nhà trường có quyền tự chủ, tự dự toán

* Vận dụng phối hợp với nhu cầu của trường

* Vận dụng kịp thời để giải quyết vấn đề

* Có thể khai thác các nguồn riêng, tăng thêm tài nguyên giáo dục


* Cấp trên quy định chặt chẽ về tài chính

* Vận dụng theo chuẩn mực, có điều khoản khống chế

* Nếu vận dụng đột xuất, phải được phép, phê duyệt

* Khó có thể khai thác tài nguyên mới, bị giới hạn, rắc rối về thủ tục


Đánh giá hiệu quả


* Coi trọng đánh giá toàn diện, đa chiều (đầu vào, quá trình, đầu ra; hiệu quả trong, hiệu quả ngoài); tăng cường thành tích chỉ là một trong các nội dung

* Đánh giá: dựa vào quá trình học tập, cải thiện nhà trường


* Thiên về thành tích thi cử cuối cùng, coi nhẹ quá trình và sự phát triển

* Đánh giá: dựa vào các biện pháp giám sát quản lý hành chính


Nguyên tắc quản lý đối với nhà trường


* Nguyên lý đa chiều đồng thuận:

Có thể có nhiều cách để đạt tới mục tiêu, nhấn mạnh tính mềm dẻo, linh hoạt

* Giao quyền hạn, trách nhiệm cho cơ sở: Khi nảy sinh vấn đề thì kịp thời giải quyết ngay tại cơ sở.


*Nguyên lý tổ chức theo tiêu chuẩn: Dùng phương pháp tiêu chuẩn, trình tự để đạt tới mục tiêu; nhấn mạnh tính thông dụng, có thể áp dụng ở mọi nơi

*Tập trung quyền lực ở cấp trên: Cấp trên sẽ giải quyết mọi việc lớn nhỏ.


Chú trọng hiệu suất và khắc phục khó khăn

* Trường học là một hệ thống tự quản:

Cơ sở tự quản lý

Chủ động khai thác,

Tự chịu trách nhiệm

* Coi trọng tính tích cực của con người:

Phát triển nguồn nhân lực nội tại

Các thành viên của trường đều dự

* Quá trình nội bộ luôn được cải tiến


Chú trọng khống chế quá trình

* Nhà trường chỉ là một hệ thống chấp hành:

Khống chế từ bên ngoài

Bị động chá nhận

Không chịu trách nhiệm

* Coi trọng tính tuân thủ:

Cung cấp nhân lực từ bên ngoài

Giám sát quản lý từ bên trong

* Khống chế đầu vào và đầu ra


Bảng phân tích trên đã chỉ ra các đặc điểm cũng như sự khác biệt giữa quản lý tự chủ và quản lý không tự chủ. Từ đó các nhà quản lý giáo dục có thể tham khảo để đưa ra định hướng về giải pháp quản lý phù hợp với các hoạt động quản lý tự chủ.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top