Trường học thân thiện thông qua mô hình hỗ trợ đồng đẳng

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
GD&TĐ - Làm thế nào để khuyến khích thanh thiếu niên gặp khó khăn tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi những vấn đề của các em trở nên nghiêm trọng hơn hoặc có những hệ quả tồi tệ? Xuất phát từ quan điểm rằng thanh thiếu niên có xu hướng chia sẻ vấn đề của mình với bạn bè hơn là với những người lớn khác, các chương trình hỗ trợ đồng đẳng đã ra đời.


Còn mới mẻ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ lâu trong các trường học đã có phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. Trong đó, một học sinh có thành tích học tập tốt thường được ghép cặp với một học sinh có học lực yếu hơn để các em có thể hỗ trợ bạn mình học tốt hơn. Đây cũng chính là một hình thức hỗ trợ đồng đẳng nhưng thiên về việc nâng cao thành tích học tập.

Chia sẻ điều này, cô Đinh Thị Trinh (chuyên viên tâm lý học đường, Trường PTLC Olympia) đồng thời nhận định, ở Việt Nam, những chương trình hỗ trợ đồng đẳng nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh hầu như rất ít và chưa thực sự được triển khai một cách bài bản, có hệ thống ở các trường học. Các nghiên cứu thực chứng về hiệu quả của chương trình này trong bối cảnh văn hóa Việt Nam cũng chưa có.

Được thành lập năm 2007, bên cạnh việc xây dựng một chương trình học thuật, Trường Olympia cũng thiết kế chương trình phát triển con người và kèm theo đó là hoạt động tham vấn tâm lý học đường để kịp thời hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong hành vi, cảm xúc, nhận thức và xã hội. Phòng tham vấn học đường, từ 1 cán bộ chuyên trách (2012) đã tăng lên 3 cán bộ chuyên trách (2014 đến nay), trở thành một địa chỉ được học sinh, giáo viên và phụ huynh trong trường tín nhiệm.

Với lợi thế của mình, học sinh có thể là người sớm phát hiện ra những vấn đề đang diễn ra với bạn mình, trong khối mình học. Và trong nhiều trường hợp, thay vì giáo viên hay chuyên viên tâm lý, học sinh đã lựa chọn bạn bè cùng trang lứa hoặc anh chị ở khối trên như là một giải pháp tối ưu cho mình tại thời điểm đó.sát, theo cô Đinh Thị Trinh những người làm công tác tâm lý học đường nhận thấy rằng không phải học sinh nào cũng sẵn sàng tìm đến chuyên viên tâm lý hoặc giáo viên để chia sẻ khó khăn của mình, và không phải vấn đề nào cũng cần đến sự hỗ trợ chuyên sâu của phòng tham vấn học đường.

"Bắt đầu với mong muốn không để bạn nào cảm thấy mình đơn độc, lạc lõng giữa môi trường học đường, và xây dựng văn hóa tích cực trong khối, trường, đến năm học 2016 - 2017, nhóm hỗ trợ đồng đẳng được thành lập ở cấp THPT và năm 2017 - 2018 ở cả cấp THCS và THPT. Do tính chất mỗi cấp học khác nhau nên cách thức hoạt động của nhóm hỗ trợ ở mỗi cấp cũng không giống nhau. Hoạt động của nhóm hỗ trợ đồng đẳng tại Olympia cho thấy những hiệu quả ban đầu, dần khẳng định vai trò cần thiết, hữu ích đối với công tác hỗ trợ học sinh khó khăn" - cô Đinh Thị Trinh chia sẻ.

Tăng hiệu quả chương trình tham vấn học đường

Gắn bó với hoạt động của nhóm hỗ trợ đồng đẳng tại Trường Olympia, cô Tô Thị Hoan (chuyên viên tâm lý học đường) cho rằng, chương trình này thực sự giúp tăng hiệu quả của hoạt động tham vấn học đường thông qua việc tăng nhận thức của học sinh về dịch vụ này. Thông qua việc lựa chọn, đào tạo và giám sát, hỗ trợ đồng đẳng có thể có những ảnh hưởng tích cực ở trường học. Nhóm cho thấy vai trò cần thiết, hữu ích của hỗ trợ đồng đẳng trong công tác giúp đỡ học sinh có khó khăn.

Nhìn từ một góc độ khác, cô Phương Hoài Nga (Trưởng phòng Tâm lý học đường, Trường Olympia) dẫn Thông tư 31 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho HS trong trường phổ thông và cho rằng văn bản này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ đồng đẳng trong việc hỗ trợ HS có khó khăn về sức khỏe tâm thần. Tuy vậy cho đến nay, câu chuyện về đội ngũ các chuyên viên tâm lý có đào tạo bài bản và làm việc trong các trường học sẽ vẫn chưa thể đáp ứng được ngay.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top