Trung Quốc "bành trướng" công nghệ, đồng minh của Mỹ ra tay

chauquocanh

Điều hành viên
#1
Nhật chống lại sự bành trướng của Trung Quốc


Theo các quan chức của chính phủ Nhật Bản cho biết thì nước này và Ấn Độ sẽ hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông để chống lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đối với cơ sở hạ tầng viễn thông. Thông qua các doanh nghiệp Nhật sẽ hỗ trợ phát triển mạng không dây 5G, cáp quang ngầm và các công nghệ khác tại Ấn Độ. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ nhận đào tạo các chuyên gia điện tử viễn thông cho Ấn Độ.

Thỏa thuận này đã được Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản Ryota Takeda và Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ ký kết trong một cuộc họp trực tuyến vừa qua. Tổng giá trị của thỏa thuận hợp tác này lên đến hàng chục tỷ yên (hàng trăm triệu USD).

Sau những cuộc đụng độ biên giới hồi tháng giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại thung lũng Galwan thuộc vùng Đông Ladakh, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp trả đũa mạnh mẽ. Theo đó nước này đã ban hành các sắc lệnh bao gồm lệnh cấm sử dụng TikTok, hạn chế và cấm các nhà thầu Trung Quốc tham gia vào các dự án 5G tại nước này.



Ngoài việc phát triển công nghệ 5G, Nhật cũng sẽ tham gia vào việc phát triển thương mại điện tử, cũng như nghiên cứu công nghệ 6G tại Ấn Độ. Thêm vào đó, Nhật cũng sẽ xây dựng và lắp đặt tuyến cáp quang biển để kết nối đất liền Ấn Độ với quần đảo Lakshadweep. HAPSMobile, một công ty con của SoftBank có trụ sở tại Tokyo đang đàm phán với một công ty viễn thông hàng đầu của Ấn Độ để bán công nghệ viễn thông.

Những động thái này của Nhật được đánh giá nhằm giúp các quốc gia châu Á khác thoát khỏi sự ảnh hưởng và phụ thuộc vào công nghệ Trung Quốc. Trước Nhật Bản thì Trung Quốc là quốc gia duy nhất phát triển mạng thông tin 5G với mức giá cực rẻ tại Ấn Độ.


Ấn Độ là mắt xích quan trọng để kiềm chế Trung Quốc?


Trong khi đó, Trung Quốc đang tăng cường quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thông qua chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng "Vành đai và Con đường". Các công ty của Trung Quốc như Huawei Technologies hay ZTE đang củng cố sự hiện diện của họ trên thị trường thiết bị viễn thông và cáp biển.

Trước đó chính phủ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cố gắng loại bỏ các công ty Trung Quốc theo chương trình "Mạng lưới sạch". Một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết Mỹ sẽ vẫn cứng rắn với Trung Quốc sau khi Tổng thống mới đắc cử Joe Biden nhậm chức vào tháng Giêng măm sau.

Ấn Độ là quốc gia cốt lõi cùng với Nhật Bản và Úc, trong chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" của Mỹ. Chính vì vậy trong bối cảnh cuộc chiến giành quyền ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang căng thẳng, tầm quan trọng của việc Nhật Bản ngày càng tăng.

Mặc dù Ấn Độ đã rút lui khỏi các cuộc đàm phán cho hiệp định thương mại tự do Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực được ký kết bởi Nhật Bản, Trung Quốc và 13 quốc gia khác. Tuy nhiên thỏa thuận Tokyo-New Delhi này sẽ giúp giữ Ấn Độ là một mắt xích quan trọng để kiềm chế Trung Quốc.
Nguồn: Dân Việt
 

Bình luận bằng Facebook

Top