Trung niên chốn công sở, đừng làm “thầy”
Ở độ tuổi trung niên, kinh nghiệm dày dặn, tôi nghĩ mình hiểu mọi thứ và tôi bắt đầu thích trở thành một người “thầy”. Đối với đồng nghiệp trẻ, thấy gì không vừa ý là tôi cằn nhằn, “nên làm như thế này, nên làm như thế kia”… đó chẳng phải là đang mang lại điều phiền phức cho mình hay sao?
Thực tế, những người trung tuổi ở công sở là những người nhân hậu, có xuất phát điểm tốt, họ thích nói về một số “sự thật” trong cuộc sống, chỉ mong các đồng nghiệp trẻ tránh đi đường vòng. Người trung niên chốn công sở hẳn hiểu rằng nhiều chân lý không phải ai cũng hiểu, mà trải qua rồi mới hiểu được.
Cuộc sống là quá ngắn để có thể chịu đựng được những sự phiền phức chốn công sở. Thay vì làm tiêu hao bản thân vào những thứ bên ngoài, tốt hơn là bạn nên học cách làm hài lòng chính mình.
Trung niên nơi công sở, đừng tranh giành, đừng ganh đua
Ở tuổi trung niên nơi công sở, với năng lực kinh doanh chín chắn, tôi cho rằng mình thành thạo mọi việc, mọi việc đều toàn năng. Khi nói đến nhiệm vụ công việc, tôi thường vẫn nóng nảy và cạnh tranh như “một đứa trẻ”.
Một người trung niên tại nơi làm việc nên giữ được hình ảnh “trung niên”, chững chạc và vững vàng, biết chọn lựa và tạo cho mình cảm giác thoải mái. Những người ưa cạnh tranh, tranh giành không phải là những người khôn ngoan, những người trung niên thông minh ở nơi làm việc phải học cách chơi một chút mẹo nhỏ để đạt được mục tiêu của mình, thay vì lao vào trận chiến và sẵn sàng làm bia đỡ đạn. Nếu không, trong mắt sếp, bạn chỉ là một “thanh niên vừa già vừa cứng”, không biết làm gì, không biết tiến hay lùi.
Trung niên nơi công sở, đừng cho rằng mình “nhìn thấu thiên hạ”
Trung niên chốn công sở, ngoài hai cái trên còn có một thái cực khác, đó là cái gì cũng hiểu, nhìn thấu mọi chuyện, há mồm “tứ tung” và cứ cố tỏ ra “ngang tàng” nhưng thực ra trái tim vẫn mong manh lắm. Trong mắt sếp và đồng nghiệp, dù bạn có nói “cứ để thuận theo tự nhiên” thì điều đó vẫn không thể che lấp được sự háo hức mong chờ thành công nhanh chóng của bạn. Thực sự buông bỏ là biết cách làm những gì bạn nên làm, không làm những gì bạn không nên làm.
Bước vào tuổi trung niên, phải học cách đóng trái tim lại một chút. Đừng dành quá nhiều thời gian cho các mối quan hệ, và cũng không cần phải mời tất cả mọi người vào cuộc sống của mình. Đừng mù quáng làm hài lòng người khác mà quên đi cảm nhận của chính bản thân mình, khi bạn sống đúng với những gì mình nghĩ, bạn mới cảm nhận được sự ấm áp của cuộc sống.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Ở độ tuổi trung niên, kinh nghiệm dày dặn, tôi nghĩ mình hiểu mọi thứ và tôi bắt đầu thích trở thành một người “thầy”. Đối với đồng nghiệp trẻ, thấy gì không vừa ý là tôi cằn nhằn, “nên làm như thế này, nên làm như thế kia”… đó chẳng phải là đang mang lại điều phiền phức cho mình hay sao?
Thực tế, những người trung tuổi ở công sở là những người nhân hậu, có xuất phát điểm tốt, họ thích nói về một số “sự thật” trong cuộc sống, chỉ mong các đồng nghiệp trẻ tránh đi đường vòng. Người trung niên chốn công sở hẳn hiểu rằng nhiều chân lý không phải ai cũng hiểu, mà trải qua rồi mới hiểu được.
Cuộc sống là quá ngắn để có thể chịu đựng được những sự phiền phức chốn công sở. Thay vì làm tiêu hao bản thân vào những thứ bên ngoài, tốt hơn là bạn nên học cách làm hài lòng chính mình.
Trung niên nơi công sở, đừng tranh giành, đừng ganh đua
Ở tuổi trung niên nơi công sở, với năng lực kinh doanh chín chắn, tôi cho rằng mình thành thạo mọi việc, mọi việc đều toàn năng. Khi nói đến nhiệm vụ công việc, tôi thường vẫn nóng nảy và cạnh tranh như “một đứa trẻ”.
Một người trung niên tại nơi làm việc nên giữ được hình ảnh “trung niên”, chững chạc và vững vàng, biết chọn lựa và tạo cho mình cảm giác thoải mái. Những người ưa cạnh tranh, tranh giành không phải là những người khôn ngoan, những người trung niên thông minh ở nơi làm việc phải học cách chơi một chút mẹo nhỏ để đạt được mục tiêu của mình, thay vì lao vào trận chiến và sẵn sàng làm bia đỡ đạn. Nếu không, trong mắt sếp, bạn chỉ là một “thanh niên vừa già vừa cứng”, không biết làm gì, không biết tiến hay lùi.
Trung niên nơi công sở, đừng cho rằng mình “nhìn thấu thiên hạ”
Trung niên chốn công sở, ngoài hai cái trên còn có một thái cực khác, đó là cái gì cũng hiểu, nhìn thấu mọi chuyện, há mồm “tứ tung” và cứ cố tỏ ra “ngang tàng” nhưng thực ra trái tim vẫn mong manh lắm. Trong mắt sếp và đồng nghiệp, dù bạn có nói “cứ để thuận theo tự nhiên” thì điều đó vẫn không thể che lấp được sự háo hức mong chờ thành công nhanh chóng của bạn. Thực sự buông bỏ là biết cách làm những gì bạn nên làm, không làm những gì bạn không nên làm.
Bước vào tuổi trung niên, phải học cách đóng trái tim lại một chút. Đừng dành quá nhiều thời gian cho các mối quan hệ, và cũng không cần phải mời tất cả mọi người vào cuộc sống của mình. Đừng mù quáng làm hài lòng người khác mà quên đi cảm nhận của chính bản thân mình, khi bạn sống đúng với những gì mình nghĩ, bạn mới cảm nhận được sự ấm áp của cuộc sống.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức