Nhớ lắm! Tôi được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên vào ngày 16-7-1986, tại nhà riêng của bác ở số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), sau sự kiện “Bài thơ gây chấn động đêm trước đổi mới”. Vào đến sân, cô Bích Hà ra đón, lấy nước mời tôi rồi gọi: “Anh Văn ơi, xuống có khách”. Nhìn sang bên phòng khách lớn, tôi thấy có vài vị tướng đang ngồi mà thầm lo mình đến đúng lúc bác đang bận... Nhớ lắm! Khoảnh khắc bác Văn nhanh nhẹn bước tới, tôi đứng dậy chào. Bác Văn giang hai tay ôm, vỗ nhẹ sau lưng tôi và nói: "Rất quý! Bác rất quý lòng dũng cảm, kiên định của cháu. Bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" của cháu rất hay. Bác và cô Hà đều mong gặp cháu... Quý lắm... Quý lắm, cháu cố gắng lên nhé!". Cử chỉ thân mật của bác Văn giúp tôi nhanh chóng xua tan đi mối e ngại, dè dặt ban đầu của một nữ sinh lần đầu được gặp vị tướng lẫy lừng.
Thế rồi bác Văn hỏi tôi thường đọc những loại sách nào. Sau đó bác giới thiệu một loạt cuốn sách có liên quan đến những kiến thức tôi đang học tập, nghiên cứu. Năm ấy bác 75 tuổi. Vậy mà trí nhớ của bác khiến tôi vô cùng kính nể. Trong cuộc trò chuyện, bác dặn: “Dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn đến mấy cháu cũng cần học cho tốt nhé. Khó khăn thì nhờ thầy, bạn giúp đỡ, nói với các bác giúp đỡ, giữ sức khỏe, giữ tinh thần tốt. Không nên lo lắng quá và nhất định không được bỏ học giữa chừng. “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, cháu ạ”. Nghe câu này, tôi cảm động đến trào nước mắt. Lúc tiễn tôi ra về, phu nhân Đại tướng đã dặn tôi: “Có dịp nào ra Hà Nội, Xuân Khải đến nhà chơi. Bác Văn muốn nói chuyện nhiều với Xuân Khải và muốn đọc những gì Xuân Khải đã viết được. Khi nào đến, Xuân Khải cứ nói với anh em bảo vệ là cô Hà có hẹn với tôi”.
Nguồn: truyenngan.net
Thế rồi bác Văn hỏi tôi thường đọc những loại sách nào. Sau đó bác giới thiệu một loạt cuốn sách có liên quan đến những kiến thức tôi đang học tập, nghiên cứu. Năm ấy bác 75 tuổi. Vậy mà trí nhớ của bác khiến tôi vô cùng kính nể. Trong cuộc trò chuyện, bác dặn: “Dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn đến mấy cháu cũng cần học cho tốt nhé. Khó khăn thì nhờ thầy, bạn giúp đỡ, nói với các bác giúp đỡ, giữ sức khỏe, giữ tinh thần tốt. Không nên lo lắng quá và nhất định không được bỏ học giữa chừng. “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, cháu ạ”. Nghe câu này, tôi cảm động đến trào nước mắt. Lúc tiễn tôi ra về, phu nhân Đại tướng đã dặn tôi: “Có dịp nào ra Hà Nội, Xuân Khải đến nhà chơi. Bác Văn muốn nói chuyện nhiều với Xuân Khải và muốn đọc những gì Xuân Khải đã viết được. Khi nào đến, Xuân Khải cứ nói với anh em bảo vệ là cô Hà có hẹn với tôi”.
Nguồn: truyenngan.net
Last edited by a moderator: