GD&TĐ - Thầy Vũ Trọng Biên - Trường THPT Tiên Lữ (Hưng Yên) - cho rằng: Với các trò chơi sáng tạo, sử dụng hợp lý trong giờ học, giáo viên sẽ khắc phục được tình trạng kém hứng thú trong các giờ Giáo dục công dân hiện nay.
Nhấn mạnh từ “hợp lý”, theo thầy Vũ Trọng Biên, trong giảng dạy Giáo dục công dân, không nhất thiết giờ nào cũng bắt buộc áp dụng phương pháp mới này. Khi áp dụng, giáo viên phải biết lựa chọn thời điểm, nội dung bài cần áp dụng cho thích hợp.
Ví dụ, sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới; sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới; sử dụng trò chơi để hình thành kĩ năng hoặc để củng cố tri thức, hình thành thái độ.
Bên cạnh đó, cũng không thể chỉ tổ chức những trò chơi “suông”, thiếu sự chuẩn bị, để mỗi lần tổ chức trò chơi là một lần thiếu hấp dẫn học sinh, dẫn đến sự đơn điệu và nhàm chán.
Từ những lưu ý trên, thầy Vũ Trọng Biên giới thiệu một số trò chơi mình đã sử dụng trong giảng dạy phần Đạo đức (Giáo dục công dân lớp 10) như sau:
Trò chơi sắm vai
Sắm vai là phương pháp học sinh thực hành, làm thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống đạo đức, pháp luật giả định. Giáo viên cần để học sinh lựa chọn cách giải quyết một vấn đề xảy ra trong cuộc sống thực tế, nhằm tập dượt cho học sinh kịp thời ứng phó khi bắt gặp.
Khi đó các em sẽ đứng trước những lựa chọn có thể xấu hoặc tốt... áp dụng vào đầu hoặc cuối giờ học.
Cách thức tiến hành trò chơi: Giáo viên đưa tình huống lên máy chiếu; cho học sinh các nhóm thảo luận cách giải quyết, hóa trang nhân vật. Sau đó, giáo viên đến từng nơi để góp ý cho từng nhóm, sau đó cho các nhóm lên diễn. Cả lớp và giáo viên nhận xét, tổng hợp và đưa ra cách gải quyết tối ưu nhất. Cuối cùng là tổng kết, khen thưởng.
Trò chơi ô chữ hoặc hoàn thành cây thư mục
Trò chơi ô chữ bí mật với phương châm học mà chơi, chơi mà học sẽ tạo được tâm lí thoải mái cho học sinh, tạo được không khí hòa đồng giữa giáo viên và học sinh và sẽ thu hút được nhiều em tham gia.
Cách tiến hành trò chơi: Chuẩn bị cây thư mục khi soạn bài, cây thư mục không quá ngắn cũng không quá dài.
Khi vào bài học, giáo viên treo bảng phụ và thành lập các đội chơi đồng thời đặt tên cho đội chơi phù hợp với nội dung bài dạy, sau đó cử đội trưởng cho mỗi đội.
Giáo viên nêu luật chơi, học sinh lần lượt điều vào cây thư mục. Sau đó, giáo viên ghi nhận thành tích đội thắng, động viên đội còn lại có gắng hoàn thành phần của mình.
Ví dụ, bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình, có thể đưa lên màn chiếu cây thư mục vời phần gốc có nội dung: Những điều nên tránh trong tình yêu.
Sau đó, học sinh lần lượt điền vào các nhánh của cây thư mục: Yêu đương quá sớm; yêu một lúc nhiều người; có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Thực hiện tốt trò chơi này, học sinh sẽ nắm chắc nội dung cần thiết nhất của phần học, dễ nhớ, hơn nữa sẽ thay đổi không khí giờ học.
Trò chơi tiếp sức
Trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của hầu hết học sinh trong lớp, em nào cũng phải động não suy nghĩ và hoạt động kể cả học sinh yếu kém.
Trò chơi áp dụng khi giáo viên nêu yêu cầu học sinh tìm những chuẩn mực đạo đức hay pháp luật; biểu hiện của chuẩn mực đạo đức hay pháp luật trong cuộc sống hàng ngày rất nhiều, vì thế các em có thể thảo luận và nêu ra những biểu hiện đó.
Cách thức tiến hành trò chơi: Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân; giáo viên treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi; tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng
Ví dụ, khi dạy bài 13: Công dân với cộng đồng. Mỗi nhóm học sinh được phát một tập phiếu trắng, sau đó, suy nghĩ và ghi lại những biểu hiện của hợp tác và những biểu hiện ngược lại với hợp tác trong cuộc sống vào phiếu.
Sau đó, mỗi nhóm lần lượt từng người lên dán phiếu vào bảng phụ cho phù hợp hai cột của nhóm mình. Trò chơi diễn ra 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện hơn thì thắng cuộc ( Học sinh lên lần lượt từng người, người trước dán xong người sau mới được lên).
Giáo viên tuyên bố kết thúc cuộc chơi; bổ sung thêm những biểu hiện mà học sinh chưa đề cập đến.
Trò chơi đoán tên hành động
Đây là hình thức tổ chức trò chơi “kịch câm trên lớp”. Cách chơi là: Giáo viên cho tình huống để học sinh cả lớp theo dõi, đồng thời cho diễn viên đóng kịch thảo luận tình huống giải quyết tốt nhất phù hợp với chuẩn mực đạo đức vừa học.
Cho “diễn viên” diễn “kịch câm” sau khi đã thảo luận. Cả lớp theo dõi vở kịch và đoán tên hành động, đoán cách giải quyết của những diễn viên khi gặp những tình huống đó như thế nào, có ưu thế không.
Với trò chơi, bằng cách nhận biết từ việc đoán tên hành động của trò chơi để nắm chắc hơn phần nội dung bài học và học tập cách ứng xử khi gặp tình huống thực ở ngoài đời.
Với trò chơi này, học sinh cũng rèn được cách nhận biết, óc phán đoán, đồng thời phát triển được năng khiếu làm diễn viên rèn luyện được sự mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Nhấn mạnh từ “hợp lý”, theo thầy Vũ Trọng Biên, trong giảng dạy Giáo dục công dân, không nhất thiết giờ nào cũng bắt buộc áp dụng phương pháp mới này. Khi áp dụng, giáo viên phải biết lựa chọn thời điểm, nội dung bài cần áp dụng cho thích hợp.
Ví dụ, sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới; sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới; sử dụng trò chơi để hình thành kĩ năng hoặc để củng cố tri thức, hình thành thái độ.
Bên cạnh đó, cũng không thể chỉ tổ chức những trò chơi “suông”, thiếu sự chuẩn bị, để mỗi lần tổ chức trò chơi là một lần thiếu hấp dẫn học sinh, dẫn đến sự đơn điệu và nhàm chán.
Từ những lưu ý trên, thầy Vũ Trọng Biên giới thiệu một số trò chơi mình đã sử dụng trong giảng dạy phần Đạo đức (Giáo dục công dân lớp 10) như sau:
Trò chơi sắm vai
Sắm vai là phương pháp học sinh thực hành, làm thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống đạo đức, pháp luật giả định. Giáo viên cần để học sinh lựa chọn cách giải quyết một vấn đề xảy ra trong cuộc sống thực tế, nhằm tập dượt cho học sinh kịp thời ứng phó khi bắt gặp.
Khi đó các em sẽ đứng trước những lựa chọn có thể xấu hoặc tốt... áp dụng vào đầu hoặc cuối giờ học.
Cách thức tiến hành trò chơi: Giáo viên đưa tình huống lên máy chiếu; cho học sinh các nhóm thảo luận cách giải quyết, hóa trang nhân vật. Sau đó, giáo viên đến từng nơi để góp ý cho từng nhóm, sau đó cho các nhóm lên diễn. Cả lớp và giáo viên nhận xét, tổng hợp và đưa ra cách gải quyết tối ưu nhất. Cuối cùng là tổng kết, khen thưởng.
Trò chơi ô chữ hoặc hoàn thành cây thư mục
Trò chơi ô chữ bí mật với phương châm học mà chơi, chơi mà học sẽ tạo được tâm lí thoải mái cho học sinh, tạo được không khí hòa đồng giữa giáo viên và học sinh và sẽ thu hút được nhiều em tham gia.
Cách tiến hành trò chơi: Chuẩn bị cây thư mục khi soạn bài, cây thư mục không quá ngắn cũng không quá dài.
Khi vào bài học, giáo viên treo bảng phụ và thành lập các đội chơi đồng thời đặt tên cho đội chơi phù hợp với nội dung bài dạy, sau đó cử đội trưởng cho mỗi đội.
Giáo viên nêu luật chơi, học sinh lần lượt điều vào cây thư mục. Sau đó, giáo viên ghi nhận thành tích đội thắng, động viên đội còn lại có gắng hoàn thành phần của mình.
Ví dụ, bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình, có thể đưa lên màn chiếu cây thư mục vời phần gốc có nội dung: Những điều nên tránh trong tình yêu.
Sau đó, học sinh lần lượt điền vào các nhánh của cây thư mục: Yêu đương quá sớm; yêu một lúc nhiều người; có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Thực hiện tốt trò chơi này, học sinh sẽ nắm chắc nội dung cần thiết nhất của phần học, dễ nhớ, hơn nữa sẽ thay đổi không khí giờ học.
Trò chơi tiếp sức
Trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của hầu hết học sinh trong lớp, em nào cũng phải động não suy nghĩ và hoạt động kể cả học sinh yếu kém.
Trò chơi áp dụng khi giáo viên nêu yêu cầu học sinh tìm những chuẩn mực đạo đức hay pháp luật; biểu hiện của chuẩn mực đạo đức hay pháp luật trong cuộc sống hàng ngày rất nhiều, vì thế các em có thể thảo luận và nêu ra những biểu hiện đó.
Cách thức tiến hành trò chơi: Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân; giáo viên treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi; tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng
Ví dụ, khi dạy bài 13: Công dân với cộng đồng. Mỗi nhóm học sinh được phát một tập phiếu trắng, sau đó, suy nghĩ và ghi lại những biểu hiện của hợp tác và những biểu hiện ngược lại với hợp tác trong cuộc sống vào phiếu.
Sau đó, mỗi nhóm lần lượt từng người lên dán phiếu vào bảng phụ cho phù hợp hai cột của nhóm mình. Trò chơi diễn ra 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện hơn thì thắng cuộc ( Học sinh lên lần lượt từng người, người trước dán xong người sau mới được lên).
Giáo viên tuyên bố kết thúc cuộc chơi; bổ sung thêm những biểu hiện mà học sinh chưa đề cập đến.
Trò chơi đoán tên hành động
Đây là hình thức tổ chức trò chơi “kịch câm trên lớp”. Cách chơi là: Giáo viên cho tình huống để học sinh cả lớp theo dõi, đồng thời cho diễn viên đóng kịch thảo luận tình huống giải quyết tốt nhất phù hợp với chuẩn mực đạo đức vừa học.
Cho “diễn viên” diễn “kịch câm” sau khi đã thảo luận. Cả lớp theo dõi vở kịch và đoán tên hành động, đoán cách giải quyết của những diễn viên khi gặp những tình huống đó như thế nào, có ưu thế không.
Với trò chơi, bằng cách nhận biết từ việc đoán tên hành động của trò chơi để nắm chắc hơn phần nội dung bài học và học tập cách ứng xử khi gặp tình huống thực ở ngoài đời.
Với trò chơi này, học sinh cũng rèn được cách nhận biết, óc phán đoán, đồng thời phát triển được năng khiếu làm diễn viên rèn luyện được sự mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Last edited by a moderator: