Rốt cuộc Triệu Vân đã nói ra những gì mà có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến như vậy?
Triệu Vân là nhân vật tạo nguồn cảm hứng hấp dẫn đối với đa số độc giả yêu thích Tam Quốc. Có người khen ngợi ông, có người lại chê bai, nhưng nói chung đều cho rằng Triệu Vân không được trọng dụng.
Nếu chỉ đơn giản gọi Triệu Vân là một hộ vệ, điều ấy lại chẳng hề thoả đáng. Người ta nói Triệu Vân là hộ vệ, đa phần suy đoán từ việc ông đã bảo vệ vợ con Lưu Bị và và Tôn phu nhân.
Thế nhưng trong "Tam quốc chí", rõ ràng có ghi chép rằng ông từng đảm nhiệm chức "Chủ kỵ". Người ta vẫn luôn tranh cãi xem vai trò của chức vụ này là gì.
"Chủ kỵ" là chức quan chỉ huy đội kỵ binh. Ngoài ra, Triệu Vân cũng từng tham gia nhiều trận chiến, nếu như chỉ đơn giản là một hộ vệ, vậy thì công việc này hẳn chưa tới lượt ông.
Vậy tại sao nhiều người vẫn cho rằng Triệu Vân là người không được Lưu Bị trọng dụng? Loại trừ đi những yếu tốt khác, chỉ có một ghi chép duy nhất trong sử liệu có thể dựa vào để suy đoán một cách hợp lý, được trích từ "Vân biệt truyệt". Có lẽ chính bởi việc được nhắc tới trong ghi chép này mới khiến cho Triệu Vân không được trọng dụng.
Khuyên can Lưu Bị
Việc này xảy ra sau khi Lưu Bị giành được Ích Châu. Khi Lưu Bị bao vây tấn công Thành Đô, có từng giao hẹn với thuộc hạ rằng, sau khi chiếm Thành Đô sẽ cho thuộc hạ tuỳ ý thu về tiền tài của cải trong phủ khố của Thành Đô.
Kết quả là sau khi hạ được Thành Đô, các tướng sĩ tới tấp xông vào phủ khố tranh cướp của cải, điên cuồng cướp sạch thành, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội của Thành Đô.
Có người còn đưa ra một đề nghị với Lưu Bị, xin Lưu Bị ban phát nhà cửa trong thành và trang viên, nương dâu ở ngoài thành cho các tướng lĩnh. Triệu Vân cho rằng đề nghị này hết sức không ổn, bèn nói với Lưu Bị: Năm xưa danh tướng Hoắc Khứ Bệnh của nhà Hán từng có một câu nói hào hùng: Chưa diệt được Hung Nô, sao có thể nghĩ chuyện nhà cửa?
Hiện giờ kẻ địch chúng ta phải đối mặt có thể nói còn lớn mạnh, nguy hiểm hơn cả Hung Nô khi đó. Chúng ta há có thể theo đuổi an nhàn cá nhân vào lúc này? Chỉ có thể đợi tới khi thiên hạ được ổn định, mọi người trở về quê hương của mình, đó mới là thời cơ thích hợp.
Giờ đây Ích Châu vừa mới chịu khói lửa chiến tranh, muôn dân lang bạt không chốn nương thân, cuộc sống khó khăn, cần phải trả lại ruộng đất và nhà ở của những người này cho họ, tìm mọi cách để họ ổn định khôi phục, sau này hẵng điều động lao dịch và thuế khoá, chỉ như vậy mới có thể nhận được sự ủng hộ của bách tính!
Ý đồ của Triệu Vân rất rõ ràng. Ông nhắc nhở Lưu Bị đang say sưa trong niềm vui chiến thắng rằng: Muốn kết thúc trình trạng rối loạn trước mắt, cần phải xử lý tốt mối quan hệ với người dân ở đây.
Một khi đề nghị trên không được thực thi, ắt sẽ gây nên rối loạn nghiêm trọng hơn tại Thành Đô hay thậm chí cả vùng Ích Châu, rất có khả năng sẽ kích động dân chúng nổi dậy.
Có sự nhắc nhở của Triệu Vân, Lưu Bị đã áp dụng một loạt biện pháp có hiệu quả, ổn định xã hội và trật sự kinh tế của Ích Châu. Tầm nhìn chính trị của Triệu Vân đã có được một minh chứng tốt nhất.
Đắc tội với nhiều người
Vậy thì sau khi Lưu Bị tiếp thu ý kiến của Triệu Vân, ý kiến trên có gây nên tác dụng phụ gì không?
Câu trả lời có lẽ là có.
Số lượng lớn văn thần võ tướng đi theo đã chia làm ba nhóm lớn. Nhóm thứ nhất là những ngươi theo Lưu Bị phiêu bạt ở Trung Nguyên nhiều năm, trải qua gian khổ, sống sót sau những trận chiến đẫm máu.
Nhóm thứ hai là những người mới đi theo Lưu Bị từ Kinh Châu. Nhóm người này đa phần đều là những người bất đắc chí tại Kinh Châu, tới thời điểm này mới được nở mày nở mặt.
Nhóm thứ ba là thế lực bản địa ở Ích Châu. Những người này có đại diện là Pháp Chính, có một số trải qua cuộc sống không được như ý trong thời kỳ Lưu Chương cai quản.
Ba nhóm người này đều có khả năng sẽ hết sức vui mừng trước lời hứa ban đầu của Lưu Bị. Đây cũng là lẽ thường của con người. Giang sơn được họ bất chấp tính mạng để đổi lấy, đòi nhà cửa đòi đất đai cũng là dễ hiểu, lấy nhiều cũng có là gì đâu?
Huống chi Lưu Bị trước đó cũng đã đồng ý rồi, đây gọi là "quân vô hí ngôn".
Nhưng tới khi Lưu Bị cần thực hiện lời hứa, Triệu Vân đột nhiên nhảy ra phản đối, tâm trạng của những người này sẽ ra sao?
Cho dù lời nói của Triệu Vân có đúng, nhưng cũng đã tổn hại lợi đến ích của họ, họ không tức giận được sao? Cho dù khi ấy họ không dám thể hiện ra bên ngoài, cũng khó tránh khỏi về sau mới đem ra tính sổ lại, hễ có việc liên quan tới Triệu Vân, họ sẽ thể hiện sự bất mãn.
Bởi thế, về sau cho dù Lưu Bị có muốn trọng dụng Triệu Vân, cũng sẽ bị những người này cản trở mà không thể cất nhắc. Mà đây chính là môi trường và sinh thái chính trị suốt mấy ngàn năm qua.
Nếu như Triệu Vân không được trọng dụng bởi việc này, vậy thì cũng không còn gì để nói, chỉ có thể chấp nhận. Tuy rằng Lưu Bị là vua, nhưng cũng cần phải cân bằng quan hệ giữa các phe phái trong nội bộ, hy sinh Triệu Vân cũng trở thành việc bất đắc dĩ.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Triệu Vân là nhân vật tạo nguồn cảm hứng hấp dẫn đối với đa số độc giả yêu thích Tam Quốc. Có người khen ngợi ông, có người lại chê bai, nhưng nói chung đều cho rằng Triệu Vân không được trọng dụng.
Nếu chỉ đơn giản gọi Triệu Vân là một hộ vệ, điều ấy lại chẳng hề thoả đáng. Người ta nói Triệu Vân là hộ vệ, đa phần suy đoán từ việc ông đã bảo vệ vợ con Lưu Bị và và Tôn phu nhân.
Thế nhưng trong "Tam quốc chí", rõ ràng có ghi chép rằng ông từng đảm nhiệm chức "Chủ kỵ". Người ta vẫn luôn tranh cãi xem vai trò của chức vụ này là gì.
"Chủ kỵ" là chức quan chỉ huy đội kỵ binh. Ngoài ra, Triệu Vân cũng từng tham gia nhiều trận chiến, nếu như chỉ đơn giản là một hộ vệ, vậy thì công việc này hẳn chưa tới lượt ông.
Vậy tại sao nhiều người vẫn cho rằng Triệu Vân là người không được Lưu Bị trọng dụng? Loại trừ đi những yếu tốt khác, chỉ có một ghi chép duy nhất trong sử liệu có thể dựa vào để suy đoán một cách hợp lý, được trích từ "Vân biệt truyệt". Có lẽ chính bởi việc được nhắc tới trong ghi chép này mới khiến cho Triệu Vân không được trọng dụng.
Khuyên can Lưu Bị
Việc này xảy ra sau khi Lưu Bị giành được Ích Châu. Khi Lưu Bị bao vây tấn công Thành Đô, có từng giao hẹn với thuộc hạ rằng, sau khi chiếm Thành Đô sẽ cho thuộc hạ tuỳ ý thu về tiền tài của cải trong phủ khố của Thành Đô.
Kết quả là sau khi hạ được Thành Đô, các tướng sĩ tới tấp xông vào phủ khố tranh cướp của cải, điên cuồng cướp sạch thành, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội của Thành Đô.
Có người còn đưa ra một đề nghị với Lưu Bị, xin Lưu Bị ban phát nhà cửa trong thành và trang viên, nương dâu ở ngoài thành cho các tướng lĩnh. Triệu Vân cho rằng đề nghị này hết sức không ổn, bèn nói với Lưu Bị: Năm xưa danh tướng Hoắc Khứ Bệnh của nhà Hán từng có một câu nói hào hùng: Chưa diệt được Hung Nô, sao có thể nghĩ chuyện nhà cửa?
Hiện giờ kẻ địch chúng ta phải đối mặt có thể nói còn lớn mạnh, nguy hiểm hơn cả Hung Nô khi đó. Chúng ta há có thể theo đuổi an nhàn cá nhân vào lúc này? Chỉ có thể đợi tới khi thiên hạ được ổn định, mọi người trở về quê hương của mình, đó mới là thời cơ thích hợp.
Giờ đây Ích Châu vừa mới chịu khói lửa chiến tranh, muôn dân lang bạt không chốn nương thân, cuộc sống khó khăn, cần phải trả lại ruộng đất và nhà ở của những người này cho họ, tìm mọi cách để họ ổn định khôi phục, sau này hẵng điều động lao dịch và thuế khoá, chỉ như vậy mới có thể nhận được sự ủng hộ của bách tính!
Ý đồ của Triệu Vân rất rõ ràng. Ông nhắc nhở Lưu Bị đang say sưa trong niềm vui chiến thắng rằng: Muốn kết thúc trình trạng rối loạn trước mắt, cần phải xử lý tốt mối quan hệ với người dân ở đây.
Một khi đề nghị trên không được thực thi, ắt sẽ gây nên rối loạn nghiêm trọng hơn tại Thành Đô hay thậm chí cả vùng Ích Châu, rất có khả năng sẽ kích động dân chúng nổi dậy.
Có sự nhắc nhở của Triệu Vân, Lưu Bị đã áp dụng một loạt biện pháp có hiệu quả, ổn định xã hội và trật sự kinh tế của Ích Châu. Tầm nhìn chính trị của Triệu Vân đã có được một minh chứng tốt nhất.
Đắc tội với nhiều người
Vậy thì sau khi Lưu Bị tiếp thu ý kiến của Triệu Vân, ý kiến trên có gây nên tác dụng phụ gì không?
Câu trả lời có lẽ là có.
Số lượng lớn văn thần võ tướng đi theo đã chia làm ba nhóm lớn. Nhóm thứ nhất là những ngươi theo Lưu Bị phiêu bạt ở Trung Nguyên nhiều năm, trải qua gian khổ, sống sót sau những trận chiến đẫm máu.
Nhóm thứ hai là những người mới đi theo Lưu Bị từ Kinh Châu. Nhóm người này đa phần đều là những người bất đắc chí tại Kinh Châu, tới thời điểm này mới được nở mày nở mặt.
Nhóm thứ ba là thế lực bản địa ở Ích Châu. Những người này có đại diện là Pháp Chính, có một số trải qua cuộc sống không được như ý trong thời kỳ Lưu Chương cai quản.
Ba nhóm người này đều có khả năng sẽ hết sức vui mừng trước lời hứa ban đầu của Lưu Bị. Đây cũng là lẽ thường của con người. Giang sơn được họ bất chấp tính mạng để đổi lấy, đòi nhà cửa đòi đất đai cũng là dễ hiểu, lấy nhiều cũng có là gì đâu?
Huống chi Lưu Bị trước đó cũng đã đồng ý rồi, đây gọi là "quân vô hí ngôn".
Nhưng tới khi Lưu Bị cần thực hiện lời hứa, Triệu Vân đột nhiên nhảy ra phản đối, tâm trạng của những người này sẽ ra sao?
Cho dù lời nói của Triệu Vân có đúng, nhưng cũng đã tổn hại lợi đến ích của họ, họ không tức giận được sao? Cho dù khi ấy họ không dám thể hiện ra bên ngoài, cũng khó tránh khỏi về sau mới đem ra tính sổ lại, hễ có việc liên quan tới Triệu Vân, họ sẽ thể hiện sự bất mãn.
Bởi thế, về sau cho dù Lưu Bị có muốn trọng dụng Triệu Vân, cũng sẽ bị những người này cản trở mà không thể cất nhắc. Mà đây chính là môi trường và sinh thái chính trị suốt mấy ngàn năm qua.
Nếu như Triệu Vân không được trọng dụng bởi việc này, vậy thì cũng không còn gì để nói, chỉ có thể chấp nhận. Tuy rằng Lưu Bị là vua, nhưng cũng cần phải cân bằng quan hệ giữa các phe phái trong nội bộ, hy sinh Triệu Vân cũng trở thành việc bất đắc dĩ.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức