Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491). Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).Thuở nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng thông minh, hiếu học. Tuy nhiên, sinh phải thời đại nhiều biến cố, nên ông không vội tham gia khoa cử. Mãi đến năm 1535 ông mới ứng thí và đỗ trạng nguyên. Năm đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ngoài 40 tuổi.Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm nhiều chức vụ, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.Trong gần 20 năm (từ 53 - 73 tuổi), Nguyễn Bỉnh Khiêm không ra ở hẳn kinh sư nhưng vẫn đảm nhiệm nhiều việc triều chính.Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri... Ngày nay, người đời còn lưu truyền nhiều tiên đoán được cho là của ông.
Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê thoát khỏi khó khăn, vận hạn. Ông từng đưa ra lời sấm khuyên nhà Mạc chạy lên Cao Bằng dựng nghiệp, sau khi thất thủ ở Thăng Long, và sẽ tồn tại ba đời. Quả nhiên, điều này đúng.
Ông còn khuyên Trịnh Kiểm "giữ chùa thờ Phật được ăn oản", tìm người trong tông thất nhà Lê lập làm vua. Nhà Trịnh làm theo và từ đó nối đời cầm quyền, nhưng danh nghĩa vẫn là tôn phò nhà Lê.
Với nhà Nguyễn, Nguyễn Hoàng (con trai thứ Nguyễn Kim) từng cho người đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhận được câu ẩn ý "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân"(một dải Hoành sơn có thể dung thân được). Năm 1568 Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi dần xây dựng cơ đồ họ Nguyễn ở phương Nam.Trong bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình". Câu này như lời khuyên của Trạng Trình với thế hệ sau, rằng phải nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được đánh giá là một tác gia lớn. Sáng tác của ông gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.“Bạch Vân am thi tập” và “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” là 2 tập thơ có giá trị nhất của Trạng Trình để lại cho hậu thế. Theo các nhà nghiên cứu, đến nay, khoảng 800 bài thơ, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm của Trạng Trình, còn được lưu lại.Ngoài ra, hiện nay, dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Tuy vậy, theo các nhà nghiên cứu, "Sấm Trạng Trình" là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm. Không loại trừ khả năng nhiều câu sấm được người đời sau bổ sung.Mời độc giả xem video:Toàn cảnh thế giới năm 2020 qua những bức ảnh. Nguồn: THDT.
Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491). Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).
Thuở nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng thông minh, hiếu học. Tuy nhiên, sinh phải thời đại nhiều biến cố, nên ông không vội tham gia khoa cử. Mãi đến năm 1535 ông mới ứng thí và đỗ trạng nguyên. Năm đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ngoài 40 tuổi.
Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm nhiều chức vụ, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
Trong gần 20 năm (từ 53 - 73 tuổi), Nguyễn Bỉnh Khiêm không ra ở hẳn kinh sư nhưng vẫn đảm nhiệm nhiều việc triều chính.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri... Ngày nay, người đời còn lưu truyền nhiều tiên đoán được cho là của ông.
Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê thoát khỏi khó khăn, vận hạn. Ông từng đưa ra lời sấm khuyên nhà Mạc chạy lên Cao Bằng dựng nghiệp, sau khi thất thủ ở Thăng Long, và sẽ tồn tại ba đời. Quả nhiên, điều này đúng.
Ông còn khuyên Trịnh Kiểm "giữ chùa thờ Phật được ăn oản", tìm người trong tông thất nhà Lê lập làm vua. Nhà Trịnh làm theo và từ đó nối đời cầm quyền, nhưng danh nghĩa vẫn là tôn phò nhà Lê.
Với nhà Nguyễn, Nguyễn Hoàng (con trai thứ Nguyễn Kim) từng cho người đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhận được câu ẩn ý "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân"(một dải Hoành sơn có thể dung thân được). Năm 1568 Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi dần xây dựng cơ đồ họ Nguyễn ở phương Nam.
Trong bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình". Câu này như lời khuyên của Trạng Trình với thế hệ sau, rằng phải nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.
Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được đánh giá là một tác gia lớn. Sáng tác của ông gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.
“Bạch Vân am thi tập” và “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” là 2 tập thơ có giá trị nhất của Trạng Trình để lại cho hậu thế. Theo các nhà nghiên cứu, đến nay, khoảng 800 bài thơ, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm của Trạng Trình, còn được lưu lại.
Ngoài ra, hiện nay, dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Tuy vậy, theo các nhà nghiên cứu, "Sấm Trạng Trình" là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm. Không loại trừ khả năng nhiều câu sấm được người đời sau bổ sung.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê thoát khỏi khó khăn, vận hạn. Ông từng đưa ra lời sấm khuyên nhà Mạc chạy lên Cao Bằng dựng nghiệp, sau khi thất thủ ở Thăng Long, và sẽ tồn tại ba đời. Quả nhiên, điều này đúng.
Ông còn khuyên Trịnh Kiểm "giữ chùa thờ Phật được ăn oản", tìm người trong tông thất nhà Lê lập làm vua. Nhà Trịnh làm theo và từ đó nối đời cầm quyền, nhưng danh nghĩa vẫn là tôn phò nhà Lê.
Với nhà Nguyễn, Nguyễn Hoàng (con trai thứ Nguyễn Kim) từng cho người đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhận được câu ẩn ý "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân"(một dải Hoành sơn có thể dung thân được). Năm 1568 Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi dần xây dựng cơ đồ họ Nguyễn ở phương Nam.Trong bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình". Câu này như lời khuyên của Trạng Trình với thế hệ sau, rằng phải nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được đánh giá là một tác gia lớn. Sáng tác của ông gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.“Bạch Vân am thi tập” và “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” là 2 tập thơ có giá trị nhất của Trạng Trình để lại cho hậu thế. Theo các nhà nghiên cứu, đến nay, khoảng 800 bài thơ, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm của Trạng Trình, còn được lưu lại.Ngoài ra, hiện nay, dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Tuy vậy, theo các nhà nghiên cứu, "Sấm Trạng Trình" là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm. Không loại trừ khả năng nhiều câu sấm được người đời sau bổ sung.Mời độc giả xem video:Toàn cảnh thế giới năm 2020 qua những bức ảnh. Nguồn: THDT.
Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491). Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).
Thuở nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng thông minh, hiếu học. Tuy nhiên, sinh phải thời đại nhiều biến cố, nên ông không vội tham gia khoa cử. Mãi đến năm 1535 ông mới ứng thí và đỗ trạng nguyên. Năm đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ngoài 40 tuổi.
Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm nhiều chức vụ, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
Trong gần 20 năm (từ 53 - 73 tuổi), Nguyễn Bỉnh Khiêm không ra ở hẳn kinh sư nhưng vẫn đảm nhiệm nhiều việc triều chính.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri... Ngày nay, người đời còn lưu truyền nhiều tiên đoán được cho là của ông.
Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê thoát khỏi khó khăn, vận hạn. Ông từng đưa ra lời sấm khuyên nhà Mạc chạy lên Cao Bằng dựng nghiệp, sau khi thất thủ ở Thăng Long, và sẽ tồn tại ba đời. Quả nhiên, điều này đúng.
Ông còn khuyên Trịnh Kiểm "giữ chùa thờ Phật được ăn oản", tìm người trong tông thất nhà Lê lập làm vua. Nhà Trịnh làm theo và từ đó nối đời cầm quyền, nhưng danh nghĩa vẫn là tôn phò nhà Lê.
Với nhà Nguyễn, Nguyễn Hoàng (con trai thứ Nguyễn Kim) từng cho người đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhận được câu ẩn ý "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân"(một dải Hoành sơn có thể dung thân được). Năm 1568 Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi dần xây dựng cơ đồ họ Nguyễn ở phương Nam.
Trong bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình". Câu này như lời khuyên của Trạng Trình với thế hệ sau, rằng phải nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.
Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được đánh giá là một tác gia lớn. Sáng tác của ông gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.
“Bạch Vân am thi tập” và “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” là 2 tập thơ có giá trị nhất của Trạng Trình để lại cho hậu thế. Theo các nhà nghiên cứu, đến nay, khoảng 800 bài thơ, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm của Trạng Trình, còn được lưu lại.
Ngoài ra, hiện nay, dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Tuy vậy, theo các nhà nghiên cứu, "Sấm Trạng Trình" là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm. Không loại trừ khả năng nhiều câu sấm được người đời sau bổ sung.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức