Trong thời Tam Quốc (220 – 280), có ba trận đánh lớn kinh điển mà người ta thường nhắc đến. Thứ nhất là trận Quan Độ, trận đấu với phần thắng nghiêng về phe Tào Tháo, giúp ông xác lập được địa vị bá chủ ở phương Bắc.
Thứ hai là trận Xích Bích. Đây là trận đại chiến nổi tiếng thời Tam Quốc. Sau chiến thắng của liên quân do Tôn Quyền và Lưu Bị đứng đầu, thế chân vạc giữa Ngụy – Thục – Ngô chính thức hình thành, đồng thời mở ra một giai đoạn phân tranh thiên hạ kéo dài nhiều năm sau đó.
Thứ ba, và cuối cùng, là trận Hán Trung, kéo dài gần 2 năm. Trận Hán Trung (217 - 219) là trận chiến quan trọng, phân quyền kiểm soát khu vực Đông Xuyên giữa hai thế lực Tào Tháo và Lưu Bị. Đây được coi là một trong những trận đại chiến lớn nhất trong thời kỳ hỗn loạn như Tam Quốc.
Cuộc đại chiến này quy tụ nhiều anh hùng, hào kiệt cùng mưu sĩ đương thời tham chiến.
Trong trận Hán Trung, đích thân Lưu Bị đã chỉ huy đại quân khiêu chiến với phe Tào Tháo.
Để chuẩn bị cho cuộc chiến có yếu tố quyết định cục diện của Tam Quốc, Lưu Bị đã dẫn theo 4 mãnh tướng trong "ngũ hổ thượng tướng", bao gồm: Trương Phi, Mã Siêu, Triệu Vân và Hoàng Trung. Bên cạnh đó, Lưu Bị còn nhận được sự hỗ trợ đắc lực của bậc kỳ tài Gia Cát Lượng và mưu sĩ nổi danh là Pháp Chính.
Trong khi đó, phe Tào Tháo cũng huy động những mãnh tướng chiến tích lẫy lừng tham chiến, bao gồm: Hạ Hầu Uyên, Tào Hồng, Tào Chân, Tào Hưu, Trương Hợp, Tử Hoảng và Quách Hoài.
Mới chỉ điểm qua hai vị quân chủ là Tào Tháo và Lưu Bị đích thân làm chủ soái, cùng với hàng loạt mãnh tướng nổi danh tham chiến, từ đây đã có thể thấy quy mô của trận chiến này quả thực không hề nhỏ.
Vì sao muốn chiếm Hán Trung?
Sở dĩ Lưu Bị và Tào Tháo đều "khao khát" có được Hán Trung bởi vùng đất này có vị trí đặc biệt quan trọng, quyết định bước ngoặt của cục diện Tam Quốc lúc bấy giờ. Tào Tháo ban đầu dự định đánh chiếm Hán Trung của Trương Lỗ và sau đó xuôi theo dòng sông Hán Thuỷ xuống phía Nam đánh Ích Châu để trừ Lưu Bị. Còn đối với Lưu Bị, chỉ có chiếm được Hán Trung thì sự an toàn của Ích Châu mới có thể được đảm bảo.
Năm 215, Tào Tháo tiến vào Hán Trung, Trương Lỗ đầu hàng. Tuy nhiên, sau khi phân chia xong về địa giới hành chính ở Hán Trung, Tào Tháo muốn lui quân về. Dù Tư Mã Ý khuyên nên đánh ngay vào Tây Xuyên khi Lưu Bị đang đối đầu với Tôn Quyền ở Giang Lăng, nhưng Tào Tháo lại không nghe. Ông chỉ để lại tướng Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp và Đỗ Tập trấn thủ ở Đông Xuyên.
Mùa đông năm 217, Lưu Bị sai Trương Phi đóng quân ở Cố Sơn, Ngô Lan cầm quân đóng tại Hạ Biện. Nghe tin, Tào Tháo quyết định sai Tào Hồng và Tào Hưu ra đối địch. Dù đưa ra một kế là chia quân làm hai hướng, nhưng cuối cùng Trương Phi bị đánh bại, còn tướng Ngô Lan cũng không may tử trận.
Đến tháng 4/218, Lưu Bị giao cho Gia Cát Lượng trọng trách trấn giữ Thành Đô và sau đó cùng Pháp Chính, Hoàng Trung dẫn quân tiến về Hán Trung.
Tháng 9 năm đó, đại quân của Tào Tháo tiến về Trường An. Trong khi đó, Lưu Bị cũng dẫn đại quân công kích ải Dương Bình (cửa ngõ của Hán Trung) nhưng lại gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ phía Hạ Hầu Uyên và Trương Hợp.
Hai phe tham chiến của Lưu Bị và Tào Tháo cứ thế giằng co trong gần một năm.
Chiến thắng làm thay đổi cục diện Tam Quốc
Đến năm 219, Lưu Bị dẫn quân vượt qua sông Miện Thủy và tiến tới núi Định Quân (cửa ngõ phía Tây của Hán Trung). Do phòng bị yếu ớt nên rất nhanh khu vực này đã bị Lưu Bị công chiếm.
Sau khi được các mưu sĩ như Gia Cát Lượng, Pháp Chính hiến kế, Lưu Bị quyết định đóng quân hạ trại tại khu vực núi Định Quân để đối đầu với tướng Tào là Hạ Hầu Uyên. Mặt khác, Lưu Bị lệnh cho Hoàng Trung dẫn đầu một cánh quân mai phục phía sau của đỉnh núi Định Quân.
Do không biết mưu kế, Hạ Hầu Uyên trở tay không kịp, cuối cùng tử trận, quân Tào ở Hán Trung bấy giờ cũng rơi vào tình trạng hoảng loạn.
Tào Tháo nghe tin nên đích thân dẫn đại quân tiến đánh. Tuy nhiên, Lưu Bị tận dụng địa thế và sớm dàn trận để phòng thủ.
Đại quân của Lưu Bị quyết định án binh trên núi, cố thủ không chiến. Trong khi đó, do hành quân viễn chinh nên đại quân của Tào Tháo không chịu được cuộc chiến kéo dài. Sau một tháng, lương thảo cạn kiệt.
Thế nhưng Triệu Vân sau đó đã đánh tan đội quân lương thảo tiếp tế của Tào Tháo, khiến cục diện của trận chiến thay đổi hoàn toàn.
Kết quả, đến tháng 5/219, Tào Tháo đánh rút quân trở về Trường An, Hán Trung cũng chính thức thuộc về phe Lưu Bị.
Hán Trung có thể coi là trận đánh hao tốn nhiều sức lực nhưng chắc chắn là trận chiến huy hoàng nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Lưu Bị. Với ước tính hơn 100.000 quân, 4 mãnh tướng trong "ngũ hổ thượng tướng" cùng quân sư kiệt xuất như Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Lưu Bị đã thành công khi chiếm được Hán Trung, sau đó xưng làm Hán Trung Vương vào tháng 7/219.
Có thể nói, trận Hán Trung không chỉ là đỉnh cao trong cuộc đời của Lưu Bị mà còn là lần đầu tiên vị quân chủ của Thục Hán đánh bại Tào Tháo. Trận chiến kết thúc với phần thắng nghiêng về Lưu Bị cũng đặt nền móng vững chắc cho tương lai của Thục Hán.
Đáng tiếc, sau trận chiến huy hoàng này, thế lực của Lưu Bị xuống dốc nhanh chóng. Chỉ trong mấy năm sau, Kinh Châu bị mất và sau cùng là kết cục đại bại ở trận Di Lăng (221 – 222). Thất bại ở Di Lăng là "đòn chí mạng" với Lưu Bị và cuối cùng ông mất ở thành Bạch Đế vào năm 223.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Thứ hai là trận Xích Bích. Đây là trận đại chiến nổi tiếng thời Tam Quốc. Sau chiến thắng của liên quân do Tôn Quyền và Lưu Bị đứng đầu, thế chân vạc giữa Ngụy – Thục – Ngô chính thức hình thành, đồng thời mở ra một giai đoạn phân tranh thiên hạ kéo dài nhiều năm sau đó.
Thứ ba, và cuối cùng, là trận Hán Trung, kéo dài gần 2 năm. Trận Hán Trung (217 - 219) là trận chiến quan trọng, phân quyền kiểm soát khu vực Đông Xuyên giữa hai thế lực Tào Tháo và Lưu Bị. Đây được coi là một trong những trận đại chiến lớn nhất trong thời kỳ hỗn loạn như Tam Quốc.
Cuộc đại chiến này quy tụ nhiều anh hùng, hào kiệt cùng mưu sĩ đương thời tham chiến.
Trong trận Hán Trung, đích thân Lưu Bị đã chỉ huy đại quân khiêu chiến với phe Tào Tháo.
Để chuẩn bị cho cuộc chiến có yếu tố quyết định cục diện của Tam Quốc, Lưu Bị đã dẫn theo 4 mãnh tướng trong "ngũ hổ thượng tướng", bao gồm: Trương Phi, Mã Siêu, Triệu Vân và Hoàng Trung. Bên cạnh đó, Lưu Bị còn nhận được sự hỗ trợ đắc lực của bậc kỳ tài Gia Cát Lượng và mưu sĩ nổi danh là Pháp Chính.
Trong khi đó, phe Tào Tháo cũng huy động những mãnh tướng chiến tích lẫy lừng tham chiến, bao gồm: Hạ Hầu Uyên, Tào Hồng, Tào Chân, Tào Hưu, Trương Hợp, Tử Hoảng và Quách Hoài.
Mới chỉ điểm qua hai vị quân chủ là Tào Tháo và Lưu Bị đích thân làm chủ soái, cùng với hàng loạt mãnh tướng nổi danh tham chiến, từ đây đã có thể thấy quy mô của trận chiến này quả thực không hề nhỏ.
Vì sao muốn chiếm Hán Trung?
Sở dĩ Lưu Bị và Tào Tháo đều "khao khát" có được Hán Trung bởi vùng đất này có vị trí đặc biệt quan trọng, quyết định bước ngoặt của cục diện Tam Quốc lúc bấy giờ. Tào Tháo ban đầu dự định đánh chiếm Hán Trung của Trương Lỗ và sau đó xuôi theo dòng sông Hán Thuỷ xuống phía Nam đánh Ích Châu để trừ Lưu Bị. Còn đối với Lưu Bị, chỉ có chiếm được Hán Trung thì sự an toàn của Ích Châu mới có thể được đảm bảo.
Năm 215, Tào Tháo tiến vào Hán Trung, Trương Lỗ đầu hàng. Tuy nhiên, sau khi phân chia xong về địa giới hành chính ở Hán Trung, Tào Tháo muốn lui quân về. Dù Tư Mã Ý khuyên nên đánh ngay vào Tây Xuyên khi Lưu Bị đang đối đầu với Tôn Quyền ở Giang Lăng, nhưng Tào Tháo lại không nghe. Ông chỉ để lại tướng Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp và Đỗ Tập trấn thủ ở Đông Xuyên.
Mùa đông năm 217, Lưu Bị sai Trương Phi đóng quân ở Cố Sơn, Ngô Lan cầm quân đóng tại Hạ Biện. Nghe tin, Tào Tháo quyết định sai Tào Hồng và Tào Hưu ra đối địch. Dù đưa ra một kế là chia quân làm hai hướng, nhưng cuối cùng Trương Phi bị đánh bại, còn tướng Ngô Lan cũng không may tử trận.
Đến tháng 4/218, Lưu Bị giao cho Gia Cát Lượng trọng trách trấn giữ Thành Đô và sau đó cùng Pháp Chính, Hoàng Trung dẫn quân tiến về Hán Trung.
Tháng 9 năm đó, đại quân của Tào Tháo tiến về Trường An. Trong khi đó, Lưu Bị cũng dẫn đại quân công kích ải Dương Bình (cửa ngõ của Hán Trung) nhưng lại gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ phía Hạ Hầu Uyên và Trương Hợp.
Hai phe tham chiến của Lưu Bị và Tào Tháo cứ thế giằng co trong gần một năm.
Chiến thắng làm thay đổi cục diện Tam Quốc
Đến năm 219, Lưu Bị dẫn quân vượt qua sông Miện Thủy và tiến tới núi Định Quân (cửa ngõ phía Tây của Hán Trung). Do phòng bị yếu ớt nên rất nhanh khu vực này đã bị Lưu Bị công chiếm.
Sau khi được các mưu sĩ như Gia Cát Lượng, Pháp Chính hiến kế, Lưu Bị quyết định đóng quân hạ trại tại khu vực núi Định Quân để đối đầu với tướng Tào là Hạ Hầu Uyên. Mặt khác, Lưu Bị lệnh cho Hoàng Trung dẫn đầu một cánh quân mai phục phía sau của đỉnh núi Định Quân.
Do không biết mưu kế, Hạ Hầu Uyên trở tay không kịp, cuối cùng tử trận, quân Tào ở Hán Trung bấy giờ cũng rơi vào tình trạng hoảng loạn.
Tào Tháo nghe tin nên đích thân dẫn đại quân tiến đánh. Tuy nhiên, Lưu Bị tận dụng địa thế và sớm dàn trận để phòng thủ.
Đại quân của Lưu Bị quyết định án binh trên núi, cố thủ không chiến. Trong khi đó, do hành quân viễn chinh nên đại quân của Tào Tháo không chịu được cuộc chiến kéo dài. Sau một tháng, lương thảo cạn kiệt.
Thế nhưng Triệu Vân sau đó đã đánh tan đội quân lương thảo tiếp tế của Tào Tháo, khiến cục diện của trận chiến thay đổi hoàn toàn.
Kết quả, đến tháng 5/219, Tào Tháo đánh rút quân trở về Trường An, Hán Trung cũng chính thức thuộc về phe Lưu Bị.
Hán Trung có thể coi là trận đánh hao tốn nhiều sức lực nhưng chắc chắn là trận chiến huy hoàng nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Lưu Bị. Với ước tính hơn 100.000 quân, 4 mãnh tướng trong "ngũ hổ thượng tướng" cùng quân sư kiệt xuất như Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Lưu Bị đã thành công khi chiếm được Hán Trung, sau đó xưng làm Hán Trung Vương vào tháng 7/219.
Có thể nói, trận Hán Trung không chỉ là đỉnh cao trong cuộc đời của Lưu Bị mà còn là lần đầu tiên vị quân chủ của Thục Hán đánh bại Tào Tháo. Trận chiến kết thúc với phần thắng nghiêng về Lưu Bị cũng đặt nền móng vững chắc cho tương lai của Thục Hán.
Đáng tiếc, sau trận chiến huy hoàng này, thế lực của Lưu Bị xuống dốc nhanh chóng. Chỉ trong mấy năm sau, Kinh Châu bị mất và sau cùng là kết cục đại bại ở trận Di Lăng (221 – 222). Thất bại ở Di Lăng là "đòn chí mạng" với Lưu Bị và cuối cùng ông mất ở thành Bạch Đế vào năm 223.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức