Trà hoa cúc - Phương thuốc kỳ diệu chữa bách bệnh

thanh huyen

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Từ nhiều năm nay, cả hoa cúc khô và tươi đều được dùng để chế biến thành các loại trà (gọi là trà hoa cúc) và có tác dụng phòng, chữa nhiều bệnh rất tốt. Hoa cúc thường được dùng để chữa các chứng do phong nhiệt như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đinh nhọt, sang lở. Hơn thế, hoa cúc còn giúp chữa đau dạ dày, giải độc, ngừa tế bào ung thư, mất ngủ,...


Hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum indicum, họ Asteraceae, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh.


Nhiều người sử dụng trà hoa cúc hàng ngày vì những tác dụng rất tốt của nó cho sức khỏe như giải độc, làm đẹp, ngăn tế bào ung thư.


Nghiên cứu mới tại Mỹ phát hiện hóa chất tự nhiên apigenin có trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc trị ung thưTrà hoa cúc cũng đặc biệt hữu ích với những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều, ít di chuyển, ăn uống không đủ chất.


Đặc tính kháng viêm của gừng sẽ trung hòa các axit trong dạ dày, tăng dịch tiêu hóa trong khi gingerol giảm khó chịu và buồn nôn. Gừng kết hợp với trà hoa cúc, một "liều thuốc" tự nhiên sẽ giúp cơn đau được xoa dịu một cách nhanh chóng.


Hoa cúc được dùng làm trà hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác giúp thanh nhiệt, chữa bệnh rất hiệu quả.


Bạn có thể kết hợp loại hoa này với trà xanh và hoa hòe cho tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị nhức đầu do nhiệt.


Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân, bồ công anh sẽ cho bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm gan cấp tính.


Cũng có thể dùng hoa cúc kết hợp với phục linh để cho sắc mặt tươi tắn, làn da sáng mịn, tăng tuổi thọ.


Trà hoa cúc là một loại trà thảo dược nổi tiếng có giá trị chữa bệnh về tâm thần. Nó có thể làm dịu tâm trạng và giãn cơ.


Hoa cúc rất giàu chất chống oxy hóa và được coi là chất chống viêm và chống vi khuẩn trong tự nhiên rất hiệu quả. Vì vậy, nó cũng có tác dụng giữ cho da bạn không bị mụn trứng cá hoặc các loại mụn nhọt khác.


Người Ai Cập cổ đại sử dụng trà hoa cúc để làm dịu các cơn đau bụng kinh và điều này vẫn đúng cho tới tận bây giờ. Một nghiên cứu cho thấy uống trà hoa cúc tăng lượng glycine trong nước tiểu, một hợp chất giúp ổn định sự co thắt cơ. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là lý do tại sao trà hoa cúc giúp giảm các chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt.


Theo Giáo sư Dương Trọng Hiếu – một trong những chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền Việt Nam cho biết: “Hoa cúc có tính mát, vị hơi đắng, đi vào kinh phế, kinh can. Mà theo quan niệm của Đông Y, thì kinh can liên quan đến các bệnh lý như: đau đầu, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ,….”.


GS Dương Trọng Hiếu cũng cho biết: hoa cúc dùng làm trà là loại hoa cúc nhỏ màu trắng, hoặc vàng. Hoa cúc sau khi nở vừa tới được hái về, rửa sạch bụi bẩn, sao đó đem phơi hoặc sấy khô. Khi uống, chúng ta bỏ 4 đến 5 bông hoa cúc vào ấm trà, cho nước sôi vào và đợi 3 - 4 phút là có thể uống được.


Bên cạnh hoa cúc, có thể kết hợp thêm với cỏ ngọt, kỷ tử, hồng táo,… để đậm trà hơn.


Trà hoa cúc là một trong những bài thuốc quý từ thiên nhiên. Tuy nhiên, GS Dương Trọng Hiếu cũng khuyên chúng ta nên lưu ý, đó là phụ nữ mang thai, người có thể trạng dị ứng phấn hoa không nên dùng trà hoa cúc.


Những người tỳ vị hư hàn, thường bị lạnh bụng, huyết áp thấp, những người bị hư hại chức năng gan, hoặc mắc bệnh hen suyễn,… cũng nên hạn chế dùng trà hoa cúc. Ngoài ra, chúng ta cũng chỉ nên dùng trà hoa cúc từ 1-2 lần/ ngày, và không nên dùng trà hoa cúc ngay khi vừa ăn xong.
Nguồn: baomoi.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top