TPHCM đặt tên đường Nguyễn Thiện Thành: Chuyện ít biết về bác sĩ "Filatov"

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Giáo sư - bác sĩ Nguyễn Thiện Thành và phu nhân. Ảnh tư liệu.
Năm 1945, bác sĩ Thành tình nguyện vào chiến trường miền Nam để chữa bệnh cho chiến sĩ. Đầu năm 1950, ông bị quân Pháp bắt. Tại nhà tù Virgile ở Sài Gòn, một người lính da đen vốn là sinh viên y khoa đi lính theo chế độ quân dịch, sau những lần trò chuyện đã cảm phục bác sĩ Thành. Người này bí mật gửi tài liệu y học tiếng Pháp viết về những thành tựu mới vào trong tù. Khi đọc bài báo về phương pháp Filatov, bác sĩ Thành để tâm nghiên cứu, chờ ngày thể nghiệm thực tế.
Ra tù cuối năm 1950, bác sĩ Thành chứng kiến hàng nghìn tân binh, chiến sĩ bị sốt rét hoành hành, nhiều người ngã xuống khi chưa kịp ra mặt trận. Ông nghiên cứu, bào chế nhau thai thành thuốc trị bệnh. Ngày 27/11/1951, ca cấy nhau đầu tiên theo phương pháp Filatov thực hiện thành công. Sáng chế Filatov tạo tiếng vang rộng rãi, giúp nhiều người vượt qua bệnh tật.
Nhờ thành tựu này, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành được đồng nghiệp gọi là “bác sĩ Filatov”.
Người bác sĩ xông pha trên "tuyến lửa"
Giữa tiền tuyến, bác sĩ Thành tiếp tục tiến hành nhiều nghiên cứu, bào chế huyết thanh Bogomoletz. Cuối tháng 10/1954, ông cùng gia đình từ Cà Mau, tập kết ra Bắc. Những năm sau, ông đi nghiên cứu sinh tại Liên Xô, mê say nghiên cứu, vận dụng học thuyết Pavlov trong điều trị chứng mất ngủ.
Hoàn thành luận án phó tiến sĩ với tấm bằng loại ưu tại Liên Xô, ông được tạo điều kiện tiếp tục học hoàn thành tiến sĩ y học. Ông từ chối, trở về nước để chăm lo cho sức khỏe của thương bệnh binh, đồng bào, đồng chí ở miền Nam ruột thịt.
Với tinh thần ấy, ông là một trong những cán bộ chủ chốt được chọn chi viện chiến trường miền Nam năm 1964 trên chuyến "Tàu không số", theo con đường huyền thoại "Hồ Chí Minh trên biển". Trên những con tàu chở vũ khí này, toàn bộ thủy thủ đoàn trước khi khởi hành đều tuyên thệ và truy điệu sống. Họ vượt nhiều hiểm nguy như giông bão, tàu địch truy đuổi, sẵn sàng nổ bộc phá, hủy tàu để vũ khí không rơi vào tay địch...
Chân dung người bác sĩ thời bình
Khi đất nước hòa bình, thống nhất, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã từ chối chức Thứ trưởng Bộ Y tế, ở lại TP HCM dốc sức xây dựng Bệnh viện Thống Nhất trở thành một trung tâm y tế chất lượng cao trong khu vực và cả nước, phục vụ sự nghiệp khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân.Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành (thứ 2 từ trái qua) trong thời gian công tác tại nước ngoài. Ảnh tư liệu.
Là người đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển chuyên ngành Lão khoa, ông đã đào tạo nhiều thế hệ học trò, biên soạn nhiều tài liệu cho chuyên ngành này. Thành tựu nổi bật của ông là nghiên cứu và đưa vào sản xuất hai loại dược phẩm mới là Kaglutam và Spirulina có tác dụng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên của khu vực Đông Nam Á sản xuất ra tảo dạng viên.
Sau nhiều thập niên cống hiến cho nền y học nước nhà, vào hồi 4h15 ngày 8/10/2013, Giáo sư – bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã qua đời tại nhà riêng ở khu cư xá Bắc Hải, quận 10, TP HCM, hưởng thọ 95 tuổi. Ông được An táng tại nghĩa trang thành phố ở quận Thủ Đức.
Bí thư thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân là con trai duy nhất của Giáo sư – bác sĩ Nguyễn Thiện Thành. Ông Nhân tâm sự, cha mình đã ít nhất ba lần từ chối những lời đề nghị có lợi. Lần đầu tiên là khi được học bổng sang Pháp, ông từ chối vì không được học nghề y mà ông mong muốn. Lần thứ hai là khi được đề nghị giữ lại học tiến sĩ tại Liên Xô, ông cũng quyết tâm trở về chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Lần nói không thứ ba là với đề xuất làm Thứ trưởng Bộ Y tế để tiếp tục ở lại làm việc tại Bệnh viện Thống Nhất.
“Ba của tôi là người rất ít khi kể về mình. Có lần xem phim về Cách mạng tháng 8, có cảnh đoàn người đi quanh quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ đang đọc Tuyên ngôn độc lập. Cụ chỉ nói đúng một câu 'lúc đó ba cũng đứng ở dưới'. Cụ cũng không kể rằng từng gặp Bác Hồ và được Bác khen. Có lẽ tôi vẫn chưa biết hết về ba mình”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ.


Giáo sư - bác sĩ Nguyễn Thiện Thành và phu nhân. Ảnh tư liệu.
Năm 1945, bác sĩ Thành tình nguyện vào chiến trường miền Nam để chữa bệnh cho chiến sĩ. Đầu năm 1950, ông bị quân Pháp bắt. Tại nhà tù Virgile ở Sài Gòn, một người lính da đen vốn là sinh viên y khoa đi lính theo chế độ quân dịch, sau những lần trò chuyện đã cảm phục bác sĩ Thành. Người này bí mật gửi tài liệu y học tiếng Pháp viết về những thành tựu mới vào trong tù. Khi đọc bài báo về phương pháp Filatov, bác sĩ Thành để tâm nghiên cứu, chờ ngày thể nghiệm thực tế.
Ra tù cuối năm 1950, bác sĩ Thành chứng kiến hàng nghìn tân binh, chiến sĩ bị sốt rét hoành hành, nhiều người ngã xuống khi chưa kịp ra mặt trận. Ông nghiên cứu, bào chế nhau thai thành thuốc trị bệnh. Ngày 27/11/1951, ca cấy nhau đầu tiên theo phương pháp Filatov thực hiện thành công. Sáng chế Filatov tạo tiếng vang rộng rãi, giúp nhiều người vượt qua bệnh tật.
Nhờ thành tựu này, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành được đồng nghiệp gọi là “bác sĩ Filatov”.
Người bác sĩ xông pha trên "tuyến lửa"
Giữa tiền tuyến, bác sĩ Thành tiếp tục tiến hành nhiều nghiên cứu, bào chế huyết thanh Bogomoletz. Cuối tháng 10/1954, ông cùng gia đình từ Cà Mau, tập kết ra Bắc. Những năm sau, ông đi nghiên cứu sinh tại Liên Xô, mê say nghiên cứu, vận dụng học thuyết Pavlov trong điều trị chứng mất ngủ.
Hoàn thành luận án phó tiến sĩ với tấm bằng loại ưu tại Liên Xô, ông được tạo điều kiện tiếp tục học hoàn thành tiến sĩ y học. Ông từ chối, trở về nước để chăm lo cho sức khỏe của thương bệnh binh, đồng bào, đồng chí ở miền Nam ruột thịt.
Với tinh thần ấy, ông là một trong những cán bộ chủ chốt được chọn chi viện chiến trường miền Nam năm 1964 trên chuyến "Tàu không số", theo con đường huyền thoại "Hồ Chí Minh trên biển". Trên những con tàu chở vũ khí này, toàn bộ thủy thủ đoàn trước khi khởi hành đều tuyên thệ và truy điệu sống. Họ vượt nhiều hiểm nguy như giông bão, tàu địch truy đuổi, sẵn sàng nổ bộc phá, hủy tàu để vũ khí không rơi vào tay địch...
Chân dung người bác sĩ thời bình
Khi đất nước hòa bình, thống nhất, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã từ chối chức Thứ trưởng Bộ Y tế, ở lại TP HCM dốc sức xây dựng Bệnh viện Thống Nhất trở thành một trung tâm y tế chất lượng cao trong khu vực và cả nước, phục vụ sự nghiệp khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân.


Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành (thứ 2 từ trái qua) trong thời gian công tác tại nước ngoài. Ảnh tư liệu.
Là người đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển chuyên ngành Lão khoa, ông đã đào tạo nhiều thế hệ học trò, biên soạn nhiều tài liệu cho chuyên ngành này. Thành tựu nổi bật của ông là nghiên cứu và đưa vào sản xuất hai loại dược phẩm mới là Kaglutam và Spirulina có tác dụng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên của khu vực Đông Nam Á sản xuất ra tảo dạng viên.
Sau nhiều thập niên cống hiến cho nền y học nước nhà, vào hồi 4h15 ngày 8/10/2013, Giáo sư – bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã qua đời tại nhà riêng ở khu cư xá Bắc Hải, quận 10, TP HCM, hưởng thọ 95 tuổi. Ông được An táng tại nghĩa trang thành phố ở quận Thủ Đức.
Bí thư thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân là con trai duy nhất của Giáo sư – bác sĩ Nguyễn Thiện Thành. Ông Nhân tâm sự, cha mình đã ít nhất ba lần từ chối những lời đề nghị có lợi. Lần đầu tiên là khi được học bổng sang Pháp, ông từ chối vì không được học nghề y mà ông mong muốn. Lần thứ hai là khi được đề nghị giữ lại học tiến sĩ tại Liên Xô, ông cũng quyết tâm trở về chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Lần nói không thứ ba là với đề xuất làm Thứ trưởng Bộ Y tế để tiếp tục ở lại làm việc tại Bệnh viện Thống Nhất.
“Ba của tôi là người rất ít khi kể về mình. Có lần xem phim về Cách mạng tháng 8, có cảnh đoàn người đi quanh quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ đang đọc Tuyên ngôn độc lập. Cụ chỉ nói đúng một câu 'lúc đó ba cũng đứng ở dưới'. Cụ cũng không kể rằng từng gặp Bác Hồ và được Bác khen. Có lẽ tôi vẫn chưa biết hết về ba mình”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top