Bài 2: Kiến thức, phương pháp Làm văn thi THPT quốc gia
Nghị luận xã hội: Các dạng đề và trình tự làm bài
Thí sinh cần nắm vững các dạng đề nghị luận xã hội gồm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; nghị luận về một hiện tượng, sự kiện trong đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Dạng đề này thường lấy một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận. Dạng đề này thường bàn về các vấn đề: Quan niệm về cuộc sống, lí tưởng sống, thái độ sống (kiểu đề này khá phổ biến); quan niệm về tốt - xấu, thiện - ác, chính nghĩa - gian tà, vị tha - ích kỉ; các quan hệ xã hội, tình đồng loại, tình cốt nhục, tình bạn, tình yêu; các hành động hoặc các ứng xử (phổ biến hơn cả): Tích cực - tiêu cực, ý thức - vô ý thức, có văn hóa - vô văn hóa…
Nghị luận về một hiện tượng, sự kiện trong đời sống: Dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự, được mọi người (trong nước, ngoài nước) quan tâm.
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Dạng đề này thường từ một tác phẩm văn học, yêu cầu bàn về một ý nghĩa xã hội nào đó gợi lên từ tác phẩm.
Lưu ý: Có khi vấn đề nêu ra vừa là một tư tưởng, đạo lí, vừa có ý nghĩa một hiện tượng, sự kiện trong đời sống. Đề thi thường là những vấn đề tư tưởng đạo lí có ý nghĩa thời sự, thiết thực đối với cuộc sống đương thời.
Để làm tốt bài làm văn nghị luận xã hội, có thể chuẩn bị kiến thức theo các chủ đề: Đạo đức, nhân cách, lí tưởng, lối sống, lòng nhân ái, tri thức, trí tuệ, học tập, nghề nghiệp, môi trường, văn hóa… Những kiến thức này có trên sách báo và có từ thực tế đời sống xã hội.
Cùng các dạng đề nghị luận xã hội, thí sinh cần nắm vững trình tự làm một bài văn nghị luận xã hội, cụ thể như sau:
Giải thích vấn đề, ý kiến cần bàn luận: Giải thích nghĩa thực, nghĩa nghệ thuật, nếu ý kiến, vấn đề được nói bằng hình ảnh. Tiếp đó là giải thích các phương diện nội dung vấn đề bàn luận.
Luận bàn về vấn đề, ý kiến được đặt ra: Vấn đề, ý kiến bàn luận đúng hay sai? Đúng sai ở mức độ nào? Ý nghĩa của vấn đề, của ý kiến đúng, sai? Dẫn chứng làm sáng tỏ (dẫn chứng từ đời sống, khi cần có thể lấy dẫn chứng từ tác phẩm văn học, nhưng không làm bài nghị luận xã hội trở thành bài nghị luận văn học).
Bài học về nhận thức và hành động: Nhận thức của bản thân trước vấn đề, ý kiến bàn luận đặt ra. Từ nhận thức chuyển biến thành hành động (hành động của bản thân và tác động tới cộng đồng)
Những lưu ý với kiểu bài nghị luận văn học
Với kiểu bài nghị luận văn học, đầu tiên, thí sinh cần nắm vững kiến thức trọng tâm của các tác phẩm văn học nằm trong nội dung thi. Tác phẩm văn học nằm trong nội dung thi có ở cả chương trình lớp 11 và lớp 12, nhưng chủ yếu là chương trình lớp 12. Có thể học và ôn theo hệ thống thể loại: Thơ, văn xuôi, kịch, văn nghị luận.
Về thơ: Các bài Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Sóng (Xuân Quỳnh), Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Cũng cần quan tâm thêm tới các bài thơ ở chương trình lớp 11: Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Chiều tối (Mộ) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Từ ấy (Tố Hữu). Đối với thơ, cần nắm kiến thức trọng tâm về nội dung, về nghệ thuật, vừa bao quát toàn bài, vừa phân tích được những đoạn thơ hay, tiêu biểu, chú ý tới hình tượng nhân vật trữ tình, nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.
Về văn xuôi: Các bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Cần quan tâm thêm tới các tác phẩm văn xuôi ở chương trình lớp 11: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao).
Đối với tác phẩm văn xuôi, bên cạnh việc nắm kiến thức trọng tâm về nội dung, nghệ thuật, cần chú ý tới kết cấu, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, tình tiết nghệ thuật, nghệ thuật kể chuyện.
Về kịch có tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ). Quan tâm thêm tới tác phẩm kịch ở chương trình lớp 11: Trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng. Đối với tác phẩm kịch, bên cạnh việc nắm kiến thức trọng tâm về nội dung, nghệ thuật, cần chú ý tới tình huống kịch, mâu thuẫn, xung đột kịch, nhân vật, ngôn ngữ, hành động kịch.
Về văn nghị luận có tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh). Đối với văn nghị luận, bên cạnh việc nắm kiến thức trọng tâm về nội dung, nghệ thuật, thí sinh cần chú ý tới kết cấu, hệ thống luận điểm, trình tự lập luận, nghệ thuật lập luận.
Thứ hai, từ việc nắm kiến thức trọng tâm của từng tác phẩm, thí sinh mở rộng so sánh, tổng hợp theo các chủ đề, các vấn đề, cụ thể:
Chủ đề đất nước, cách mạng qua bài thơ Việt Bắc và Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) (So sánh trên các vấn đề: Lòng yêu nước, yêu cách mạng, sự gắn bó giữa nhân dân với đất nước, cách mạng, nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian...).
Chủ đề người nông dân qua truyện ngắn Chí Phèo và truyện ngắn Vợ nhặt (So sánh trên các vấn đề: Số phận người nông dân, nội dung nhân đạo, cách kết thúc tác phẩm).
Chủ đề người phụ nữ qua các tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa (So sánh trên các vấn đề: Số phận, vẻ đẹp người phụ nữ, giá trị nhân đạo).
So sánh chất sử thi trong hai tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình.
So sánh hình tượng Sông Đà trong Người lái đò Sông Đà và hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Thứ ba, thí sinh ôn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Theo đó, phần Mở bài: Khái quát về tác giả (vị trí, đóng góp của tác giả); khái quát về tác phẩm (vị trí tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác (nếu hoàn cảnh sáng tác thật sự có ý nghĩa để hiểu sâu thêm tác phẩm), giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật); khái quát vấn đề cần bàn luận. Đã gọi là khái quát thì cần ngắn gọn.
Thân bài: Các ý trình bày khái quát thành luận điểm, luận cứ, phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ. Các luận điểm nên trình bày theo hướng Tổng - Phân - Hợp (Khái quát các nội dung trình bày bằng câu chủ đề, phân tích và chứng minh các nội dung theo trình tự đã khái quát ở câu chủ đề, kết luận chung lại sau khi đã phân tích).
Kết luận: Khái quát lại ngắn gọn những vấn đề đã trình bày, liên hệ mở rộng, nâng cao vấn đề bàn luận.n
Học sinh có thể tham khảo cuốn: Bồi dưỡng năng lực thi trung học phổ thông quốc gia qua đề tham khảo của tác giả Lã Nhâm Thìn và Nguyễn Thị Nương (NXB Đại học Sư phạm, 2016). Cuốn sách này gồm hai phần lớn: Phần 1: Tri thức và phương pháp; Phần 2: Đề thi và gợi ý làm bài.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Nghị luận xã hội: Các dạng đề và trình tự làm bài
Thí sinh cần nắm vững các dạng đề nghị luận xã hội gồm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; nghị luận về một hiện tượng, sự kiện trong đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Dạng đề này thường lấy một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận. Dạng đề này thường bàn về các vấn đề: Quan niệm về cuộc sống, lí tưởng sống, thái độ sống (kiểu đề này khá phổ biến); quan niệm về tốt - xấu, thiện - ác, chính nghĩa - gian tà, vị tha - ích kỉ; các quan hệ xã hội, tình đồng loại, tình cốt nhục, tình bạn, tình yêu; các hành động hoặc các ứng xử (phổ biến hơn cả): Tích cực - tiêu cực, ý thức - vô ý thức, có văn hóa - vô văn hóa…
Nghị luận về một hiện tượng, sự kiện trong đời sống: Dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự, được mọi người (trong nước, ngoài nước) quan tâm.
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Dạng đề này thường từ một tác phẩm văn học, yêu cầu bàn về một ý nghĩa xã hội nào đó gợi lên từ tác phẩm.
Lưu ý: Có khi vấn đề nêu ra vừa là một tư tưởng, đạo lí, vừa có ý nghĩa một hiện tượng, sự kiện trong đời sống. Đề thi thường là những vấn đề tư tưởng đạo lí có ý nghĩa thời sự, thiết thực đối với cuộc sống đương thời.
Để làm tốt bài làm văn nghị luận xã hội, có thể chuẩn bị kiến thức theo các chủ đề: Đạo đức, nhân cách, lí tưởng, lối sống, lòng nhân ái, tri thức, trí tuệ, học tập, nghề nghiệp, môi trường, văn hóa… Những kiến thức này có trên sách báo và có từ thực tế đời sống xã hội.
Cùng các dạng đề nghị luận xã hội, thí sinh cần nắm vững trình tự làm một bài văn nghị luận xã hội, cụ thể như sau:
Giải thích vấn đề, ý kiến cần bàn luận: Giải thích nghĩa thực, nghĩa nghệ thuật, nếu ý kiến, vấn đề được nói bằng hình ảnh. Tiếp đó là giải thích các phương diện nội dung vấn đề bàn luận.
Luận bàn về vấn đề, ý kiến được đặt ra: Vấn đề, ý kiến bàn luận đúng hay sai? Đúng sai ở mức độ nào? Ý nghĩa của vấn đề, của ý kiến đúng, sai? Dẫn chứng làm sáng tỏ (dẫn chứng từ đời sống, khi cần có thể lấy dẫn chứng từ tác phẩm văn học, nhưng không làm bài nghị luận xã hội trở thành bài nghị luận văn học).
Bài học về nhận thức và hành động: Nhận thức của bản thân trước vấn đề, ý kiến bàn luận đặt ra. Từ nhận thức chuyển biến thành hành động (hành động của bản thân và tác động tới cộng đồng)
Những lưu ý với kiểu bài nghị luận văn học
Với kiểu bài nghị luận văn học, đầu tiên, thí sinh cần nắm vững kiến thức trọng tâm của các tác phẩm văn học nằm trong nội dung thi. Tác phẩm văn học nằm trong nội dung thi có ở cả chương trình lớp 11 và lớp 12, nhưng chủ yếu là chương trình lớp 12. Có thể học và ôn theo hệ thống thể loại: Thơ, văn xuôi, kịch, văn nghị luận.
Về thơ: Các bài Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Sóng (Xuân Quỳnh), Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Cũng cần quan tâm thêm tới các bài thơ ở chương trình lớp 11: Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Chiều tối (Mộ) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Từ ấy (Tố Hữu). Đối với thơ, cần nắm kiến thức trọng tâm về nội dung, về nghệ thuật, vừa bao quát toàn bài, vừa phân tích được những đoạn thơ hay, tiêu biểu, chú ý tới hình tượng nhân vật trữ tình, nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.
Về văn xuôi: Các bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Cần quan tâm thêm tới các tác phẩm văn xuôi ở chương trình lớp 11: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao).
Đối với tác phẩm văn xuôi, bên cạnh việc nắm kiến thức trọng tâm về nội dung, nghệ thuật, cần chú ý tới kết cấu, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, tình tiết nghệ thuật, nghệ thuật kể chuyện.
Về kịch có tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ). Quan tâm thêm tới tác phẩm kịch ở chương trình lớp 11: Trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng. Đối với tác phẩm kịch, bên cạnh việc nắm kiến thức trọng tâm về nội dung, nghệ thuật, cần chú ý tới tình huống kịch, mâu thuẫn, xung đột kịch, nhân vật, ngôn ngữ, hành động kịch.
Về văn nghị luận có tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh). Đối với văn nghị luận, bên cạnh việc nắm kiến thức trọng tâm về nội dung, nghệ thuật, thí sinh cần chú ý tới kết cấu, hệ thống luận điểm, trình tự lập luận, nghệ thuật lập luận.
Thứ hai, từ việc nắm kiến thức trọng tâm của từng tác phẩm, thí sinh mở rộng so sánh, tổng hợp theo các chủ đề, các vấn đề, cụ thể:
Chủ đề đất nước, cách mạng qua bài thơ Việt Bắc và Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) (So sánh trên các vấn đề: Lòng yêu nước, yêu cách mạng, sự gắn bó giữa nhân dân với đất nước, cách mạng, nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian...).
Chủ đề người nông dân qua truyện ngắn Chí Phèo và truyện ngắn Vợ nhặt (So sánh trên các vấn đề: Số phận người nông dân, nội dung nhân đạo, cách kết thúc tác phẩm).
Chủ đề người phụ nữ qua các tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa (So sánh trên các vấn đề: Số phận, vẻ đẹp người phụ nữ, giá trị nhân đạo).
So sánh chất sử thi trong hai tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình.
So sánh hình tượng Sông Đà trong Người lái đò Sông Đà và hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Thứ ba, thí sinh ôn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Theo đó, phần Mở bài: Khái quát về tác giả (vị trí, đóng góp của tác giả); khái quát về tác phẩm (vị trí tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác (nếu hoàn cảnh sáng tác thật sự có ý nghĩa để hiểu sâu thêm tác phẩm), giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật); khái quát vấn đề cần bàn luận. Đã gọi là khái quát thì cần ngắn gọn.
Thân bài: Các ý trình bày khái quát thành luận điểm, luận cứ, phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ. Các luận điểm nên trình bày theo hướng Tổng - Phân - Hợp (Khái quát các nội dung trình bày bằng câu chủ đề, phân tích và chứng minh các nội dung theo trình tự đã khái quát ở câu chủ đề, kết luận chung lại sau khi đã phân tích).
Kết luận: Khái quát lại ngắn gọn những vấn đề đã trình bày, liên hệ mở rộng, nâng cao vấn đề bàn luận.n
Học sinh có thể tham khảo cuốn: Bồi dưỡng năng lực thi trung học phổ thông quốc gia qua đề tham khảo của tác giả Lã Nhâm Thìn và Nguyễn Thị Nương (NXB Đại học Sư phạm, 2016). Cuốn sách này gồm hai phần lớn: Phần 1: Tri thức và phương pháp; Phần 2: Đề thi và gợi ý làm bài.
Nguồn: giaoducthoidai.vn