Nhân ngày 20/11, báo Tri thức & Cuộc sống xin giới thiệu tới bạn đọc tư liệu về chuyện dạy học trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám xưa. Văn Miếu ở Kinh thành Thăng Long được xây vào năm 1070, là nơi thờ các thánh hiền đạo Nho như Khổng Tử, Mạnh Tử... Đến năm 1076, vua Lý Thánh Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau thu nhận cả học trò giỏi trong thiên hạ. Có thể coi Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.Người giảng dạy tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Đại Khoa, những nhà khoa bảng lớn, có tri thức và tài năng. Đứng đầu là Tế Tửu (Hiệu trưởng), Tư Nghiệp (Hiệu phó). Phụ trách giảng dạy là các giảng viên với các chức Giáo Thụ, Trực giảng, Trợ giáo, Huấn đạo…Việc tổ chức giảng dạy, học tập tại Quốc Tử Giám bắt đầu từ năm 1076, được phát triển và hoàn thiện vào thế kỷ 15. Học trò trường Quốc Tử Giám là các giám sinh, chủ yếu là những người đã đỗ thi Hương, qua một kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ được tuyển vào để học tập, chuẩn bị kỳ thi Hội và thi Đình.Giám sinh được chia ra làm 3 hạng. Thượng xá sinh, Trung xá sinh, Hạ xá sinh với ba mức học bổng khác nhau. Trong quá quá trình học tập, họ phải tự học kết hợp với nghe giảng sách, bình văn và làm các bài văn. Sách dùng cho việc học tập là Tứ Thư, Ngũ Kinh, các tuyển tập thơ phú cổ...Bài văn được chấm theo lối phân thành 4 loại: Ưu, Bình, Thứ, Liệt. “Ưu” là loại tốt nhất. “Bình” là tầm tầm bậc trung. Loại “Thứ” chia làm “Thứ mác” là bài có đoạn hay và “Thứ cộc” thuộc loại xoàng. Bài kém là bài “Liệt”. Những bài xuất sắc được chọn đọc trước toàn trường, kèm theo lời bình của thầy.Giám sinh mỗi tháng có một kỳ tiểu tập, một năm có 4 kỳ đại tập. Đủ các kỳ học, sau khi trình Bộ Lễ xem xét đạt tiêu chuẩn mới vào thi Hội, thi Đình. Phép thi Hội có 4 kỳ, gồm: 1- Thi kinh nghĩa; 2 - Thi chế, chiếu, biểu; 3 - Thi thơ phú; 4 - Thi văn sách - trình bày kiến thức, mưu lược kế sách của mình nhằm giải đáp câu hỏi nêu lên trong bài.Trúng thi Hội mới vào thi Đình. Thi Đình được tổ chức ở sân Điện, Vua ra đề thi và chấm duyệt lần cuối cùng. Những người đỗ thi Đình xếp thành 3 hạng: Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa), Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp), Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Người đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, Hội, Đình gọi là Tam Nguyên.82 khoa thi được dựng bia ở Văn Miếu đã ghi tên 1306 người đỗ trong số hơn 200.000 người thi. Năm 1502 và năm 1667 đỗ ít nhất có 3 người. Năm 1478 đỗ nhiều nhất có 62 người. Người đỗ ít tuổi nhất là Nguyễn Hiền, đỗ Trạng Nguyên năm 1247 khi mới 13 tuổi. Người nhiều tuổi nhất là Quách Đồng Dần 68 tuổi đỗ Tiến sĩ năm 1634.Là trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước thời phong kiến, Văn Miếu – Quốc Tử Giám quy tụ nhiều nhà giáo lỗi lạc, những người đã đào tạo nên hàng ngàn bậc hiền tài phục vụ cho đất nước trong nhiều thế kỷ.Đây cũng chính là nơi đã hun đúc nên bao truyền thống văn hóa giáo dục quý báu, trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, truyền thống trọng hiền tài của dân tộc... (bài có sử dụng tư liệu của BQL Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội).Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.
Nhân ngày 20/11, báo Tri thức & Cuộc sống xin giới thiệu tới bạn đọc tư liệu về chuyện dạy học trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám xưa. Văn Miếu ở Kinh thành Thăng Long được xây vào năm 1070, là nơi thờ các thánh hiền đạo Nho như Khổng Tử, Mạnh Tử... Đến năm 1076, vua Lý Thánh Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau thu nhận cả học trò giỏi trong thiên hạ. Có thể coi Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.
Người giảng dạy tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Đại Khoa, những nhà khoa bảng lớn, có tri thức và tài năng. Đứng đầu là Tế Tửu (Hiệu trưởng), Tư Nghiệp (Hiệu phó). Phụ trách giảng dạy là các giảng viên với các chức Giáo Thụ, Trực giảng, Trợ giáo, Huấn đạo…
Việc tổ chức giảng dạy, học tập tại Quốc Tử Giám bắt đầu từ năm 1076, được phát triển và hoàn thiện vào thế kỷ 15. Học trò trường Quốc Tử Giám là các giám sinh, chủ yếu là những người đã đỗ thi Hương, qua một kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ được tuyển vào để học tập, chuẩn bị kỳ thi Hội và thi Đình.
Giám sinh được chia ra làm 3 hạng. Thượng xá sinh, Trung xá sinh, Hạ xá sinh với ba mức học bổng khác nhau. Trong quá quá trình học tập, họ phải tự học kết hợp với nghe giảng sách, bình văn và làm các bài văn. Sách dùng cho việc học tập là Tứ Thư, Ngũ Kinh, các tuyển tập thơ phú cổ...
Bài văn được chấm theo lối phân thành 4 loại: Ưu, Bình, Thứ, Liệt. “Ưu” là loại tốt nhất. “Bình” là tầm tầm bậc trung. Loại “Thứ” chia làm “Thứ mác” là bài có đoạn hay và “Thứ cộc” thuộc loại xoàng. Bài kém là bài “Liệt”. Những bài xuất sắc được chọn đọc trước toàn trường, kèm theo lời bình của thầy.
Giám sinh mỗi tháng có một kỳ tiểu tập, một năm có 4 kỳ đại tập. Đủ các kỳ học, sau khi trình Bộ Lễ xem xét đạt tiêu chuẩn mới vào thi Hội, thi Đình. Phép thi Hội có 4 kỳ, gồm: 1- Thi kinh nghĩa; 2 - Thi chế, chiếu, biểu; 3 - Thi thơ phú; 4 - Thi văn sách - trình bày kiến thức, mưu lược kế sách của mình nhằm giải đáp câu hỏi nêu lên trong bài.
Trúng thi Hội mới vào thi Đình. Thi Đình được tổ chức ở sân Điện, Vua ra đề thi và chấm duyệt lần cuối cùng. Những người đỗ thi Đình xếp thành 3 hạng: Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa), Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp), Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Người đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, Hội, Đình gọi là Tam Nguyên.
82 khoa thi được dựng bia ở Văn Miếu đã ghi tên 1306 người đỗ trong số hơn 200.000 người thi. Năm 1502 và năm 1667 đỗ ít nhất có 3 người. Năm 1478 đỗ nhiều nhất có 62 người. Người đỗ ít tuổi nhất là Nguyễn Hiền, đỗ Trạng Nguyên năm 1247 khi mới 13 tuổi. Người nhiều tuổi nhất là Quách Đồng Dần 68 tuổi đỗ Tiến sĩ năm 1634.
Là trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước thời phong kiến, Văn Miếu – Quốc Tử Giám quy tụ nhiều nhà giáo lỗi lạc, những người đã đào tạo nên hàng ngàn bậc hiền tài phục vụ cho đất nước trong nhiều thế kỷ.
Đây cũng chính là nơi đã hun đúc nên bao truyền thống văn hóa giáo dục quý báu, trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, truyền thống trọng hiền tài của dân tộc... (bài có sử dụng tư liệu của BQL Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội).
Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Nhân ngày 20/11, báo Tri thức & Cuộc sống xin giới thiệu tới bạn đọc tư liệu về chuyện dạy học trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám xưa. Văn Miếu ở Kinh thành Thăng Long được xây vào năm 1070, là nơi thờ các thánh hiền đạo Nho như Khổng Tử, Mạnh Tử... Đến năm 1076, vua Lý Thánh Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau thu nhận cả học trò giỏi trong thiên hạ. Có thể coi Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.
Người giảng dạy tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Đại Khoa, những nhà khoa bảng lớn, có tri thức và tài năng. Đứng đầu là Tế Tửu (Hiệu trưởng), Tư Nghiệp (Hiệu phó). Phụ trách giảng dạy là các giảng viên với các chức Giáo Thụ, Trực giảng, Trợ giáo, Huấn đạo…
Việc tổ chức giảng dạy, học tập tại Quốc Tử Giám bắt đầu từ năm 1076, được phát triển và hoàn thiện vào thế kỷ 15. Học trò trường Quốc Tử Giám là các giám sinh, chủ yếu là những người đã đỗ thi Hương, qua một kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ được tuyển vào để học tập, chuẩn bị kỳ thi Hội và thi Đình.
Giám sinh được chia ra làm 3 hạng. Thượng xá sinh, Trung xá sinh, Hạ xá sinh với ba mức học bổng khác nhau. Trong quá quá trình học tập, họ phải tự học kết hợp với nghe giảng sách, bình văn và làm các bài văn. Sách dùng cho việc học tập là Tứ Thư, Ngũ Kinh, các tuyển tập thơ phú cổ...
Bài văn được chấm theo lối phân thành 4 loại: Ưu, Bình, Thứ, Liệt. “Ưu” là loại tốt nhất. “Bình” là tầm tầm bậc trung. Loại “Thứ” chia làm “Thứ mác” là bài có đoạn hay và “Thứ cộc” thuộc loại xoàng. Bài kém là bài “Liệt”. Những bài xuất sắc được chọn đọc trước toàn trường, kèm theo lời bình của thầy.
Giám sinh mỗi tháng có một kỳ tiểu tập, một năm có 4 kỳ đại tập. Đủ các kỳ học, sau khi trình Bộ Lễ xem xét đạt tiêu chuẩn mới vào thi Hội, thi Đình. Phép thi Hội có 4 kỳ, gồm: 1- Thi kinh nghĩa; 2 - Thi chế, chiếu, biểu; 3 - Thi thơ phú; 4 - Thi văn sách - trình bày kiến thức, mưu lược kế sách của mình nhằm giải đáp câu hỏi nêu lên trong bài.
Trúng thi Hội mới vào thi Đình. Thi Đình được tổ chức ở sân Điện, Vua ra đề thi và chấm duyệt lần cuối cùng. Những người đỗ thi Đình xếp thành 3 hạng: Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa), Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp), Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Người đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, Hội, Đình gọi là Tam Nguyên.
82 khoa thi được dựng bia ở Văn Miếu đã ghi tên 1306 người đỗ trong số hơn 200.000 người thi. Năm 1502 và năm 1667 đỗ ít nhất có 3 người. Năm 1478 đỗ nhiều nhất có 62 người. Người đỗ ít tuổi nhất là Nguyễn Hiền, đỗ Trạng Nguyên năm 1247 khi mới 13 tuổi. Người nhiều tuổi nhất là Quách Đồng Dần 68 tuổi đỗ Tiến sĩ năm 1634.
Là trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước thời phong kiến, Văn Miếu – Quốc Tử Giám quy tụ nhiều nhà giáo lỗi lạc, những người đã đào tạo nên hàng ngàn bậc hiền tài phục vụ cho đất nước trong nhiều thế kỷ.
Đây cũng chính là nơi đã hun đúc nên bao truyền thống văn hóa giáo dục quý báu, trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, truyền thống trọng hiền tài của dân tộc... (bài có sử dụng tư liệu của BQL Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội).
Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức