Tiểu sử Lý Công Uẩn và mở đầu nhà Lý

bu0n_c4_+)0j

Thành viên
#1
Bài viết này chỉ dành cho những ai thích lịch sử thời xưa :

1. Mùa đông năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất. Dân chúng không còn hướng theo triều đình nhà Tiền Lê nữa, mà giờ đang kiếm một người đức độ trọn vẹn để đưa lên làm vua. Thời bấy giờ, các nhà sư như sư Vạn Hạnh đều được các quan sùng bái. Sư Vạn Hanh là người Châu Cổ Pháp, từ bé đã ham mê đọc sách Phật. Năm ông 21 tuổi, ông đi tu ở chùa Lục Tổ. Ông kết thân với quan đại thần Đào Cam Mộc, trở thành một thế lực lớn, được các quan ngưỡng mộ nghe theo.
2. Sau khi dò xét kỹ, sư Vạn Hạnh thấy chỉ có quan Tả thân vệ điện tiền Chỉ huy sứ Lý Công Uẩn mới là người mà lâu nay mọi người đang tìm kiếm. Lý Công Uẩn cũng là người Châu cổ pháp như sư Vạn Hạnh. Ông sinh ngày 12 tháng 2 năm 974, năm Giáp Tuất. Mẹ ông mất ngay khi sinh Lý Công Uẩn. Năm ông lên 3, một nhà sư tên là Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi. Chính Lý Khánh Văn là người đã đặt tên cho ông là Lý Công Uẩn.
3. Theo truyền thuyết, lúc ấy ở làng Cổ Pháp có một cây bị sét đánh, để lộ mấy câu sấm như sau : Vua thì non yếu / Tôi thì cường thịnh / Họ Lê mất / Họ Lý nổi lên / Hướng Đông mặt trời mọc / Hướng Tây sao lặn được / Trong khoảng sáu bảy năm / Thiên hạ sẽ thái bình. Sư Vạn Hạnh biết điều, bèn bàn với Đào Cam Mộc tìm cách đưa Lý Công Uẩn lên ngôi. Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi, hiệu là Thuận Thiên, về sau miếu hiệu là Lý Thái Tổ. Thấy Hoa Lư chật hẹp, Lý Thái Tổ bèn đi dò xét và thấy đất Đại La là thích hợp nhất, vua liền xuống chiếu dời đô, dời thành về Đại La. Tương truyền khi cập bến Đại La, trên trời xuất hiện một con rồng. Rồng uốn lượn như chào đón vua tới Đại La. Vì vậy Lý Thái Tổ đổi tên thành là Thăng Long (Rồng bay lên). Nhà Lý bắt đầu một kỷ nguyên lâu dài, kéo dài tới 216 năm với 9 đời vua (nếu tính Lý Chiêu Hoàng).

Còn tiếp...
 

Bình luận bằng Facebook

Top