Tiết lộ sốc: Võ Tắc Thiên không hề "cướp ngôi" của Đường Cao Tông?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, Võ Tắc Thiên được nhiều sử liệu, ghi chép mô tả là bà hoàng hung bạo, độc đoán, chuyên quyền và không từ thủ đoạn để đạt được mục đích.Theo sử sách, Võ Tắc Thiên lần lượt là phi tần của 2 cha con Đường Thái Tông và Đường Cao Tông. Dưới thời Đường Thái Tông, Võ Tắc Thiên chỉ là một phi tần nhỏ bé trong hậu cung.Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Võ Tắc Thiên giống như nhiều phi tần khác phải vào am ni cô sinh sống. Thế nhưng, vì có tình cảm với Võ Tắc Thiên từ khi còn là thái tử nên sau khi đăng cơ lên ngôi vua, Đường Cao Tông đón mỹ nhân này về cung.Võ Tắc Thiên được Đường Cao Tông phong làm Chiêu Nghi. Về sau, mỹ nhân này dần thăng tiến và dùng nhiều thủ đoản để loại bỏ Vương hoàng hậu. Cuối cùng, Võ Tắc Thiên trở thành người đứng đầu hậu cung.Khác với vua cha, Đường Cao Tông được cho là vị vua bất tài vô dụng cộng thêm việc mắc nhiều bệnh nặng nên Võ Tắc Thiên từng bước thâu tóm quyền lực. Ban đầu, ông hoàng này giao cho Võ hậu xử lý một số chuyện triều chính. Dần dần, bà hoàng nà càng nắm quyền lực lớn hơn và không coi Đường Cao Tông ra gì.Thậm chí, về sau, Đường Cao Tông sợ hãi không dám làm trái ý Võ Tắc Thiên. Hàng ngày, Đường Cao Tông thiết triều luôn có Võ Tắc Thiên ngồi cạnh giám sát. Mọi việc lớn nhỏ trong triều đều do hoàng hậu gật đầu thì mới được thông qua. Những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc Võ Tắc Thiên xưng đế năm 690 và đổi quốc hiệu thành Chu.Thế nhưng, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Đường Cao Tông không hề yếu đuối, nhu nhược tạo điều kiện thuận lợi cho Võ Tắc Thiên tiếm quyền như nhiều người vẫn nghĩ.Theo quan điểm này, Đường Cao Tông khi là thái tử được đích thân vua cha dạy dỗ và chỉ bảo để trở thành người kế nghiệp tài năng. Đây là điều hiếm thấy trong lịch sử. Nhờ được Đường Thái Tông chỉ dạy và đứng ở bên quan sát nhiều năm, Đường Cao Tông nắm rõ thuật trị quốc, an bang thiên hạ giúp người dân có cuộc sống thái bình.Vì vậy, sau khi Đường Thái Tông băng hà, Đường Cao Tông lên ngôi vua và làm tốt vai trò lãnh đạo. Thêm nữa, ông hoàng này không hề dễ dàng bị Võ Tắc Thiên thao túng. Thế nhưng, khi Đường Cao Tông mắc bệnh phong hàn và trở năng năm 660, một số đại thần, bao gồm Trưởng Tôn Vô Kỵ có ý định lạm quyền, chiếm ngôi.Do thái tử Lý Hoằng - con trai trưởng của Đường Cao Tông với Võ Tắc Thiên mới 8 tuổi chưa đủ sức kiềm chế các đại thần nên ông hoàng này giao trọng trách quan trọng đó cho hoàng hậu. Theo đó, Võ Tắc Thiên can dự triều chính theo ý nguyện của Đường Cao Tông để giúp ông bảo vệ giang sơn và sau đó truyền lại cho hậu duệ của gia tộc họ Lý.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.


Là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, Võ Tắc Thiên được nhiều sử liệu, ghi chép mô tả là bà hoàng hung bạo, độc đoán, chuyên quyền và không từ thủ đoạn để đạt được mục đích.


Theo sử sách, Võ Tắc Thiên lần lượt là phi tần của 2 cha con Đường Thái Tông và Đường Cao Tông. Dưới thời Đường Thái Tông, Võ Tắc Thiên chỉ là một phi tần nhỏ bé trong hậu cung.


Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Võ Tắc Thiên giống như nhiều phi tần khác phải vào am ni cô sinh sống. Thế nhưng, vì có tình cảm với Võ Tắc Thiên từ khi còn là thái tử nên sau khi đăng cơ lên ngôi vua, Đường Cao Tông đón mỹ nhân này về cung.


Võ Tắc Thiên được Đường Cao Tông phong làm Chiêu Nghi. Về sau, mỹ nhân này dần thăng tiến và dùng nhiều thủ đoản để loại bỏ Vương hoàng hậu. Cuối cùng, Võ Tắc Thiên trở thành người đứng đầu hậu cung.


Khác với vua cha, Đường Cao Tông được cho là vị vua bất tài vô dụng cộng thêm việc mắc nhiều bệnh nặng nên Võ Tắc Thiên từng bước thâu tóm quyền lực. Ban đầu, ông hoàng này giao cho Võ hậu xử lý một số chuyện triều chính. Dần dần, bà hoàng nà càng nắm quyền lực lớn hơn và không coi Đường Cao Tông ra gì.


Thậm chí, về sau, Đường Cao Tông sợ hãi không dám làm trái ý Võ Tắc Thiên. Hàng ngày, Đường Cao Tông thiết triều luôn có Võ Tắc Thiên ngồi cạnh giám sát. Mọi việc lớn nhỏ trong triều đều do hoàng hậu gật đầu thì mới được thông qua. Những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc Võ Tắc Thiên xưng đế năm 690 và đổi quốc hiệu thành Chu.


Thế nhưng, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Đường Cao Tông không hề yếu đuối, nhu nhược tạo điều kiện thuận lợi cho Võ Tắc Thiên tiếm quyền như nhiều người vẫn nghĩ.


Theo quan điểm này, Đường Cao Tông khi là thái tử được đích thân vua cha dạy dỗ và chỉ bảo để trở thành người kế nghiệp tài năng. Đây là điều hiếm thấy trong lịch sử. Nhờ được Đường Thái Tông chỉ dạy và đứng ở bên quan sát nhiều năm, Đường Cao Tông nắm rõ thuật trị quốc, an bang thiên hạ giúp người dân có cuộc sống thái bình.


Vì vậy, sau khi Đường Thái Tông băng hà, Đường Cao Tông lên ngôi vua và làm tốt vai trò lãnh đạo. Thêm nữa, ông hoàng này không hề dễ dàng bị Võ Tắc Thiên thao túng. Thế nhưng, khi Đường Cao Tông mắc bệnh phong hàn và trở năng năm 660, một số đại thần, bao gồm Trưởng Tôn Vô Kỵ có ý định lạm quyền, chiếm ngôi.


Do thái tử Lý Hoằng - con trai trưởng của Đường Cao Tông với Võ Tắc Thiên mới 8 tuổi chưa đủ sức kiềm chế các đại thần nên ông hoàng này giao trọng trách quan trọng đó cho hoàng hậu. Theo đó, Võ Tắc Thiên can dự triều chính theo ý nguyện của Đường Cao Tông để giúp ông bảo vệ giang sơn và sau đó truyền lại cho hậu duệ của gia tộc họ Lý.


Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top