Có hơn 100 đại biểu là lãnh đạo, giáo viên phụ trách công tác Công nghệ thông tin, công tác hành chính của 38 trường THPT, trường Trung học nhiều cấp học; chuyên viên Phòng GD&ĐT của 11 huyện, thành, thị; chuyên viên Sở GD&ĐT tham dự hội nghị.
Tại hội nghị các đại biểu được hướng dẫn các nội dung về công tác văn thư, công tác lưu trữ và thực hiện Văn phòng điện tử.
Theo đó, các đại biểu được tập huấn các bước đăng ký vào Hệ thống phần mềm quản lý văn bản; cách tiếp nhận và xử lý văn bản đến bằng giấy, văn bản đến qua Văn phòng điện tử; cách in sổ văn bản quản lý văn bản đi; cách xử lý thông tin điều hành của lãnh đạo; trình bày văn bản đúng theo quy định; cách lưu trữ, bảo quản văn thư; cách sắp xếp hồ sơ lưu trữ...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Võ Văn Hiếu cho biết: Hướng tới đây, Sở GD&ĐT sẽ mở các lớp học cho nhân viên phụ trách công tác văn thư lưu trữ hay tuyển dụng chuyên viên văn thư lưu trữ cho các trường.
Ông lưu ý, các đại biểu tham gia Hội nghị tập huấn cần tham mưu cho lãnh đạo trong việc thực hiện sớm các văn bản, thường xuyên cập nhật Văn phòng điện tử để thực hiện đúng tiến độ công việc.
Từ năm học 2019 - 2020, văn bản gởi về Sở GD&ĐT theo quy định sẽ thực hiện trên Văn phòng điện tử. Mỗi trường cần có phòng để lưu trữ hồ sơ, làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ sẽ góp phần thực hiện mục tiêu công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch đề ra.
Được biết, năm 2019, Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang được đánh giá là một trong những đơn vị đứng đầu ứng dụng CNTT trong tỉnh. Từ năm 2020, ngành GD&ĐT được UBND tỉnh đầu tư kinh phí 3,4 tỷ cho việc cung cấp hệ thống đường truyền internet, website cho tất cả các trường, Phòng GD&ĐT... để tăng cường ứng dụng thông tin, cải cách hành chính và dịch vụ công trực tuyến ngày càng rộng rãi và phát huy hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Xuân Uyên
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Tại hội nghị các đại biểu được hướng dẫn các nội dung về công tác văn thư, công tác lưu trữ và thực hiện Văn phòng điện tử.
Theo đó, các đại biểu được tập huấn các bước đăng ký vào Hệ thống phần mềm quản lý văn bản; cách tiếp nhận và xử lý văn bản đến bằng giấy, văn bản đến qua Văn phòng điện tử; cách in sổ văn bản quản lý văn bản đi; cách xử lý thông tin điều hành của lãnh đạo; trình bày văn bản đúng theo quy định; cách lưu trữ, bảo quản văn thư; cách sắp xếp hồ sơ lưu trữ...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Võ Văn Hiếu cho biết: Hướng tới đây, Sở GD&ĐT sẽ mở các lớp học cho nhân viên phụ trách công tác văn thư lưu trữ hay tuyển dụng chuyên viên văn thư lưu trữ cho các trường.
Ông lưu ý, các đại biểu tham gia Hội nghị tập huấn cần tham mưu cho lãnh đạo trong việc thực hiện sớm các văn bản, thường xuyên cập nhật Văn phòng điện tử để thực hiện đúng tiến độ công việc.
Từ năm học 2019 - 2020, văn bản gởi về Sở GD&ĐT theo quy định sẽ thực hiện trên Văn phòng điện tử. Mỗi trường cần có phòng để lưu trữ hồ sơ, làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ sẽ góp phần thực hiện mục tiêu công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch đề ra.
Được biết, năm 2019, Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang được đánh giá là một trong những đơn vị đứng đầu ứng dụng CNTT trong tỉnh. Từ năm 2020, ngành GD&ĐT được UBND tỉnh đầu tư kinh phí 3,4 tỷ cho việc cung cấp hệ thống đường truyền internet, website cho tất cả các trường, Phòng GD&ĐT... để tăng cường ứng dụng thông tin, cải cách hành chính và dịch vụ công trực tuyến ngày càng rộng rãi và phát huy hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Xuân Uyên
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại