Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày Tết thì chuyện thưởng Tết lại được bàn luận râm ran trên các mặt báo.
Nhiều doanh nghiệp thưởng lớn cho người lao động hàng chục, hàng trăm triệu đồng thì cũng là lúc có nhiều bài báo nói về chuyện thưởng Tết của giáo viên.
Đã từ lâu, dư luận đã đặt vấn đề về tháng lương thứ 13 cho giáo viên nhưng những đơn vị thực hiện được tháng lương thứ 13 chỉ tính trên đầu ngón tay.
Phần lớn các trường học hiện nay vẫn là thưởng theo kiểu tượng trưng và mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn cho dù từ lâu các trường học đã tự chủ về tài chính.
Nhưng, phần lớn thủ trưởng và kế toán đơn vị đã “tính toán” rất kĩ cho từng hoạt động để bố trí kinh phí của nhà trường.
Thế nên, cuối năm nếu 2 vị này mà “thương” giáo viên thì trích lại một ít làm quà, còn không, nói kinh phí chỉ đủ cho hoạt động thì giáo viên chỉ biết tự an ủi bản thân và hi vọng vào… sang năm.
Nơi tôi công tác, dù cùng trong một huyện nhưng có nhiều trường thưởng 7-8 triệu/ giáo viên nhưng cũng có nhiều trường thưởng 200-300 ngàn đồng.
Và, điều tất nhiên sẽ có sự so sánh giữa trường này và trường khác. Những câu hỏi tại sao luôn được giáo viên đặt ra.
Vẫn biết mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh nhưng tại sao cùng một chính sách, cùng một địa phương lại có những sự khác biệt lớn đến vậy?
Trong cùng một huyện, nhưng mức thưởng của giáo viên cũng khác nhau. (Ảnh: Báo Lao động)
Hằng năm, các trường đều làm dự toán ngân sách và được cấp trên duyệt chi từ đầu năm, các đơn vị đã tính toán kĩ lưỡng lượng tiền hoạt động cho một năm bao gồm cả chi thường xuyên và chi không thường xuyên.
Tuy nhiên, khi về đến đơn vị thì mỗi đơn vị có mỗi cách chi và mua sắm khác nhau. Nếu giáo viên tinh ý chỉ cần nhìn vào các tháng cuối năm sẽ thấy mật độ mua sắm, sửa chữa các cơ sở vật chất nhà trường được làm mới liên tục.
Vì sao vậy, chắc chỉ có một vài người có thể “hiểu” được chuyện này.
Đành rằng, các khoản chi không thường xuyên, nhất là chuyện đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường là chuyện đáng làm nhưng ở một số đơn vị trường học hiện nay đang lãng phí rất nhiều tài sản chung.
Nhiều khi cơ sở vật chất đang còn rất tốt nhưng không hiểu sao một số lãnh đạo vẫn cứ muốn phá đi làm mới hoặc sửa chữa như: cột cờ, hàng rào nhà trường, sửa nhà vệ sinh; khuôn viên hàng rào, sơn hoặc quét ve tường học, lót đá sân trường...
Căng tin trường học, nhà xe cũng được phá đi làm lại rất nhiều lần. Chỉ chuyện dạy công nghệ thông tin cũng thấy thay đổi xoành xoạch.
Nhiều máy chiếu đang sử dụng tốt, cuối năm lại thấy đổi máy mới, màn hình mới. Những cái cũ đang sử dụng được… bỗng dưng được đưa vào kho và trở thành hàng thanh lí!
Máy vi tính của Ban giám hiệu và kế toán cũng được thay đổi liên tục. Cứ mua một thời gian ngắn thì các máy này lại chuyển cho bộ phận văn phòng rồi về phòng công nghệ thông tin nhà trường và cuối cùng là… thanh lí.
Tôi có một người bạn cũng đang công tác trong ngành giáo dục kể rằng: Đơn vị anh chỉ riêng cái thư viện cũng tốn bộn tiền.
Đời Hiệu trưởng cũ sắm một loạt ghế nhựa mới cho bạn đọc, đời Hiệu trưởng sau về thay bằng ghế inox lót nệm và thay hàng loạt kệ sách bằng gỗ sang nhôm.
Đùng một cái, thư viện muốn xây dựng lên thư viện chuẩn quốc gia thế là lại thay hàng loạt bàn ghế, kệ sách mới gần cả trăm triệu đồng.
Sau khi đầu tư mua sắm mới thì bàn ghế, kệ sách cũ vứt vào góc nhà xe một cách lãng phí vô cùng…
Mặc dù ở các đơn vị cơ sở bao giờ cũng nói thực hiện qui chế dân chủ nhưng thực chất là Ban giám hiệu chỉ thông qua chiếu lệ mọi qui chế hoặc chỉ đạo và giáo viên biểu quyết.
Muốn mua sắm, tổ chức cái gì thì chủ yếu là làm xong mới nói, hoặc nói nhưng bao giờ cũng đón trước: Ban giám hiệu đã thống nhất làm cái này, cái kia…
Những công việc mà không có quyền lợi thì giao cho các tổ trưởng chuyên môn, cho giáo viên nhưng cái gì có thể chi được tiền là Ban giám hiệu sẽ làm.
Việc chấm Sáng kiến kinh nghiệm, chấm Đồ dùng dạy học, chấm giáo viên giỏi… toàn thấy Ban giám hiệu làm.
Nhiều cuộc thi, nhiều phong trào nhà trường tổ chức dù không tham gia làm gì nhưng bao giờ Ban giám hiệu cũng bố trí Hiệu trưởng làm chủ tịch hội đồng, các phó Hiệu trưởng làm phó và kế toán làm thư kí và điều dĩ nhiên là phần lớn kinh phí sẽ về các trưởng, phó ban…
Luật ngân sách đã qui định rất rõ về việc trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức hằng năm:
Kết thúc năm, trước ngày 31 tháng 1 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động đảm bảo không vượt mức theo qui định.
Và, đây là điều nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao…
Tuy nhiên, lương tháng 13 cho giáo viên cho giáo viên sẽ rất khó thực hiện một cách đại trà bởi kinh phí khoán cho từng đơn vị trong mỗi năm học.
Bởi điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng cân đối của Hiệu trưởng và kế toán nhà trường. Vì thế, nỗi niềm mong ngóng lương tháng 13 có lẽ vẫn mãi là sự hi vọng của giáo viên mà thôi!
Tài liệu tham khảo:
- Luật ngân sách nhà nước năm 2015
- Tài liệu học tập Bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông.
Nguyễn Cao (Nguồn: giaoduc.net.vn)
Nhiều doanh nghiệp thưởng lớn cho người lao động hàng chục, hàng trăm triệu đồng thì cũng là lúc có nhiều bài báo nói về chuyện thưởng Tết của giáo viên.
Đã từ lâu, dư luận đã đặt vấn đề về tháng lương thứ 13 cho giáo viên nhưng những đơn vị thực hiện được tháng lương thứ 13 chỉ tính trên đầu ngón tay.
Phần lớn các trường học hiện nay vẫn là thưởng theo kiểu tượng trưng và mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn cho dù từ lâu các trường học đã tự chủ về tài chính.
Nhưng, phần lớn thủ trưởng và kế toán đơn vị đã “tính toán” rất kĩ cho từng hoạt động để bố trí kinh phí của nhà trường.
Thế nên, cuối năm nếu 2 vị này mà “thương” giáo viên thì trích lại một ít làm quà, còn không, nói kinh phí chỉ đủ cho hoạt động thì giáo viên chỉ biết tự an ủi bản thân và hi vọng vào… sang năm.
Nơi tôi công tác, dù cùng trong một huyện nhưng có nhiều trường thưởng 7-8 triệu/ giáo viên nhưng cũng có nhiều trường thưởng 200-300 ngàn đồng.
Và, điều tất nhiên sẽ có sự so sánh giữa trường này và trường khác. Những câu hỏi tại sao luôn được giáo viên đặt ra.
Vẫn biết mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh nhưng tại sao cùng một chính sách, cùng một địa phương lại có những sự khác biệt lớn đến vậy?
Trong cùng một huyện, nhưng mức thưởng của giáo viên cũng khác nhau. (Ảnh: Báo Lao động)
Hằng năm, các trường đều làm dự toán ngân sách và được cấp trên duyệt chi từ đầu năm, các đơn vị đã tính toán kĩ lưỡng lượng tiền hoạt động cho một năm bao gồm cả chi thường xuyên và chi không thường xuyên.
Tuy nhiên, khi về đến đơn vị thì mỗi đơn vị có mỗi cách chi và mua sắm khác nhau. Nếu giáo viên tinh ý chỉ cần nhìn vào các tháng cuối năm sẽ thấy mật độ mua sắm, sửa chữa các cơ sở vật chất nhà trường được làm mới liên tục.
Vì sao vậy, chắc chỉ có một vài người có thể “hiểu” được chuyện này.
Đành rằng, các khoản chi không thường xuyên, nhất là chuyện đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường là chuyện đáng làm nhưng ở một số đơn vị trường học hiện nay đang lãng phí rất nhiều tài sản chung.
Nhiều khi cơ sở vật chất đang còn rất tốt nhưng không hiểu sao một số lãnh đạo vẫn cứ muốn phá đi làm mới hoặc sửa chữa như: cột cờ, hàng rào nhà trường, sửa nhà vệ sinh; khuôn viên hàng rào, sơn hoặc quét ve tường học, lót đá sân trường...
Căng tin trường học, nhà xe cũng được phá đi làm lại rất nhiều lần. Chỉ chuyện dạy công nghệ thông tin cũng thấy thay đổi xoành xoạch.
Nhiều máy chiếu đang sử dụng tốt, cuối năm lại thấy đổi máy mới, màn hình mới. Những cái cũ đang sử dụng được… bỗng dưng được đưa vào kho và trở thành hàng thanh lí!
Máy vi tính của Ban giám hiệu và kế toán cũng được thay đổi liên tục. Cứ mua một thời gian ngắn thì các máy này lại chuyển cho bộ phận văn phòng rồi về phòng công nghệ thông tin nhà trường và cuối cùng là… thanh lí.
Tôi có một người bạn cũng đang công tác trong ngành giáo dục kể rằng: Đơn vị anh chỉ riêng cái thư viện cũng tốn bộn tiền.
Đời Hiệu trưởng cũ sắm một loạt ghế nhựa mới cho bạn đọc, đời Hiệu trưởng sau về thay bằng ghế inox lót nệm và thay hàng loạt kệ sách bằng gỗ sang nhôm.
Đùng một cái, thư viện muốn xây dựng lên thư viện chuẩn quốc gia thế là lại thay hàng loạt bàn ghế, kệ sách mới gần cả trăm triệu đồng.
Sau khi đầu tư mua sắm mới thì bàn ghế, kệ sách cũ vứt vào góc nhà xe một cách lãng phí vô cùng…
Mặc dù ở các đơn vị cơ sở bao giờ cũng nói thực hiện qui chế dân chủ nhưng thực chất là Ban giám hiệu chỉ thông qua chiếu lệ mọi qui chế hoặc chỉ đạo và giáo viên biểu quyết.
Muốn mua sắm, tổ chức cái gì thì chủ yếu là làm xong mới nói, hoặc nói nhưng bao giờ cũng đón trước: Ban giám hiệu đã thống nhất làm cái này, cái kia…
Những công việc mà không có quyền lợi thì giao cho các tổ trưởng chuyên môn, cho giáo viên nhưng cái gì có thể chi được tiền là Ban giám hiệu sẽ làm.
Việc chấm Sáng kiến kinh nghiệm, chấm Đồ dùng dạy học, chấm giáo viên giỏi… toàn thấy Ban giám hiệu làm.
Nhiều cuộc thi, nhiều phong trào nhà trường tổ chức dù không tham gia làm gì nhưng bao giờ Ban giám hiệu cũng bố trí Hiệu trưởng làm chủ tịch hội đồng, các phó Hiệu trưởng làm phó và kế toán làm thư kí và điều dĩ nhiên là phần lớn kinh phí sẽ về các trưởng, phó ban…
Luật ngân sách đã qui định rất rõ về việc trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức hằng năm:
Kết thúc năm, trước ngày 31 tháng 1 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động đảm bảo không vượt mức theo qui định.
Và, đây là điều nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao…
Tuy nhiên, lương tháng 13 cho giáo viên cho giáo viên sẽ rất khó thực hiện một cách đại trà bởi kinh phí khoán cho từng đơn vị trong mỗi năm học.
Bởi điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng cân đối của Hiệu trưởng và kế toán nhà trường. Vì thế, nỗi niềm mong ngóng lương tháng 13 có lẽ vẫn mãi là sự hi vọng của giáo viên mà thôi!
Tài liệu tham khảo:
- Luật ngân sách nhà nước năm 2015
- Tài liệu học tập Bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông.
Nguyễn Cao (Nguồn: giaoduc.net.vn)